Giỏ hàng

Nhận Biết Bệnh Lý Từ Việc Đau Giữa Lòng Bàn Chân

Chân là cơ quan phức tạp được cấu thành từ 26 xương, 30 khớp, gần 100 cơ và các dây chằng. Bất kỳ sự khác thường nào trong hoạt động của các yếu tố trên cũng có thể gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Trong bài viết sau, hãy cùng BIDIPHAR tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp khi bị đau lòng giữa lòng bàn chân và những kiến thức để khắc phục tình trạng này.

 

Nhận Biết Bệnh Lý Từ Việc Đau Giữa Lòng Bàn Chân

 

1. Đau giữa lòng bàn chân là gì?

Đau giữa lòng bàn chân là tình trạng về chân thường gặp của những người thường xuyên vận động, cơn đau có thể xuất hiện ở ngón chân hoặc gót chân. 

Tình trạng đau có thể kéo dài liên tục hoặc đau theo từng cơn ngắt quãng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp có thể đi kèm với việc đau lòng bàn chân:

  • Đau nhức: Bạn có cảm giác đau nhức liên tục hoặc đau nhức ngắt quãng khi hoạt động hoặc đứng lâu.

  • Đau nhọn: Đau nhọn gây ra cảm giác như kim châm hoặc dao cắt ngay giữa lòng bàn chân.

  • Sưng: Vùng giữa lòng bàn chân có thể sưng hoặc phồng lên so với trạng thái bình thường.

  • Tê hoặc cảm giác mất cảm giác: Bạn có thể thấy tê, mất cảm giác hoặc vùng da giữa lòng bàn chân có thể trở nên nhạy cảm hơn.

  • Khó di chuyển: Đau giữa lòng bàn chân có thể làm cho bạn khó di chuyển, đặc biệt là khi đứng, đi lại hoặc vận động.

 

Tổng quan về đau giữa lòng bàn chân

Tổng quan về đau giữa lòng bàn chân

 

2. Các bệnh lý thường gây đau giữa lòng bàn chân

2.1. Viêm gân gan chân 

Viêm gân gan chân (còn được gọi là viêm cân gan chân) là tình trạng dải mô bao phủ dưới lòng bàn chân từ xương gót chân đến xương các ngón chân bị viêm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác đau nhói ở chân. 

Sau đây là một số yếu tố làm tăng khả năng mắc viêm cân gan chân, bao gồm:

  • Cấu trúc chân: Các yếu tố như lòng bàn chân bẹt hoặc vòm quá cao có thể làm tăng nguy cơ viêm cân gan chân.

  • Trọng lượng cơ thể: Thừa cân hoặc béo phì tạo áp lực lớn lên cân gan chân, làm suy yếu và gây viêm.

  • Giày: Sử dụng giày không phù hợp có thể gây ra viêm cân gan chân.

  • Vận động quá sức: Đi bộ, chạy hoặc đứng lâu trên bề mặt cứng có thể tác động lên cân gan chân và góp phần vào việc phát triển viêm.

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có thể trở nên dễ bị viêm cân gan chân do tăng cân nhanh chóng, gây áp lực lên bàn chân.

Triệu chứng của viêm cân gan chân thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng, khiến bạn cảm thấy đau nhói mỗi khi thức dậy. Ngay khi bạn bước xuống sàn nhà, bạn có thể cảm nhận được cơn đau nhói này.

 

Viêm gân gan chân

Viêm gân gan chân

Đối với những triêu chứng bên trên, bạn có thể tham khảo sử dụng Tây Sơn Tam Kiệt để giảm đau đau mỏi xương khớp, cơ bắp do viêm khớp, thoái hóa khớp gây ra.

 

Thuốc tây sơn nam kiệt giúp giảm bớt cơn đau nhức

Thuốc tây sơn nam kiệt giúp giảm bớt cơn đau nhức

 

2.2. Đau xương đốt bàn chân

Đau xương đốt bàn chân là thuật ngữ chỉ tình trạng đau và viêm xảy ra ở ụ bàn chân, vị trí nằm giữa vòm và gốc ngón chân. Tình trạng này phổ biến ở những người thường xuyên tác động lên lòng bàn chân như chạy hoặc nhảy. Tuổi tác cũng là yếu tố quan trọng gây đau xương đốt bàn chân, những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. 

Các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ bao gồm:

  • Cấu trúc chân: Người có vòm chân cao thường bị đau xương đốt bàn chân nhiều hơn.

  • Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng gây gia tăng sức ép lên chân nhiều hơn, dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh về chân.

  • Đi giày không thích hợp: Thường xuyên sử dụng giày cao gót hoặc giày không vừa chân.

  • Bị bệnh gout, mắc bệnh đái tháo đường.

Các triệu chứng thường được miêu tả là đau nhói, nhức hoặc nóng rát ở vùng giữa lòng bàn chân. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn đứng, chạy hoặc đi bộ.

 

Hội chứng đau cơ bàn chân

Hội chứng đau cơ bàn chân

 

2.3. Gai xương gót chân

Gai gót chân, còn được gọi là đau cựa gót chân xảy ra khi vùng cân gan chân chịu áp lực và bị tổn thương, gây viêm và đau. Lúc này, cơ thể phản ứng bằng cách hình thành gai nhọn hoặc xương nhọn mọc từ bờ rìa của khớp, được gọi là gai gót chân.

Gai gót chân là một trong những vấn đề chân phổ biến nhất, với hơn 83% người trưởng thành thường xuyên vận động thể chất bị gai gót chân. Dưới đây là  một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ bao gồm:

  • Sử dụng giày không vừa chân hoặc không có miếng lót đệm hỗ trợ.

  • Trọng lượng cơ thể quá cao gây áp lực lên gót chân.

  • Các chấn thương như bầm, rách gót chân cũng có thể tăng nguy cơ gai gót chân

  • Các vấn đề chân như bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân...

Cơn đau gai xương gót chân xuất hiện ở dưới gót chân, đặc biệt là khoảng cách 4cm từ gót chân về phía trước. Người bệnh thường đau nhất vào buổi sáng khi thức dậy và đặt chân xuống đất hoặc khi bắt đầu đi lại sau một thời gian ngồi yên.

 

Gai xương gót chân

Gai xương gót chân

 

3. Lời khuyên khi bị đau giữa lòng bàn chân

Khi bạn bị đau giữa lòng bàn chân, dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể áp dụng:

  • Nghỉ ngơi và tránh hoạt động gây đau: Đưa lòng bàn chân vào tình trạng nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mà có thể gây thêm đau hoặc làm tăng cường tổn thương.

  • Áp lạnh (nếu cần thiết): Nếu vùng bị đau không sưng, bạn có thể dùng nước đá chườm vào khu vực để giảm viêm và giảm đau. Hãy đảm bảo không áp lạnh trực tiếp lên da mà hãy sử dụng một lớp vải mỏng để bảo vệ da.

  • Nâng cao chân: Khi nằm nghỉ, hãy đặt một cái gối bên dưới lòng bàn chân để nâng cao vị trí. Điều này giúp giảm sưng và giảm áp lực lên vùng chân đau.

  • Điều chỉnh giày: Đảm bảo rằng giày của bạn vừa vặn và thoải mái, không gây chèn ép nhiều lên lòng bàn chân. Nếu cần, hãy sử dụng tấm lót giày.

  • Tập tăng cường cơ và linh hoạt: Tập luyện nhẹ nhàng như kéo dãn và rèn luyện cơ bắp chân. Tuy nhiên, hãy tránh các bài tập có thể gây đau hoặc gây căng thẳng lên lòng bàn chân.

  • Tham khảo bác sĩ: Nếu cơn đau kéo dài không giảm hoặc nếu có các triệu chứng bất thường khác đi kèm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Lời khuyên khi bị đau giữa lòng bàn chân

Lời khuyên khi bị đau giữa lòng bàn chân

 

Đau chân gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cách sinh hoạt hằng ngày. Đau chân có thể phát triển trở thành bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong lối sống hằng ngày, bạn cần xây dựng cho mình những phương pháp vận động vừa phải để vừa có thể khỏe mạnh, vừa không gây áp lực lên bàn chân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Website: https://www.bidipharshop.com/ 

Email: info@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

THAM KHẢO THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM TẠI ĐÂY:

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo