Thời Gian Gặp Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Là Bao Lâu?
Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) đang là gánh nặng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường (VADE) cho biết, có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh vào năm 2015, trong đó, số trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan lên đến trên 80 ca mỗi ngày. Câu hỏi được đặt ra là, thời gian xuất hiện các biến chứng là bao lâu sau khi mắc bệnh tiểu đường?
I. 4 nhóm biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
1. Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết: Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi nhiều,…
Hôn mê: Đường máu quá cao làm cho bệnh nhân hôn mê, mất ý thức, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 với các biểu hiện như da khô, hơi thở mùi ceton, có thể có hôn mê, hạ huyết áp.
2. Biến chứng mạn tính
Tim mạch: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Nhiều trường hợp dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Bệnh lý mắt: Tổn thương võng mạc, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp (glaucoma).
Bệnh thận: Xơ hóa cầu thận, suy thận, nhiễm trùng đường niệu,...
Thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên (tay, chân) và biến chứng thần kinh thực vật (dạ dày, ruột, tim mạch, tiết niệu,...).
3. Nhiễm trùng
Tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm thận,...
Phổi: Viêm phổi, lao phổi,...
Da, mô mềm: Mụn, nhọt trên da, nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục, nấm ở kẽ ngón chân,...
Răng miệng: Viêm lợi, viêm nướu, sâu răng,...
4. Tổn thương bàn chân:
Móng chân mọc ngược: Cạnh của móng chân khi mọc đâm vào da gây sưng tấy, đau nhức và có thể dẫn tới chảy mủ, nhiễm trùng.
Vết chai: Thường xuất hiện ở mặt dưới của bàn chân do đi giày không đúng kích cỡ hoặc có vấn đề về da.
Loét bàn chân: Vết loét có thể bắt đầu từ những vết xước nhỏ ở những vị trí hay bị tì đè như gan bàn chân, đầu ngón chân,... hoặc do sự cọ xát khi đi giày chật. Người bệnh cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh hoại tử và phải cắt cụt chân.
Bàn chân Charcot: Đây là hậu quả của biến chứng thần kinh tiểu đường, làm mất cảm giác đau ở bàn chân. Nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến biến dạng bàn chân nghiêm trọng, làm giảm khả năng vận động và khiến người bệnh bị liệt một chỗ.
II. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?
Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, hôn mê, nhiễm toan ceton có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi đường huyết không được kiểm soát tốt, tụt xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.
Trong trường hợp hạ đường huyết đột ngột, người bệnh nên uống sữa, nước đường hoặc ăn bánh, kẹo ngọt và dừng thuốc để kiểm tra lại đường huyết.
Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, mất ý thức. Lúc này cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng mạn tính
Ngược lại, các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường lại diễn ra rất âm thầm, vì vậy rất khó để xác định thời điểm bắt đầu. Theo GS.TS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện sau khoảng 5 năm mắc bệnh. Đối với tiểu đường tuýp 2, khoảng 50% người bệnh đi khám lần đầu đã mắc kèm biến chứng.
- Biến chứng thần kinh: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường xuất hiện biến chứng thần kinh trong vòng 25 năm sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, đối với tiểu đường tuýp 2, biến chứng thần kinh thường xuất hiện sớm hơn, thậm chí trong giai đoạn tiền tiểu đường.
- Biến chứng tim mạch: Theo CDC Hoa Kỳ, bị tiểu đường đồng nghĩa với việc người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Biến chứng tim mạch xuất hiện sớm, triệu chứng thường không rõ ràng và rất khó phát hiện.
- Biến chứng mắt có thể xảy ra ở cả 2 tuýp tiểu đường. Đối với tiểu đường tuýp 1, biến chứng này ít khi xuất hiện trong vòng 3 - 5 năm đầu nhưng có thể xuất hiện rất sớm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Sau 15 năm, khoảng 80% người bệnh tiểu đường có tổn thương võng mạc ở một mức độ nào đó.
- Tổn thương thận hiếm khi xảy ra trong 10 năm đầu của bệnh tiểu đường mà thường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 15 - 25 năm. Trong trường hợp người bị bệnh tiểu đường hơn 25 năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào của suy thận thì nguy cơ mắc biến chứng này sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên các biến chứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn phụ thuộc vào lối sống và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vậy, làm sao để ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường?
III. Cách ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Người bệnh hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian xuất hiện biến chứng bằng cách tuân thủ một lối sống lành mạnh và kiểm soát lượng đường huyết ở mức hợp lý. Một số giải pháp được đưa ra để đạt được mục tiêu đó là:
1. Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Người bệnh cần tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, chất béo không bão hoà từ cá, dầu thực vật,… Ngược lại, các thực phẩm gây hại sức khoẻ mà người bệnh cần hạn chế bao gồm thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nội tạng động vật, thịt mỡ, đồ chiên rán, nước có ga,…
2. Hoạt động thể lực
Thể dục thể thao thường xuyên giúp người bệnh cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người bệnh có thể chọn các hình thức phù hợp với bản thân như đi bộ nhanh (ít nhất 30 phút/ngày), chạy (ít nhất 15 phút/ngày), bơi lội,… và duy trì hoạt động thể dục ít nhất 5 lần/tuần.
3. Kiểm soát cân nặng
Người thừa cân, béo phì phải giảm cân để đạt được mục tiêu giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên không cần giảm cân đột ngột mà phải giảm theo từng đợt bằng cách giảm dần lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn hằng ngày (khoảng 250-500 kcal/ngày).
4. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Người bệnh nên theo dõi bàn chân mỗi ngày, tìm các vết xước, vết phồng rộp, mẩn đỏ, sưng tấy trên bàn chân. Ngoài ra, người bệnh nên rửa và lau khô chân mỗi ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh khô da hoặc nứt gót chân.
5. Tuân thủ điều trị
Tất cả bệnh nhân tiểu đường cần dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, bao gồm thuốc hạ đường huyết và thuốc điều trị bệnh lý nền (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,...).
6. Khám định kỳ
Nhiều biến chứng không có triệu chứng rõ ràng và rất khó phát hiện. Vì vậy người bệnh cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để giúp bác sĩ phát hiện và điều trị các biến chứng kịp thời.
7. Sử dụng dược liệu thiên nhiên
Viên tiểu đường HEBAMIC là sản phẩm tâm huyết đến từ đội ngũ chuyên gia của Công ty Dược phẩm Bidiphar dành cho người bệnh tiểu đường và có nguy cơ mắc tiểu đường.
Sản phẩm có thành phần đạt 3 chuẩn được chứng nhận và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế:
Chuẩn hoạt chất: Chiết xuất 100% từ dược liệu Dây thìa canh, chuẩn hóa 25% acid gymnemic - Hoạt chất vàng có tác dụng kích thích tiết insulin từ tuyến tụy và giảm hấp thu đường vào máu, từ đó giúp làm hạ và duy trì đường huyết ổn định cho bệnh nhân.
Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng dây thìa canh lên đến 400mg, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác trên thị trường. Đây là hàm lượng chuẩn có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng trên thế giới. Do đó, người bệnh chỉ cần dùng liều mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 1 - 2 lần đã có hiệu quả, giúp người bệnh dễ dàng sử dụng và tuân thủ điều trị.
Chuẩn chất lượng dược liệu:
Dược liệu được trồng và thu hái tại trang trại đạt tiêu chuẩn GACP-WHO theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.
Quy trình canh tác hữu cơ không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
Với những ưu điểm vượt trội nếu trên, Viên tiểu đường HEBAMIC chính là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả để hỗ trợ người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, thực hiện một lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp làm chậm quá trình tiến triển biến chứng cho người bệnh tiểu đường. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước: 1800.888.677 để được tư vấn trực tiếp từ DS chuyên môn.