Chỉ Số Đường Huyết Của Người Bệnh Tiểu Đường Như Thế Nào?
Chỉ số đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Cùng chúng tôi tìm hiểu chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường như thế nào và các cách để đo chỉ số này trong bài viết dưới đây.
I. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết hay GI (Glycemic index) là giá trị nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này thường được tính bằng mmol/ hoặc mg/dl. Bạn có thể quy đổi từ đơn vị mmol/l sang mg/dl bằng cách nhân với 18.
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết gồm 4 loại:
Đường huyết lúc đói: dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/l).
Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 140 mg/dL(7,8 mmol/l).
Đường huyết bất kỳ: dưới 140 mg/dL(7,8 mmol/l).
Chỉ số HbA1C: dưới 5,7%.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa xác định mức glucose trong máu tại thời điểm khảo sát. Từ đó, bạn có thể xác định mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.
II. Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường như thế nào?
Chỉ số đường huyết thường thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí thay đổi có thể tính bằng phút. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết sẽ giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường thay đổi như sau:
Đường huyết lúc đói: từ 126 mg/dL (7 mmol/l).
Đường huyết sau ăn 2 giờ: từ 200 mg/dL trở lên (tức 11,1 mmol/l).
Đường huyết bất kỳ: từ 200 mg/dL trở lên (tức 11,1 mmol/l).
Chỉ số HbA1C: từ 6,5% trở lên.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh, các chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường cần phải được giảm xuống. Khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA 2020 về đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường trưởng thành không mang thai cần đạt được khi dùng thuốc điều trị gồm:
Đường huyết lúc đói: 80 - 130 mg/dL (4,4 - 7,2 mmol/l).
Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180 mg/dL (tức 10,0 mmol/l).
Đường huyết bất kỳ: dưới 180 mg/dL (tức 10,0 mmol/l).
Chỉ số HbA1C: dưới 7,0%.
Mục tiêu kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường có thể được linh hoạt thay đổi tùy vào thời gian mắc bệnh, tuổi và các bệnh lý mắc kèm.
III. Các cách đo chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường được đo bằng cách xét nghiệm máu. Trước đây, người bệnh cần tới cơ sở y tế mới có thể thực hiện các xét nghiệm này.
Tuy nhiên, người bệnh giờ đây đã có thể tự kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết. Máy này bao gồm một thiết bị thông báo kết quả, một que thử và một bút chích máu. Ưu điểm của máy là sử dụng tiện lợi, cho kết quả chính xác trong thời gian nhanh.
Để thực hiện các test thử tại nhà bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn.
1. Đường huyết lúc đói
Để chỉ số đường huyết lúc đói cho kết quả chính xác, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Do vậy, chỉ số này thường được đo lần đầu vào buổi sáng lúc vừa mới ngủ dậy. Bạn cần đảm bảo không ăn hay uống bất kỳ thực phẩm nào sau bữa tối.
Đây là chỉ số quan trọng nhất giúp phát hiện bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn dù làm test tại nhà hay tại cơ sở y tế.
2. Đường huyết sau ăn
Đo chỉ số đường huyết sau ăn hay làm nghiệm pháp dung nạp glucose cần bệnh nhân thực hiện sau khoảng 1 - 2 giờ kể từ khi kết thúc bữa ăn.
Đối với người bình thường, sau khi ăn 2 giờ, đường huyết có thể giảm xuống dưới 140 mg/dL. Nếu khi đo thấy đường huyết không giảm, thậm chí tăng lên sau ăn, người bị tiểu đường cần báo ngay cho bác sĩ để điều trị kịp thời.
3. Đo đường huyết bất kỳ
Ngoài hai chỉ số trên, người bệnh tiểu đường có thể đo chỉ số đường huyết ngẫu nhiên trong ngày. Thời điểm thường được lựa chọn để đo tại nhà là trước khi đi ngủ. Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường lúc này dao động từ 6 - 8 mmol/l.
4. Chỉ số HbA1C
Đo chỉ số glucose có thể thực hiện bằng máy đo tại nhà nhưng xét nghiệm chỉ số HbA1C cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Đây là xét nghiệm đánh giá đường huyết trung bình trong 24h của bệnh nhân.
Người bị tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm này 3 tháng/1 lần. Nếu không có điều kiện, bệnh nhân cần kiểm tra tối thiểu 6 tháng một lần.
Bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm này bất cứ lúc nào mà không cần phải nhịn ăn.
IV. 4 điều cần lưu ý để ổn định chỉ số đường huyết
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Để kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường, bạn cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như:
Cơm trắng, bún, miến, phở.
Bánh ngọt, bánh mì, kem, đồ uống có ga, trà sữa,...
Rau củ quả nhiều đường: khoai tây, vải, nhãn, sầu riêng,...
Thay vào đó bệnh nhân nên ăn thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, bao gồm:
Rau xanh: súp lơ, rau cải, rau ngót, rau chân vịt.
Hạt ngũ cốc: các loại đậu, yến mạch, gạo lứt, khoai lang,...
Ăn nhiều trái cây ít ngọt như cam, quýt, bưởi,...
Sử dụng đạm, dầu thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, dầu hướng dương, dầu oliu,...
Cách ăn uống cũng góp phần ổn định đường huyết. Bạn nên ăn rau và canh sau đó hãy dùng thức ăn mặn và kết thúc bằng cơm. Chất xơ hòa tan trong rau xanh sẽ làm chậm hấp thụ đường và các chất béo khác.
Bên cạnh lựa chọn thực phẩm, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Việc uống đủ nước giúp kiểm soát đường huyết và tăng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể trong quá trình dùng thuốc điều trị tiểu đường. Người bệnh có thể chọn các loại trà hoa cúc, trà quế, trà sen,...
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn là cách tăng cường sử dụng đường. Nhờ đó nó làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì và các biến chứng của bệnh tiểu đường. Khi cơ thể tăng cường vận động, dòng máu cũng được lưu thông, giảm nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu nhỏ. Ngoài ra, việc tập thể dục còn làm giảm tình trạng kháng insulin. Đây là nguyên nhân lớn khiến chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tăng cao.
3. Ngủ đủ giấc
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời. Do đó, bệnh nhân cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Chính vì thế, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng. Việc ngủ đúng giờ, khoảng 6 - 8 giờ mỗi ngày giúp cơ thể được thư giãn, cải thiện lưu thông máu rất tốt.
4. Tuân thủ điều trị và kiểm tra định kỳ
Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị có thể khiến đường huyết tăng quá cao. Tình trạng này có thể là gia tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch, thần kinh, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Vì vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc hoặc đổi thuốc vì có thể làm tăng chỉ số đường huyết.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cần tái khám định kỳ để xem hiệu quả điều trị và kịp thời phát hiện các biến chứng nếu có. Thông thường, người bệnh nên đi khám 3 tháng/lần. Nếu không thể tự theo dõi chỉ số đường huyết, tốt nhất là bệnh nhân nên tới kiểm tra hàng tháng.
5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết Hebamic
Để ổn định chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đưởng có thể dùng các thực phẩm hỗ trợ. Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thường an toàn, ít gặp phản ứng phụ. Một trong những sản phẩm người bệnh tiểu đường có thể tham khảo là viên thìa canh Hebamic. Với thành phần chính là dây thìa canh, sản phẩm Hebamic đạt tiêu chí 3 chuẩn:
Nguồn gốc dược liệu chuẩn: dây thìa canh Hebamic được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP - WHO đảm bảo không thuốc trừ sâu, không lẫn tạp chất.
Hàm lượng 400 mg cao khô cành và lá thìa canh. Số liệu này dựa trên các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đảm bảo tác dụng hạ đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Hoạt chất chuẩn acid gymnemic đạt 25% được đồng nhất trong từng lô sản phẩm
Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường. Bệnh nhân cần kiểm tra chỉ số này thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn ở trong mức an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc về chỉ số đường huyết, hãy gọi ngay tới Hotline 1800.888.677 để được chuyên gia tư vấn kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG? 3 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ SỐNG KHỎE VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG