Giỏ hàng

Đừng Chủ Quan Với Biến Chứng Mắt Của Bệnh Tiểu Đường

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), 90% người bệnh tiểu đường xuất hiện biến chứng mắt và 80% trong số đó sẽ có tổn thương mắt sau 10 - 15 năm. Biến chứng mắt rất nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh từ 20 – 70 tuổi. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu và nắm rõ các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường để phát hiện kịp thời các bất thường thị lực và bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

I. Nguyên nhân xuất hiện biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Đường huyết tăng cao kéo dài chính là tác nhân gây ra các biến chứng ở mắt. Tại sao lại như vậy?

Ở người bình thường, đường sau khi ăn sẽ được hấp thu vào máu và đi vào chu trình Krebs để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngược lại, ở người bị tiểu đường, tình trạng rối loạn chuyển hoá carbonhydrat do thiếu hụt insulin làm cho đường không thể đi vào chu trình Krebs như bình thường. Thay vào đó, cơ thể sẽ kích hoạt con đường trao đổi chất polyol nhằm làm giảm lượng đường trong máu. 

Con đường polyol hoạt động bằng cách chuyển hóa đường glucose thành sorbitol nhờ một enzym có nhiều ở mắt. Tuy nhiên, sorbitol tạo ra không qua được màng tế bào nên bị tích tụ lại trong tế bào, làm tăng áp lực thẩm thấu gây tắc nghẽn các mạch máu tại mắt. Ngoài ra, sorbitol còn được cơ thể biến đổi thành fructose - một loại đường khác có áp suất thẩm thấu cao gấp 7 - 8 lần glucose, làm tình trạng tổn thương mạch máu càng thêm trầm trọng.

Vùng mắt thiếu nuôi dưỡng sẽ kích thích tạo ra hệ thống các mạch máu mới cung cấp dưỡng chất đến vùng tổn thương. Các mạch máu này không bền, dễ vỡ gây xuất huyết và để lại sẹo ở vùng đáy mắt. Mặt khác, đường máu cao còn làm thay đổi tính thấm và áp lực thành mạch. Từ đó gây ra các dạng biến chứng mắt nguy hiểm, bao gồm: bệnh lý võng mạc, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp (glaucom). Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực và mù lòa ở Việt Nam. 

Biến chứng mắt ở bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở cả người già và người trẻ. Đặc biệt khi thời gian mắc bệnh càng lâu nguy cơ mắc càng cao. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng:

  • Bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt: đường huyết thường xuyên tăng quá cao hoặc hạ quá thấp

  • Người mắc kèm cao huyết áp, tăng cholesterol máu

  • Người hút thuốc lá, thuốc lào

  • Người không dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

  • Phụ nữ có thai

 II.   4 biến chứng nguy hiểm trên mắt của bệnh tiểu đường

1.  Bệnh lý võng mạc (tổn thương đáy mắt)

Đường máu tăng cao gây tổn thương các vi mạch mắt, tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây xuất huyết, phù nề. Lúc này, mạch máu ở mắt bị tắc nghẽn và không cung cấp đủ dưỡng chất cho mắt, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới thay thế mạch máu cũ bị tổn thương. Tuy nhiên các mạch máu này không bền và rất dễ vỡ, có thể gây xuất huyết, xơ hóa và bong tróc võng mạc.

Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng nằm phía sau của mắt, có vai trò biến đổi ánh sáng (tín hiệu quang) thành tín hiệu điện. Các tín hiệu này được gửi đến não và chuyển thành hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Do đó, tổn thương võng mạc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác.

Ở giai đoạn đầu khi tổn thương chưa xâm lấn vào hoàng điểm, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể không nhìn rõ vật thể, có đốm đen xuất hiện trong tầm nhìn, đau nhức mắt, …

2. Phù hoàng điểm

 Phù hoàng điểm chính là hậu quả của biến chứng võng mạc tiểu đường. Khi mao mạch mắt bị tổn thương, huyết tương sẽ rò rỉ vào võng mạc gây phù hoàng điểm, làm suy giảm thị lực vùng trung tâm của người bệnh.

Người bệnh thường cảm thấy tầm nhìn trung tâm bị mờ như gợn sóng, không nhìn rõ màu sắc các vật hoặc phân biệt được màu sắc của các vật khác nhau.

3. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện khi về già do lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, ở những người bệnh tiểu đường, tình trạng này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Khi nồng độ glucose máu cao trong thời gian dài, nó sẽ khuếch tán và lắng cặn trong thủy tinh thể làm cho thấu kính này bị mờ và xơ hóa.

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất là mắt nhìn mờ, nhòe, có thể nhìn đôi, nhìn ba. Dần dần, khi khối đục ngày càng phình to ra, che mờ thủy tinh thể thì tầm nhìn càng bị thu hẹp, thị lực của bệnh nhân càng suy giảm.

4. Glaucom (Tăng nhãn áp)

Glaucom (Tăng nhãn áp) xảy ra là do nồng độ đường huyết cao tạo ra áp lực lớn trong nhãn cầu. Áp lực này sẽ gây chèn ép vào các mạch máu nuôi dưỡng mắt và dây thần kinh thị giác (dây số I). Hậu quả là võng mạc thiếu chất dinh dưỡng còn dây thần kinh bị phá hủy gây giảm thị lực, mù lòa.

Người bệnh thường có các triệu chứng:

  • Đau đầu, đặc biệt đau dữ dội ở hốc mắt do tăng áp lực nhãn cầu
  • Tầm nhìn bị hạn chế, nhìn mờ như có màng che trước mắt
  • Buồn nôn, nôn

III. Dấu hiệu nhận biết biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Biến chứng mắt thường diễn ra âm thầm trong thời gian dài với những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Vì vậy, đa phần bệnh nhân đều không có triệu chứng gì điển hình trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số triệu chứng sau đây là dấu hiệu cảnh báo mắt của bạn đang có vấn đề và cần phải được điều trị ngay:

-   Nhìn mờ: Người bệnh không nhìn rõ vật giống như có màng che phủ trước mắt

-   Tầm nhìn bị hạn chế, xuất hiện nhiều đốm đen hoặc khoảng tối trước mắt

-   Không phân biệt rõ màu sắc các vật

-   Nhìn đôi, nhìn ba

-   Hay chảy nước mắt, mỏi mắt khi nhìn lâu vào một vật nào đó

-   Dễ lóa mắt khi nhìn ngoài trời sáng, khó nhìn vào ban đêm

-  Các triệu chứng khác không điển hình, dễ bị nhầm với bệnh khác: đau đầu, buồn nôn, nôn,…

IV. Cách phòng ngừa biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng mắt cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu người bệnh kiểm tuân thủ điều trị kết hợp với sống lành mạnh và ăn uống khoa học sẽ giúp đôi mắt được bảo vệ. Sau đây là một số cách phòng ngừa biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường được các chuyên gia y tế khuyến cáo:

- Kiểm soát đường huyết trong mức cho phép: Người bệnh nên duy trì mức đường huyết mao mạch lúc đói từ 4,4-7,2 mmol/L. Mức đường huyết sau ăn 1-2 giờ dưới 10,0 mmol/L

- Khám mắt ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc bất kỳ lúc nào có dấu hiệu bất thường về thị lực

- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hạn chế tinh bột tiêu hóa nhanh, chất béo bão hòa, đồ ăn nhiều đường

- Vận động, giảm cân: Tập luyện, chơi thể thao mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết tốt, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên nếu người bệnh có biến  chứng võng mạc tăng sinh, nên tránh các môn thể thao mạnh gây hại cho mắt như cử tạ.

- Tuân thủ điều trị: Uống đúng thuốc, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc điều trị tiểu đường và thuốc điều trị bệnh mắc kèm

- Ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt: Thuốc lá, thuốc lào có chứa nhiều chất độc hại gây tổn thương vi mạch mắt, làm biến chứng mắt ngày càng trầm trọng hơn

- Đeo kính râm khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi tia UVA và UVB ngay cả khi trời không nắng

-  Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết:

Viên tiểu đường HEBAMIC chứa thành phần chính là dây thìa canh:

  • Được trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP-WHO, hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Hàm lượng 400mg cao nhất trên thị trường (gấp 2 - 3 lần các sản phẩm khác) đã được chứng minh có hiệu quả hạ đường huyết trong các nghiên cứu trên thế giới.

  • Hoạt chất chính là acid gymnemic 25% ổn định trong từng lô hàng nhờ quy trình chăm sóc, thu hái đạt chuẩn. Từ đó tạo ra tác dụng hạ đường huyết vượt trội của sản phẩm.

Như vậy, sử dụng viên tiểu đường HEBAMIC mỗi ngày giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả mà lại không phải lo lắng về tác dụng phụ. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Bidiphar với hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn mua hàng, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Kết luận: Để bảo vệ đôi mắt khỏi biến chứng và nguy cơ mù lòa, cách tốt nhất là người bệnh cần phải tuân thủ điều trị và thay đổi các thói quen xấu bằng một lối sống lành mạnh. Hãy thực hiện tốt các giải pháp được nêu trên ngay từ bây giờ để nói không với biến chứng mắt tiểu đường.

 Xem thêm:

THỜI GIAN GẶP BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO LÂU?

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo