Giỏ hàng

Bệnh Nhân Tiểu Đường Nên Tập Thể Dục Như Thế Nào Mới Tốt?

Người mắc bệnh tiểu đường cần có một chế độ tập luyện phù hợp

1. Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên?

Về bản chất, tiểu đường là bệnh lý do sự mất cân bằng trong việc điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể, chủ yếu là do sự thiếu hụt hoặc giảm độ nhạy của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Khi đó, người bệnh sẽ phải tìm ra các phương pháp giúp kiểm soát đường huyết và duy trì sự ổn định đó. Trong đó, tập luyện thể dục thể thao sẽ đem lại các lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

  • Duy trì cân nặng, phòng tránh nguy cơ thừa cân, béo phì - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.

  • Góp phần kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhờ khả năng tăng độ nhạy của tế bào với insulin và kích thích cơ bắp hấp thu glucose.

  • Góp phần giảm nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Giảm lượng cholesterol xấu trong máu và giữ cho huyết áp ổn định.

  • Giúp giảm thiểu căng thẳng, stress ở bệnh nhân tiểu đường.

Đây là lý do vì sao các bác sĩ thường khuyên các bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

Xem thêm: GỢI Ý 7 BÀI TẬP THỂ DỤC PHÙ HỢP NHẤT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

2. Chế độ tập luyện thích hợp nhất cho người bị tiểu đường 

Cho dù, tập luyện thể dục, thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng nên vì thế mà tập luyện quá sức, nóng vội dẫn đến những hậu quả không đáng có. Dưới đây là chế độ tập luyện mà bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo:

Trước khi tập luyện người bệnh tiểu đường cần:

  • Chuẩn bị vật dụng cần thiết với bản thân và mang theo những thiết bị phù hợp

  • Lựa chọn trang phục, mang loại giày thể thao phù hợp

  • Luôn nhớ đem theo chai nước, mũ, nón và bôi kem chống nắng đầy đủ

  • Kiểm tra hai chân, nhất là bàn chân

  • Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi tập

  • Có thể mang theo một chút đồ ăn để đề phòng cơn hạ đường huyết đột ngột

Người bệnh nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập luyện

Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần:

  • Khởi động kỹ các cơ, khớp trước khi bắt đầu các bài tập chính

  • Nên dừng tập luyện khi thấy xuất hiện các cơn đau, căng ở ngực, tay, bụng, cổ, hoặc cơ thể cảm thấy khó chịu. 

  • Nếu trong quá trình tập luyện xuất hiện tình trạng khó thở, hụt hơi, choáng váng hoặc có những triệu chứng bất thường khác kéo dài từ 10 phút trở nên, bạn cần phải yêu cầu sự trợ giúp y tế khẩn cấp. 

  • Nếu cảm thấy đau chân khi tập, bạn hãy nghỉ tập cho đến khi hết đau rồi tiếp tục trở lại, có thể tăng dần thời gian tập luyện nếu không còn cảm thấy đau, nhưng cần theo dõi cẩn thận.

  • Nếu có biểu hiện hạ đường huyết đột ngột, phải ngừng việc tập luyện và nghỉ ngơi trong 10 – 15 phút, hãy ăn thực phẩm chứa carbohydrate (đường hoặc tinh bột) như bánh mì sandwich, uống sữa hoặc hai bánh quy. Bạn không nên tiếp tục vận động cho đến khi các triệu chứng hạ đường huyết hết hẳn. 

Sau khi đã tập luyện xong:

  • Luôn kiểm tra bàn chân sau khi tập luyện hoặc ít nhất 1 lần/ngày để phát hiện các dấu hiệu như da mọng nước, nứt nẻ, mẩn đỏ hoặc có vết chai cứng. 

  • Bạn nên kiểm tra lượng đường huyết sau khi tập luyện.

  • Bổ sung đủ lượng nước sau khi tập

Áp dụng các nguyên tắc tập luyện trên sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường và mang lại nhiều lợi ích trong quá trình điều trị bệnh.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Trong quá trình tập luyện, người bệnh nên nghỉ ngơi ngắn giữa buổi tập

3. Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường tập thể dục

Bên cạnh các nguyên tắc cần áp dụng khi tập thể dục, bệnh nhân tiểu đường cần phải thực hiện các lưu ý sau để quá trình tập luyện mang lại hiệu quả tối ưu nhất:

  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về môn thể thao và cường độ luyện tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân.

  • Khi bắt đầu tập luyện nên thực hiện một cách chậm rãi và tăng dần mức độ và thời gian tập. Cố gắng duy trì thời gian và ngày tập cố định.

  • Không nên để quá hai ngày liên tiếp mà không có bất kỳ hoạt động thể chất nào.

  • Kết hợp linh hoạt các bài tập với nhau.

  • Không nên ngồi liên tục quá 1 giờ trong ngày, bạn nên đứng dậy di chuyển nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế.

  • Với bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng bàn chân hoặc tổn thương mạch máu cần được hỗ trợ đặc biệt trong quá trình tập luyện.

  • Nếu bạn là người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường thì nên mang theo các thiết bị có thể liên lạc khi tập thể dục một mình để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

  • Ngừng tập, nghỉ ngơi nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

  • Uống đủ nước trong và sau khi tập để tránh mất nước.

  • Trong quá trình tập nên có các khoảng nghỉ ngơi ngắn giữa buổi tập

Uống đủ nước trong quá trình tập luyện, nhất là sau khi tập để tránh mất nước

Như vậy, cách luyện tập đúng đắn sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị tiểu đường mà bác sĩ đã đưa ra, đồng thời có thể kết hợp các phương pháp chữa tiểu đường khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát và ổn định đường huyết được chiết xuất từ dây thìa canh tự nhiên dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo