Giỏ hàng

Béo Phì Gây Bệnh Tiểu Đường Như Thế Nào? Cách Phòng Tránh

Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường là gì? Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do tăng đề kháng insulin. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì quá nhiều, dẫn tới việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

1. Tỷ lệ thừa cân trên thế giới và Việt Nam đang rất cao

Hơn 70% dân số người trưởng thành đang có nguy cơ bị béo phì hoặc thừa cân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, thừa cân béo phì được coi là đặc trưng của các xã hội giàu có, tuy nhiên hiện nay béo phì và thừa cân đang gia tăng ở các quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, nơi tình trạng này diễn ra rất nhanh.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người  béo phì trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1980 và sự gia tăng đáng kể đã được quan sát thấy ở tất cả các khu vực trên thế giới. Ngay cả ở châu Phi cận Sahara, số trẻ em bị thừa cân tăng từ 4 triệu năm 1990 lên 10 triệu vào năm 2012.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, béo phì chính là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, các bệnh xương khớp, thậm chí ung thư… đặc biệt là bệnh đái tháo đường type 2.

2. Vì sao người béo phì có thể gây bệnh tiểu đường?

Theo các nghiên cứu, người béo phì và thừa cân có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 2 lần so với người có cân nặng bình thường. Vì càng nhiều chất béo tích tụ trong cơ thể, thì tuyến tụy càng cần sản xuất nhiều insulin, mà insulin là hormon duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Đối với những người béo phì, khả năng làm điều hòa đường huyết của insulin thấp hơn do tình trạng đề kháng insulin của tế bào (insulin bị mất hoặc giảm tác dụng), nhất là những người bị béo vùng bụng. Lượng insulin còn lại không đủ để duy trì mức đường huyết ổn định ở người béo.

Chính vì vậy, tế bào gan tiếp tục tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, khiến đường bị tích tụ trong máu, gây tăng đường huyết.

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 2 lần so với người có cân nặng bình thường

3. Phòng ngừa đái tháo đường ở người thừa cân, béo phì bằng cách nào?

Đái tháo đường là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một chế độ ăn uống cân đối, tăng cường vận động hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp. Một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ béo phì gây tiểu đường như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh: Duy trì bữa ăn hàng ngày không nên nhịn đói hoặc không  nên ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng trong một bữa (như thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào, bánh kẹo, nước ngọt…). Thay thế thịt bằng cá, trứng. sữa,  đậu hũ, tăng cường lượng rau củ quả và trái cây tươi để cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

 

  • Vận động thường xuyên 30 – 60 phút mỗi ngày: Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, đồng thời giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Thực hiện các biện pháp giảm cân – giảm béo theo sự hướng dẫn, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa có uy tín.

  • Thường xuyên, định kỳ khám sức khỏe, kiểm tra đường huyết nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ tiểu đường ở người béo phì chính là kiểm soát cân nặng hợp lý

4. Lời khuyên để giảm cân thành công

Để hạn chế nguy cơ béo phì gây tiểu đường, cách tốt nhất đó là điều chỉnh cân nặng về mức cho phép, theo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để quá trình giảm cân thành công:

  • Tình trạng béo phì hiện tại là cơ hội điều trị: Thực tế nếu hiện tại bệnh nhân đang trong tình trạng thừa cân, béo thì có nghĩa là khả năng cao bệnh đái tháo đường vẫn chưa tiến triển đến mức các tế bào β của tuyến tụy bị tổn thương. Ngược lại nếu sự tiết insulin bắt đầu không đủ do tổn thương tế bào β, người bệnh sẽ gầy đi mà không cần cố gắng giảm cân.

  • Nên kiểm tra y tế trước khi bắt đầu chế độ giảm cân: Trường hợp bệnh nhân có mức độ béo phì cao, dẫn đến các bệnh khớp gối và khớp háng thì sẽ có những hạn chế về nội dung tập luyện. Vì vậy bạn nên thực hiện các bài kiểm tra y tế khác nhau để biết rõ tình trạng của bản thân, trước khi bắt đầu tập luyện. 

  • Nên bắt đầu tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng: Khi bắt đầu tập luyện đột ngột, cơ bắp và các khớp của người bệnh có thể bị tổn thương, vì vậy hãy bắt đầu với bài tập nhẹ và nâng cao dần lên các bài tập cơ bắp khi cơ thể đã thích ứng.

  • Trong quá trình giảm cân sẽ có hiện tượng thích ứng: Khi bạn tiếp tục thực hiện giảm cân, sẽ có một khoảng thời gian việc giảm cân bị đình trệ giữa chừng, đây được gọi là hiện tượng thích ứng. Lúc này, bạn có thể khắc phục bằng cách hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể và nỗ lực hàng ngày để duy trì tập luyện.

  • Không nên giảm cân quá mức: Nếu liên tục giảm cân quá mức, tăng cường tập những bài tập sức bền thì cân nặng có thể sẽ tăng lên và việc kiểm soát cân nặng có thể trở nên tồi tệ. Vì thế khi bệnh bắt đầu tập luyện, nên duy trì tập đều đặn, chậm rãi và không bỏ cuộc giữa chừng.

  • Không nên phụ thuộc vào các loại thuốc giảm cân: Phương pháp tốt nhất để giảm cân là thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện  điều độ, khoa học.

  • Phẫu thuật điều trị bệnh tiểu đường do béo phì: Đối với các trường hợp béo phì nghiêm trọng mà hiệu quả giảm cân không cao, thì việc phẫu thuật điều trị đang ngày càng trở nên phổ biến. Các phẫu thuật như cắt bỏ một phần dạ dày, ruột non để làm giảm sự thèm ăn. 

Các nguy cơ có thể xảy ra nếu quá phụ thuộc vào thuốc giảm cân

Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng béo phì gây tiểu đường. Dù có thể bạn chưa mắc tiểu đường, những những người béo phì vẫn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do tình trạng kháng insulin. Vì vậy, hãy thực hiện một kế hoạch ăn uống điều độ kết hợp luyện tập hợp lý, giúp điều chỉnh cân nặng, giảm thiểu khả năng mắc bệnh xuống mức thấp nhất.

Một trong các phương pháp hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin gây bệnh tiểu đường chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, cải thiện và kiểm soát tình trạng đường máu tăng cao, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo