Giỏ hàng

Bạn Đang Ở Giai Đoạn Nào Của Bệnh Tiểu Đường? Liệu Có Phải Giai Đoạn Cuối?

Biết rõ tình trạng bệnh tiểu đường đang ở giai đoạn nào sẽ giúp ích cho quá trình điều trị bệnh

1. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và cách chữa trị thích hợp

Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, dẫn đến nồng độ đường trong máu vượt quá mức cho phép. Trong đó tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng 90% còn lại 10% là tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra còn có dạng tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở mẹ bầu và sẽ biến mất sau khi sinh.

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn và hiện bản thân đang ở giai đoạn nào là câu hỏi mà người bệnh thường tự đặt ra và mong muốn tìm ra đáp án thích hợp. Bởi vì đối với mỗi giai đoạn của bệnh tiểu đường sẽ tương ứng với một phác đồ điều trị khác nhau, đồng thời tiên lượng bệnh cũng khác nhau.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ không được phân chia theo giai đoạn, nhưng tiểu đường tuýp 2 được chia làm 4 giai đoạn với các đặc trưng khác nhau.

Dưới đây là các đặc điểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 theo từng giai đoạn, từ đó giúp người bệnh biết được tình trạng bệnh tiểu đường của mình đang ở giai đoạn nào và cách chữa trị thích hợp nhất với giai đoạn đó. 

Một số loại bệnh tiểu đường theo các cơ chế gây bệnh khác nhau

1.1. Tiểu đường giai đoạn đầu: Tiền tiểu đường

Giai đoạn tiền tiểu đường này còn được gọi là rối loạn đường huyết khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Khi đó, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến giới hạn chẩn đoán tiểu đường.

Cụ thể, chỉ số glucose trong máu khi đói là khoảng 5,6 – 6,9 mmol/l và sau ăn 2 tiếng là 7,8 – 11 mmol/l trong khi bình thường phải thấp hơn 5,6 khi đói và nhỏ hơn 7,8 sau khi ăn.

Giai đoạn tiểu đường này có thể kéo dài từ 3-5 năm, nếu như được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn này, người bệnh có thể chữa khỏi mà không tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên các dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt, nên đa phần người bệnh đều bỏ qua giai đoạn này.

Bạn có thể nhận biết tiểu đường giai đoạn đầu qua một số dấu hiệu sau: Xuất hiện các mảng da sậm màu hơn ở nách, sau gáy, cổ tay… hoặc thường xuyên mệt mỏi, hay khát và đi tiểu nhiều.

Giải pháp cho tiểu đường giai đoạn đầu chủ yếu tập trung điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý (hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, các món ăn nhiều muối, dầu mỡ…), đồng thời tăng cường tập luyện thể dục, thể thao.

Xem thêm: BỆNH NHÂN TIÊU ĐƯỜNG NÊN TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO MỚI TỐT?

1.2. Tiểu đường giai đoạn 2: Mới mắc tiểu đường tuýp 2

Đa phần, người bệnh tiểu đường đều dễ dàng bỏ qua giai đoạn tiền tiểu đường hoặc không nghiêm túc điều trị ngay từ giai đoạn này khiến bệnh tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khi bước sang giai đoạn này, lượng insulin do tuyến tụy sản xuất ra không  thể bù trừ được tình trạng kháng insulin, chưa kể tuyến tụy cũng bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin.

Hậu quả của quá trình này là nồng độ đường trong máu cao vượt ngưỡng giới hạn trên, cụ thể chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 7mmol/l, sau khi ăn khoảng 2 giờ cao hơn 11,1 mmol/l.

Lúc này các dấu hiệu của bệnh tiểu đường đã bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn như: Hay khát, tiểu nhiều,  ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, da ngứa, tê tay, mờ mắt, các vết thương lâu lành…

Giải pháp điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn 2 đó là sử dụng các loại thuốc kiểm soát đường huyết, kết hợp với chế độ ăn, tập luyện cho người tiểu đường và có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết.

Xem thêm: THỰC ĐƠN MẪU 1 TUẦN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THEO CHUẨN KHOA HỌC

4 giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2

1.3. Tiểu đường giai đoạn 3: Giai đoạn xuất hiện biến chứng tiểu đường

Khoảng thời gian để bệnh tiểu đường phát triển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn có biến chứng ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết của mỗi người.

Đáng tiếc, có khoảng 50% người bệnh đã gặp phải biến chứng tiểu đường ngay tại thời điểm chẩn đoán do phát hiện muộn.

Một số biến chứng tiểu đường khó tránh khỏi trong quá trình tiến triển của bệnh bao gồm: Biến chứng thần kinh, bàn chân tiểu đường, biến chứng lên mắt, biến chứng tim mạch, hay bệnh thận đái tháo đường

Biện pháp điều trị tiểu đường giai đoạn 3: Lúc này người bệnh không chỉ phải kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải đề phòng và kiểm soát tốt các chỉ số khác như huyết áp, cholesterol máu… Đồng thời có thể phải sử dụng thêm các thuốc điều trị biến chứng tiểu đường.

Xem thêm: 5 CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ÁP DỤNG NGAY

1.4. Tiểu đường giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Bệnh tiểu đường bước sang giai đoạn cuối là khi nhiều biến chứng tiểu đường xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng, ví dụ như người bệnh có thể cùng lúc đối mặt với biến chứng suy thận, suy tim, loét, hoại tử bàn chân, liệt dạ dày…

Những mối nguy cơ này có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh một cách nhanh chóng. 

Vì thế, ở giai đoạn này việc quan kiểm soát lượng đường trong máu không còn quan trọng bằng việc điều trị các biến chứng nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân tiểu đường.

Như vậy, 4 giai đoạn của bệnh tiểu đường có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết và khả năng năng ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện.

Xem thêm: THỜI GIAN GẶP BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO LÂU?

Khi bệnh tiểu đường bước sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chiến đấu với nhiều biến chứng nguy hiểm cùng lúc

2. Các câu hỏi xoay quanh 4 giai đoạn tiểu đường

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường chỉ là các giai đoạn tương đối nhằm giúp định hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh. Dưới đây là các câu hỏi mà người bệnh thường thắc mắc:

2.1. Người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Dựa theo các thống kê hiện nay thì tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường cao hơn người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng sẽ ngắn hơn 5-10 năm so với người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, để trả lời chính xác câu hỏi người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao nhiêu lâu thì còn phải phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh và những thay đổi tích cực trong lối sống.

Tuổi thọ trung bình của người bệnh sẽ được kéo dài càng lâu nếu họ chủ động theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ngay từ giai đoạn đầu.

Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP YOGA CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

2.2. Mới mắc tiểu đường có chữa khỏi được không?

Như đã trình bày ở trên, ở giai đoạn tiền tiểu đường nếu người bệnh có thể phát hiện sớm và có biện pháp thay đổi lối sống tích cực sẽ khiến bệnh không tiếp tục phát triển mà còn có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên phần lớn người bệnh đều b qua giai đoạn này, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã phát triển sang giai đoạn 2 và bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đều không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn, do tính chất phức tạp của nguyên nhân gây bệnh.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, do tế bào tụy có nhiệm vụ bài tiết hormon insulin bị phá hủy nên đa phần người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phải bổ sung insulin từ nguồn bên ngoài bằng cách tiêm vào cơ thể hoặc có thể tiến hành phẫu thuật cấy ghép.

Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2, không chỉ đơn thuần là lượng đường trong máu vượt mức cho phép mà nó còn là tình trạng rối loạn chuyển hóa cấp độ tế bào. Vì thế khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, tình trạng khác insulin và tuyến tụy suy kiệt, cùng với đó là các rối loạn chuyển hóa thứ phát khác khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ổn định đường huyết.

Do đó để chữa khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn vẫn đang là một thách thức đối với nền y học hiện nay.

Chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường cần ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Vì thế, chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ cho bản thân. Ngoài ra nếu đã không may mắc phải căn bệnh mãn tính này bạn cần có một chế độ ăn, lối sống tích cực, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo rằng đường huyết luôn được kiểm soát ổn định.

Đồng thời bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng tránh biến chứng tiểu đường, trong đó nhất định phải kể đến sản phẩm:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo