Giỏ hàng

9 Sai Lầm Trong Điều Trị Tiểu Đường Khiến Bệnh Ngày Càng Nặng Hơn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các sai lầm trong điều trị tiểu đường

1. Những sai lầm trong điều trị tiểu đường cần từ bỏ ngay

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi căn bệnh này. Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không chỉ phải sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết trong thời gian dài, mà còn phải thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hạn chế gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít trường hợp người bị tiểu đường mắc phải những sai lầm trong điều trị, gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe.

Một số sai lầm trong điều trị tiểu đường liên quan đến sử dụng thuốc bao gồm:

1.1. Bỏ thuốc tây để dùng các loại thuốc đông y

Đây là một sai lầm không ít người bệnh mắc phải, vì họ cho rằng uống thuốc tây không thể chữa khỏi tận gốc bệnh tiểu đường, mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ.

Do đó, họ bỏ uống thuốc tây mà bác sĩ kê để chuyển qua sử dụng các loại thuốc nam, thuốc đông y, thậm chí là các bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường chỉ được truyền miệng.

Nguy hiểm hơn, do nhẹ dạ mà nhiều người bệnh đã tin tưởng và sử dụng các loại thuốc được quảng cáo với “công dụng thần kỳ” chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường… Hầu hết các sản phẩm này đều không có nguồn gốc, thành phần rõ ràng, “thần thánh hóa” công dụng để lừa nhiều người bệnh có mong muốn chữa bệnh nhanh chóng.

Điều này khiến bệnh tình ngày càng trở nặng, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng tiểu đường như biến chứng trên thận, biến chứng mắt, bàn chân đái tháo đường

Nếu người bệnh tiếp tục bỏ thuốc điều trị trong thời gian dài, sẽ khiến bệnh tiểu đường chuyển về giai đoạn cuối nhanh hơn, gây đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: THỜI GIAN GẶP BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO LÂU?

1.2. Tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều dùng

Bởi vì bản chất của bệnh tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, người bệnh cần phải tập làm quen và sống chung với nó. Tuy nhiên nhiều người sau khi tuân thủ điều trị nghiêm ngặt trong một thời gian thấy đường huyết ổn định và tình trạng sức khỏe chuyển biến tốt, bắt đầu sinh ra tâm lý chủ quan, lơ là.

Đây là sai lầm trong điều trị tiểu đường mà khá nhiều người bệnh mắc phải, khi đó họ thường không uống thuốc đầy đủ, “bữa đực bữa cái” hoặc thậm chí tự ý giảm liều, bỏ dùng thuốc.

Điều này rất dễ khiến đường huyết tăng cao, khó kiểm soát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng do tiểu đường.

Mặt khác, vì tâm lý nôn nóng muốn đường huyết nhanh chóng về mức bình thường mà tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, điều này có thể gây hạ đường huyết quá nhanh, làm người bệnh ngất xỉu hoặc hôn mê, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Tự ý bỏ thuốc là sai lầm trong điều trị tiểu đường mà nhiều người bệnh từng mắc phải

1.3. Chỉ dùng thuốc chữa tiểu đường mà không dùng thuốc khác

Trong mỗi giai đoạn của tiểu đường, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ điều chỉnh và phối hợp các loại thuốc điều trị khác nhau, nhằm tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng.

Tuy nhiên nếu người bệnh không tái khám thường xuyên để cập nhật và phối hợp các loại thuốc cần thiết mà chỉ sử dụng mãi một loại thuốc thì hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

Hơn nữa, khoảng hơn 80% bệnh nhân tiểu đường gặp các biến chứng như cao huyết áp, mỡ máu, suy thận… Vì thế ngoài các thuốc điều trị tiểu đường, bệnh nhân còn phải sử dụng các thuốc phòng và điều trị biến chứng.

Chưa kể, một số người bệnh lại sử dụng luôn đơn thuốc điều trị tiểu đường của người quen mà không cần thăm khám vì được quảng cáo là hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị, thể trạng, khả năng đáp ứng thuốc và các biến chứng đi kèm ở mỗi người bệnh là khác nhau, nên không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia.

Để hạn chế các sai lầm trong điều trị tiểu đường, người bệnh cần trực tiếp thăm khám và tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng phác đồ điều trị tiểu đường mà bác sĩ đưa ra để có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

2. Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường

Ăn nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường hay không được ăn đồ ngọt để tránh làm tăng đường huyết đột ngột là những lý do khiến nhiều người bệnh đái tháo đường tuyệt đối tránh xa tinh bột, đường và các đồ ăn có vị ngọt khác.

Về bản chất, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose, nếu ăn quá nhiều sẽ làm đường máu tăng đột ngột, dẫn đến nhiều biến chứng. Vì thế người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều tinh bột và đường.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa, người bị tiểu đường cần kiêng hoàn toàn tinh bột và đường. 

Bạn có thể sử dụng nhóm thực phẩm này với một lượng thích hợp, mà vẫn đảm bảo đường huyết ở mức an toàn, vì:

  • Loại bỏ hoàn toàn chất đường ra khỏi khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường là khá khó khăn, nhất là với những người yêu thích đồ ngọt.

  • Nhiều loại thực phẩm chứa tinh bột còn chứa hàm lượng cao các chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể, cần thiết cho người bị đái tháo đường, nhất là các loại trái cây rau củ.

  • Kiêng khem hoàn toàn tinh bột và đường có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết khi hoạt động mạnh.

Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn đường và tinh bột ra khỏi chế độ ăn, người bệnh hoàn có thể sử dụng những thực phẩm chứa tinh bột, đường sau với lượng hợp lý:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu nành, đậu xanh, yến mạch,...

  • Bánh ăn kiêng dành cho người mắc bệnh tiểu đường

  • Các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như cam, quýt, táo, bưởi, kiwi…

Các loại ngũ cốc bệnh nhân tiểu đường có thể ăn

3. Quan niệm sai lầm về thời điểm kiểm tra đường huyết

Kiểm tra chỉ số đường huyết là nguyên tắc không thể thiếu trong điều trị bệnh tiểu đường, việc này sẽ giúp bản thân người bệnh và bác sĩ điều trị dễ dàng theo dõi và kiểm soát chỉ số đường huyết, đồng thời điều chỉnh hướng điều trị phù hợp khi cần thiết.

Tuy nhiên hiện nay một số người bệnh vẫn còn gặp khó khăn trong việc kiểm tra đường huyết tại nhà. Dưới đây là một số sai lầm mà họ thường gặp phải:

  • Chỉ kiểm tra đường huyết vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy: Nhiều bệnh nhân cho rằng, buổi sáng ngay sau khi thức dậy là thời điểm thích hợp nhất để đo đường máu. Tuy nhiên đây lại là thời điểm lượng đường trong máu khá thấp, không đủ để kết luận chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức an toàn.

  • Phải nhịn ăn mới được kiểm tra đường huyết: Vì quan điểm này mà một số bệnh nhân khi đi tái khám đã nhịn ăn sáng, nhưng vẫn uống thuốc kiểm soát đường huyết, dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết cao. 

  • Không thử đường huyết lúc đói: Đây là quan điểm trái ngược hoàn toàn với quan điểm trên, vì nhiều người cho rằng thử đường huyết khi đói không phản ánh chính xác chỉ số đường huyết thực tế.

Vậy phải đo đường huyết như thế nào mới đúng? Trên thực tế, cả chỉ số đường huyết khi no và khi đói đều có ý nghĩa quan trọng và cần được theo dõi thường xuyên. Để xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ cần dựa vào chỉ số đường huyết ở cả hai thời điểm này.

Mức đường huyết an toàn của bệnh nhân tiểu đường tại các thời điểm được xác định như sau:

  • Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: Thấp hơn 10mmol/L

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Thấp hơn 7mmol/L

  • Chỉ số đường huyết sau ăn: Thấp hơn 10mmol/L và giá trị HbA1C nhỏ hơn%

Kiểm tra đường huyết là công việc người mắc bệnh tiểu đường cần thực hiện thường xuyên

4. Tự ý điều trị loét bàn chân tại nhà

Các biến chứng bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị, tuy nhiên người bệnh lại thường ít chú ý đến bộ phận này và cho rằng không có gì đáng ngại. 

Tình trạng loét bàn chân nếu không được chữa trị kịp thời có thể lây lan rất nhanh, tăng nguy cơ phải cắt cụt bàn chân, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế người bệnh không nên chủ quan với biến chứng này.

Khi phát hiện các dấu hiệu nóng rát, tê chân, có cảm giác như bị kiến đốt và xuất hiện vết loét nhỏ bạn cần chủ động đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

5. Không học cách sơ cứu khi bị hạ đường huyết

Khi mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc phải đối mặt với nỗi lo tăng đường huyết và các biến chứng tiểu đường, người bệnh cũng cần chú ý đề phòng tình trạng hạ đường huyết trong quá trình điều trị. 

hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, diễn biến rất nhanh và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Do đó, người bệnh và người nhà của bệnh nhân cần có những kiến thức cần thiết trong việc nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết cũng như cách cấp cứu người bệnh kịp thời.

  • Nếu hạ đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, cần cho người bệnh uống ngay một ly nước đường hoặc ngậm một viên kẹo, sau đó một lúc cho thể cho bệnh nhân uống thêm sữa, ăn cháo hoặc hoa quả…

  • Nếu người bệnh rơi vào hôn mê, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì tránh để bị sặc mà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường

6. Tiểu đường tuýp 2 nhẹ hơn tiểu đường tuýp 1

Khi được hỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nặng hơn? Nhiều người vẫn nghĩ rằng, bệnh tiểu đường tuýp 2 ít nguy hiểm hơn tiểu đường tuýp 1 vì cơ thể vẫn có thể tạo ra insulin. Tuy nhiên tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh diễn biến âm thầm, nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, mà hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Chưa kể, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90% số ca tiểu đường, vì thế nguy mắc căn bệnh này là rất cao mà hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị tận gốc.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1 VÀ TUÝP 2 ĐƠN GIẢN NHẤT

7.  Ăn uống kiêng khem cực khổ

Chế độ ăn uống là được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2, nên khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người bệnh vì quá lo sợ nên không dám ăn uống, thực hiện chế độ ăn kiêng khắc khổ nhằm tránh làm tăng đường huyết.

Quan niệm sai lầm này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, tụt đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường, thậm chí còn khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm trầm trọng.

Người mắc bệnh tiểu đường nên nhờ bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế tư vấn cho mình một chế độ ăn kiêng khem đúng cách và loại bỏ quan niệm “nhịn ăn chữa tiểu đường”.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Người mắc bệnh tiểu đường không nên nhịn ăn để chữa bệnh

8. Không tập thể dục hoặc tập quá sức

Tập thể dục sao cho đúng cũng là một điều đáng lưu ý đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người cho rằng “khi bị bệnh, cơ thể yếu đi rất nhiều, chưa kể tập thể dục không đúng cách sẽ gây biến chứng hạ đường huyết, loét bàn chân”. Ngược lại, có những người sau khi biết bản thân mắc bệnh tiểu đường lại tăng cường tập thể dục để nhanh chóng kiểm soát ổn định đường huyết. Đây đều là những quan điểm chưa chính xác.

Người bị tiểu đường tập thể dục như thế nào mới đúng? Những người mắc bệnh tiểu đường cần tập luyện thể dục hàng ngày, thời gian và cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời lựa chọn các môn thể thao dành cho người tiểu đường như đi bộ, đạp xe, yoga…

Đặc biệt khi tập luyện, người bệnh không nên tập gắng sức và cần chú ý đến các dấu hiệu hạ đường huyết.

Xem thêm: GỢI Ý 7 BÀI TẬP THỂ DỤC PHÙ HỢP NHẤT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Tập thể dục mỗi ngày sẽ góp phần kiểm soát đường huyết ổn định

9. Tiểu đường uống thuốc đông y không có tác dụng

Các bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường hoặc các phương thuốc cổ truyền thường mang lại tác dụng chậm, ít thấy hiệu quả rõ rệt hơn các thuốc tây y, thế nhưng không có nghĩa các loại thuốc này không mang lại tác dụng.

Hơn nữa thuốc đông y được đánh giá là cách chữa bệnh an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn thuốc tây y. 

Vì thế khi đường huyết đã được kiểm soát ổn định, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm thuốc đông y vào phác đồ điều trị.

Trên đây là các sai lầm trong điều trị tiểu đường mà nhiều người bệnh có thể gặp phải. Từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường đem lại hiệu quả cao nhất.

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, được chiết xuất từ dây thìa canh dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo