Giỏ hàng

Biến Chứng Hạ Đường Huyết Ở Người Tiểu Đường - Không Thể Xem Thường

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường 

1. Hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết là một biến chứng ít người nghĩ tới khi mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bởi vì đa phần các bệnh nhân mắc bệnh này đều mong muốn lượng đường trong máu giảm về mức bình thường. Tuy nhiên hạ đường huyết lại là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh tiểu đường.

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose trong máu giảm xuống dưới 3,9 mmol/L. Tình trạng này có thể diễn ra đột ngột và nguy hơn hơn tăng đường huyết vì nó có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí đúng cách, kịp thời.

Xem thêm: 5 CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ÁP DỤNG NGAY

2. Tại sao người bệnh tiểu đường lại bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng cấp tính, nguy hiểm thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất nguyên nhân hạ đường huyết ở người tiểu đường liên quan đến insulin:

  • Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc tiêm insulin hoặc thuốc kích thích tuyến tụy bài tiết insulin.

  • Sau khi tiêm insulin nhưng không ăn uống ngay hoặc do người bệnh bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu do bị nôn hoặc buồn nôn.

  • Thay đổi liều insulin đột ngột có thể gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Thay đổi vị trí tiêm insulin vì sự hấp thu insulin thay đổi theo các vị trí khác nhau.

Thuốc tiêm insulin

Thứ hai. nguyên nhân gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có liên quan đến các thuốc điều trị khác như Gliclazide, Glimepiride việc thay đổi liều dùng,  hoặc bổ sung thêm các loại thuốc điều trị cũng có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột.

Thứ ba, chế độ sinh hoạt của người bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết, ví dụ như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, kiêng khem quá mức, chế độ tập luyện không phù hợp.

  • Uống nhiều rượu bia

  • Tâm lý căng thẳng

Cuối cùng, một số yếu tố khác gây hạ đường huyết ở người tiểu đường bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn

  • Rối loạn nội tiết

  • Cơ thể xuất hiện khối u

  • Người bệnh kém hấp thu, suy dinh dưỡng

Những nguyên nhân nêu trên chỉ là một vài ví dụ thường gặp gây hạ đường huyết ở người tiểu đường. Trên thực tế, đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường thường không ổn định do đó có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Phát hiện kịp thời các dấu hiệu hạ đường huyết và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được nhiều nguy hiểm.

3. Triệu chứng hạ đường huyết ở người bị tiểu đường

Các triệu chứng hạ đường huyết có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, đồng thời những triệu chứng này cũng thay đổi theo thời gian, bao gồm:

  • Triệu chứng hạ đường huyết ban đầu: Run rẩy, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, đói, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, đau đầu…

  • Triệu chứng hạ đường huyết về đêm: Hạ đường huyết có thể xảy ra vào ban đêm với các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy, đổ nhiều mồ hôi, gặp ác mộng…

  • Dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng: Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nếu không điều trị có thể dẫn đến các triệu chứng nặng như nói chậm, khó nói, khả năng vận động khó khăn, không có khả năng tự ăn uống, yếu cơ, hoa mắt, ngủ gà, ngủ gật, lú lẫn, co giật…

Các triệu chứng này có thể giống hoặc khác nhau trên từng người bệnh, đặc biệt một số người bệnh không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng đáng đáng chú ý nào. Vì thế điều quan trọng nhất đó là bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và theo dõi các triệu chứng của cơ thể khi lượng đường trong máu thấp.

Dấu hiệu hạ đường huyết hay gặp

4. Ai dễ bị hạ đường huyết khi mắc tiểu đường?

Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ gặp phải biến chứng hạ đường huyết, tuy nhiên dưới đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng này cao hơn những người khác:

  • Người bệnh tiểu đường lâu năm sử dụng insulin 

  • Người phải uống nhiều loại thuốc hạ đường huyết cùng lúc

  • Trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn.

  • Bệnh nhân tiểu đường có tình trạng suy yếu chức năng gan hoặc thận

  • Người uống nhiều rượu 

5. Biến chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Các triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường nếu bị bỏ qua và không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là não vì đây là cơ quan cần glucose để hoạt động.

Chưa kể, hạ đường huyết còn nguy hiểm vì nó có thể xảy ra đột ngột, bất kỳ lúc nào dẫn đến té ngã hoặc các tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng.

Một số biến chứng biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hạ đường huyết tiểu đường như sau:

  • Tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

  • Có thể khiến người bệnh mất ý thức, co giật

  • Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Vì vậy, kiểm soát đường huyết ổn định là điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường

Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

6. Hạ đường huyết ở người tiểu đường phải làm sao?

Hạ đường huyết ở người bị tiểu đường là một biến chứng khẩn cấp, nếu không xử lý nhanh chóng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 

Tuy nhiên phải làm thế nào để đưa nồng độ glucose trong máu về mức an toàn, nhanh chóng để tránh nguy cơ tổn thương nhưng lại không khiến đường huyết tăng quá mức là điều không dễ dàng.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng hạ đường huyết do tiểu đường dưới đây:

  • Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các dấu hiệu hạ đường huyết.

  • Dừng ngay các loại thuốc hạ đường huyết cho đến khi có chỉ định tiếp theo của bác sĩ.

  • Nếu hạ đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn còn tỉnh táo có thể cho ăn hoa quả ngọt, uống sữa hoặc ăn bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

  • Nếu tình trạng không thuyên giảm nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh có thể cho người bệnh uống nước đường (pha 3 thìa cà phê đường vào 100ml nước) hoặc nước hoa quả ngọt để tăng lượng đường huyết trong máu.

  • Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút/lần.

  • Trong trường hợp người bệnh hôn mê, người nhà tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì vì rất dễ sặc vào phổi.

  • Tốt nhất khi có dấu hiệu hạ đường huyết, bệnh nhân nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết nhẹ, có thể cho người bệnh ăn hoặc uống nước trái cây có vị ngọt

7. Phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường

Để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

  • Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu để đảm bảo rằng nồng độ glucose máu vẫn nằm trong phạm vi bình thường.

  • Không nên bỏ qua các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ, nhất là sau khi tiêm insulin hoặc sử dụng các thuốc tiểu đường khác. Bạn nên duy trì các bữa ăn vào các thời gian cố định trong ngày.

  • Uống thuốc đúng liều, đúng chỉ định và đúng giờ mà bác sĩ đã quy định trong hướng dẫn điều trị, không tự ý tăng giảm liều hoặc thay đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Bổ sung thêm đồ ăn sau khi phải hoạt động mạnh, ưu tiên các món ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

  • Hạn chế uống rượu, nhất là khi bụng đói vì có thể gây hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường.

  • Ghi lại các phản ứng của cơ thể khi nồng độ glucose trong cơ thể giảm, điều này góp phần giúp phát hiện các nguyên nhân và dấu hiệu hạ đường huyết và tìm cách ngăn chặn.

  • Tuyệt đối không nên nhịn đói, nhất là khi phải làm công việc dùng nhiều sức.

  • Không nên bỏ qua bữa sáng, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường là trẻ em, người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh mạn tính. 

Cách quan trọng nhất để phòng tránh biến chứng này chính là kiểm soát đường huyết thật tốt

Trên đây là các thông tin cần thiết, giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường. Dù bệnh nhân tiểu đường nào cũng mong muốn lượng đường huyết giảm đi nhưng cần tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn của bác sĩ điều trị, tránh nóng vội gây giảm đường huyết đột ngột có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ kiểm soát, ổn định đường huyết được chiết xuất từ dây thìa canh - Thảo dược hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo