Giỏ hàng

Hướng dẫn xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, dẫn tới mù lòa, suy thận,... Để duy trì đường huyết ở mức ổn định, ngoài việc sử dụng thuốc hạ đường huyết, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu chế độ ăn cho người tiểu đường đảm bảo ổn định đường huyết nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường là một vấn đề quan trọng mà mọi bệnh nhân cần lưu ý. Để xây dựng chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Đảm bảo cân đối về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng: đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất.

  • Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể để làm việc và tập luyện hàng ngày.

  • Chế độ ăn không được làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời, dinh dưỡng phải đảm bảo không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn.

  • Duy trì được cân nặng mong muốn, hạn chế các rối loạn liên quan đến chuyển hóa.

  • Bữa ăn đảm bảo phù hợp với thói quen ăn uống hàng ngày.

  • Cách chế biến đơn giản, tiện lợi và không tốn nhiều chi phí.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường

Sau khi đã nắm được nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, bạn cần lên thực đơn ăn uống hàng ngày. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường, nhu cầu dinh dưỡng có sự thay đổi so với người bình thường. Tuy nhiên, mức điều chỉnh tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, tập luyện và các bệnh lý mắc kèm. 

Thông thường, nhu cầu năng lượng của người bệnh  nằm trong khoảng từ 25 - 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng trên ngày. Dưới đây là nhu cầu dinh dưỡng cụ thể mà người bệnh tiểu đường cần nắm được:

2.1. Tinh bột và đường (glucid)

Ăn quá nhiều đường và tinh bột hàng ngày sẽ làm tăng lượng glucose trong máu. Vì vậy, chế độ ăn cho người tiểu đường cần hạn chế nhóm tinh bột và đường. Tuy nhiên, glucose lại là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Do đó, người bệnh không được kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm này.

Tỷ lệ năng lượng do glucid được chấp nhận vào khoảng 50 - 60% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn. Người bệnh nên sử dụng các các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp, cụ thể:

  • Thực phẩm có hàm lượng carbohydrate dưới 5%: có thể sử dụng hàng ngày. Ví dụ như thịt, cá, đậu phụ (ăn vừa phải), rau xanh, trái cây ít ngọt như dưa hấu, dưa bở, nhót.

  • Hàm lượng carbohydrate từ 10 - 20%: hoa quả ngọt (cam, quýt, táo, na, hồng xiêm, vú sữa, đậu hà lan,...). Bệnh nhân nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, có thể ăn 2 - 3 bữa trong tuần.

  • Hàm lượng carbohydrate trên 20%: thực phẩm này cần hạn chế tối đa vì chúng dễ làm tăng đường huyết nhanh chóng. Nhóm thực phẩm này gồm có bánh kẹo, nước ngọt, mứt, trái cây sấy: mít sấy, vải khô,...

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế ăn cơm trắng, bún, phở, bánh mì. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn gạo lứt, khoai lang, yến mạch, bánh mì đen,...

2.2. Nhóm chất đạm (protein)

Do phải hạn chế tinh bột và đường nên chế độ ăn cho người tiểu đường cần gia tăng chất đạm để bổ sung năng lượng cho cơ thể. 

Lượng đạm trong khẩu phần ăn cần đạt từ 15 - 20% năng lượng khẩu phần. Tức là khoảng 1 - 1,2g/kg/ ngày đối với người lớn. Với người có bệnh lý liên quan đến thận cần giảm lượng protein xuống còn khoảng 0,8g/kg/ngày.

Bệnh nhân nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa. Bạn nên chọn các loại thịt nạc, thịt da cầm bỏ da, không nên ăn mỡ. Ngoài ra, nguồn protein thực vật cũng rất tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể sử dụng vừng, lạc, các loại đậu, đỗ,...

2.3. Nhóm chất béo (lipid)

Nhiều người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì thường e ngại các thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm không nên bỏ hoàn toàn. Vì các chất béo cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể bù đắp lại năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi. 

Người bệnh cần lựa chọn các loại chất béo không no trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương hoặc dầu cá. Mặt khác, bạn cần giảm ăn mỡ động vật, chất béo đã qua chế biến vì nó dễ làm tăng cholesterol và xơ vữa động mạch.

Tỷ lệ chất béo bổ sung hàng ngày chiếm khoảng 20 - 25% tổng năng lượng của khẩu phần ăn. Bạn không nên ăn vượt quá 30%. 

2.4. Chất xơ, vitamin, khoáng chất

Chất xơ, vitamin và khoáng chất là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế cảm giác thèm ăn. Nhóm thực phẩm này có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây.

Mỗi ngày, chế độ ăn cho người tiểu đường phải đảm bảo cung cấp từ 30 - 40 g chất xơ hòa tan. Trung bình mỗi 100g rau có khoảng 3g chất xơ. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau và ăn ngay đầu bữa để tạo cảm giác no lâu hơn. 

Chất xơ này có nhiều trong gạo nguyên cám, rau, củ quả, khoai lang. Một số loại rau củ bạn nên sử dụng như bông cải xanh, mướp đắng, súp lơ, bắp cải, rau dền, cà rốt, hành tây,... Với người rối loạn tiêu hóa hoặc người già nên sử dụng lá rau vì nó mềm, dễ tiêu hóa hơn. 

Để bổ sung vitamin, người bệnh có thể ăn các loại trái cây tươi có múi, vị chua như cam, bưởi hoặc đu đủ, nho, táo, lê,...

3. Cách chế biến thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, bạn cũng cần chú ý tới cách chế biến thực phẩm. Bởi vì, cách chế biến có thể làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời, nó cũng tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn hơn cho người bệnh. 

Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý chế biến như sau:

  • Nên chế biến các món luộc, hấp để giữ nguyên hương vị, tạo cảm giác thanh đạm hơn. 

  • Hạn chế chiên, rán, xào, nướng. Mặc dù cách chế biến này làm tăng hương vị nhưng nhiệt độ cao có thể làm thay đổi các chất dinh dưỡng bên trong.

  • Đối với trái cây, bạn nên ăn cả múi, miếng để có thể lấy được chất xơ trong đó. Không nên sử dụng nước ép hoặc nước sinh tố vì có thể làm mất chất xơ tốt.

4. Cách kiểm soát đường huyết thông qua các sản phẩm bổ trợ

Chế độ ăn khoa học cho người tiểu đường có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh cũng phải kiêng khem nhiều thứ so với bình thường. Do vậy, để giảm bớt áp lực cho người bệnh, các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết đã được nhiều người lựa chọn. Trong số đó, viên tiểu đường Hebamic được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng nhờ ưu điểm vượt trội:

  • Chuẩn dược liệu: viên tiểu đường Hebamic có nguyên liệu chính là dây thìa canh. Dược liệu được trồng tại vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP - WHO, không bị tạp nhiễm, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu. Dây thìa canh được thu hái đúng thời điểm, đúng bộ phận có hàm lượng hoạt chất cao nhất.

  • Chuẩn hàm lượng: mỗi viên tiểu đường Hebamic có chứa 400mg cao khô lá và cành thìa canh. Hàm lượng này đúng theo hàm lượng trong các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới và cao gấp 3 lần so với các sản phẩm trên thị trường.

  • Chuẩn hoạt chất: sản phẩm duy nhất chuẩn hóa 25% tổ hợp acid gymnemic - loại acid có tác dụng hạ đường huyết. Điều này giúp ổn định chất lượng trên từng lô hàng, không phụ thuộc chất lượng dược liệu.

Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 2 viên tiểu đường Hebamic để kiểm soát đường huyết. Hiện tại, Hebamic đang có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 17 chi nhánh. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng mua và sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo cách thức mua hàng trên website www.bidipharshop.com.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường. Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống, người bệnh cần phối hợp với việc tập luyện và dùng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh tiểu đường, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 1800 888 677, chúng tôi sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn.

Xem thêm:

9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ

DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

Sản phẩm đã xem

Zalo