Giỏ hàng

Các Loại Xét Nghiệm Tiểu Đường Cơ Bản Giúp Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác

Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu để biết chắc chắn liệu bạn có bị tiền tiểu đường hay tiểu đường loại 1, loại 2 hay thai kỳ hay không. Việc kiểm tra rất đơn giản và có kết quả thường nhanh chóng.

Các xét nghiệm tiểu đường thường khá đơn giản và nhanh có kết quả

1. Các phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm máu sau đây để xác định chẩn đoán chính bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không và nếu có thì đó là tiểu đường loại 1, loại 2 hay tiểu đường thai kỳ:

  • Kiểm tra HbA1C: Xét nghiệm HbA1C cho biết lượng đường trung bình trong máu của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. Nếu chỉ số HbA1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7 đến 6,4% cho biết có thể bạn bị tiền tiểu đường và từ  6,5% trở lên bị tiểu đường.

  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: Phương pháp này sẽ đo lượng đường trong máu của bạn sau khi nhịn ăn qua đêm. Nếu mức đường huyết lúc đói từ 99 mg/dL trở xuống là bình thường, từ 100 đến 125 mg/dL cho biết bạn đang bị tiền tiểu đường và từ 126 mg/dL trở lên cho biết bạn bị tiểu đường.

  • Kiểm tra dung nạp glucose: Liệu pháp này sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống một lượng glucose. Bạn cần nhịn ăn qua đêm trước khi xét nghiệm và được lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống nước đường glucose theo hướng dẫn của bác sĩ và kiểm tra lượng đường trong máu sau 1 giờ, 2 giờ và có thể là 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, mức đường huyết từ 140 mg/dL trở xuống được coi là bình thường, từ 140 đến 199 mg/dL cho biết bạn bị tiền tiểu đường và từ 200 mg/dL trở lên cho biết bạn bị tiểu đường.

  • Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên: Phương pháp này sẽ xác định lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm ngẫu nhiên. Bạn có thể làm bài kiểm tra này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn trước. Mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên cho thấy bạn bị tiểu đường.

Lần đầu kiểm tra đường huyết, bạn nên đến bệnh viện để được nhân viên y tế hỗ trợ

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả các xét nghiệm tiểu đường thường được áp dụng phổ biến hiện nay:

Kết quả

Kiểm tra HbA1C

Kiểm tra đường huyết lúc đói

Kiểm tra dung nạp glucose

Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên

Bệnh tiểu đường

6,5% trở lên

126 mg/dL trở lên

200 mg/dL trở lên

200 mg/dL trở lên

Tiền tiểu đường

5.7 – 6.4%

100 – 125 mg/dL

140 – 199 mg/dL

không áp dụng

Bình thường

Dưới 5,7%

99 mg/dL trở xuống

140 mg/dL trở xuống

không áp dụng

Kết quả đối với bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết kết quả xét nghiệm tiểu đường của bạn có ý nghĩa gì nếu bạn đang được kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, máu của bạn cũng có thể được xét nghiệm để tìm các kháng thể (chất cho thấy cơ thể bạn đang tự tấn công các tế bào tuyến tụy) thường có ở bệnh tiểu đường loại 1 nhưng không có ở bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có thể cần xét nghiệm nước tiểu để tìm ceton, điều này cũng cho thấy bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 1 thay vì bệnh tiểu đường loại 2.

Các dấu hiệu cảnh báo bạn nên xét nghiệm tiểu đường

2. Các xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, có thể bạn sẽ được kiểm tra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của bạn cao hơn (do có nhiều yếu tố nguy cơ hơn), bác sĩ có thể kiểm tra sớm hơn. Lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào đầu thai kỳ có thể cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 chứ không phải bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Xét nghiệm sàng lọc glucose: Xét nghiệm này dùng để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm bạn đang thử nghiệm. Bạn sẽ uống được cho uống nước đường glucose, và sau đó 1 giờ bạn sẽ được lấy máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Kết quả bình thường khi nồng độ đường huyết dưới 140 mg/dL. Nếu mức của bạn cao hơn 140 mg/dL, bạn sẽ cần thực hiện bài kiểm tra dung nạp glucose.

  • Kiểm tra dung nạp glucose: Phương pháp này dùng để xác định lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống một lượng đường glucose theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn sẽ phải nhịn ăn qua đêm trước khi xét nghiệm và được lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ được cho uống nước đường glucose và kiểm tra lượng đường trong máu sau 1 giờ, 2 giờ và có thể là 3 giờ sau đó. Kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng đường glucose bạn đưa vào cơ thể và tần suất kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. 

Quy trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về các phương pháp xét nghiệm tiểu đường hiện nay. Bạn chỉ cần thực hiện một hoặc một vài xét nghiệm đã nêu trên để chẩn đoán chính xác bản thân có mắc bệnh tiểu đường hay không và giai đoạn của bệnh nếu có.

Một trong các phương pháp hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin gây bệnh tiểu đường chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, cải thiện và kiểm soát tình trạng đường máu tăng cao, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo