Giỏ hàng

Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Trái Cây Gì Để Hạ Đường Huyết?

Những loại trái cây có lợi cho người tiểu đường

1. Quan điểm sai lầm về trái cây cho người tiểu đường

Nhiều người cho rằng, bệnh nhân tiểu đường không được ăn trái cây, nhất là trái cây có vị ngọt. Tuy nhiên đây là quan điểm chưa chính xác, điều này không có nghĩa bạn phải tránh hoàn toàn các loại trái cây này.

Khi ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào đó, người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến các chỉ số đường huyết và khẩu phần ăn phù hợp với tình trạng bệnh.

Trái cây hay các loại thực phẩm khác đều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là chọn lựa những loại trái cây tốt cho sức khỏe mà không gây tăng đường huyết.

2. Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Zoe Fienman tại OnPoint Nutrition: Tất cả các loại trái cây đều có những phẩm chất tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn bị tiểu đường, vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Để xác định loại trái cây nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường, chúng ra cần quan tâm đến chỉ số đường huyết và lượng đường có trong loại quả đó. Khi các chỉ số này càng thấp sẽ càng có lợi cho việc kiểm soát đường huyết của người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cây, bởi vì:

2.1. Đường trong trái cây là đường chậm

Carbohydrate là một nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với cơ thể, chúng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Tuy nhiên không phải loại carbohydrate nào cũng được hấp thu vào máu như nhau.

Các nhà khoa học đã chứng minh được, các loại đường từ trái cây, rau củ hầu hết được hấp thu vào máu rất chậm, vì thế khi ăn trái cây hoa quả sẽ ít tác động đến lượng đường trong máu hơn so với các loại bánh kẹo, nước ngọt.

Vì thế, trái cây tươi được coi là một nguồn thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường.

Chu trình chuyển hóa glucose trong cơ thể ở người bình thường

2.2. Vai trò của trái cây với bệnh tiểu đường

Những lý do người tiểu đường nên bổ sung thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể, hạn chế sự hấp thu đường từ thực phẩm vào máu.

  • Nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường.

  • Cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và phòng chống các biến chứng tiểu đường.

  • Có khả năng kiểm soát cân nặng, phòng tránh nguy cơ thừa cân béo phì - yếu tố làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Do đó, trái cây nên được thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp bệnh nhân tiểu đường giảm bớt cảm giác thèm ngọt thay cho các loại bánh kẹo, nước ngọt.

Xem thêm: 5 LOẠI HOA QUẢ KHÔNG NÊN ĂN KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

3. Các loại trái cây tốt cho người tiểu đường

Như đã trình bày ở trên, thực tế bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn một loại thực phẩm nào cả, chỉ có một số loại thực phẩm cần hạn chế và nên chú ý khi sử dụng. 

Tuy trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường, nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến các chỉ số đường huyết của trái cây, từ đó tìm ra danh sách những loại hoa quả tốt cho người tiểu đường.

Dưới đây là danh sách những loại trái cây bệnh nhân tiểu đường nên ăn để giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu:

3.1. Các loại trái cây có múi

Những loại quả đứng đầu trong danh sách trái cây tốt cho người tiểu đường phải kể đến chính là các loại trái cây có múi như:

  • Bưởi: Một loại trái cây ít calo, nhưng lại rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, cũng như chất xơ. Nghiên cứu cho thấy, bưởi giúp kiểm soát nồng độ insulin và giảm tình kháng insulin của tế bào. 

  • Cam, quýt: Đây là hai loại trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Chất xơ có trong trái cam sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn cam, bưởi, quýt cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nếu bạn đang điều trị rối loạn mỡ máu và đang điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, nên ăn các loại trái cây này cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 2 tiếng. Vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc và tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn.

  • Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều các loại trái cây có múi một lúc. Khi muốn ăn bạn nên chia làm 2 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 2 múi bưởi hoặc ½ quả cam.

Các loại trái cây có múi tốt cho bệnh nhân tiểu đường

3.2. Các loại quả mọng tốt cho người tiểu đường

Quả mọng là những loại quả giàu chất chống oxy hóa, ngăn của sự tấn công của các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đồng thời chỉ số đường huyết trong các loại quả này khá thấp nên an toàn với bệnh nhân tiểu đường.

  • Dâu tây: Trong 100g dâu tây chỉ có khoảng 8g Carbohydrate. Không những thế loại trái cây này rất giàu vitamin C và và Flavonoid giúp người bị tiểu đường giảm nguy cơ gặp biến chứng tim mạch..

  • Anh đào: Là loại trái cây giàu các chất chống oxy hóa như polyphenol, Vitamin C… Góp phần làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể và phòng ngừa các biến chứng tim mạch, ung thư…. Mặt khác, anh đào chứa hàm lượng đường thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều đến lượng đường huyết trong cơ thể.

  • Nho đen: Đây là loại quả dồi dào vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho người bệnh tiểu đường. 

  • Việt quất: Là loại trái cây chứa hàm lượng lớn chất xơ, Flavonoid, Anthocyanins… có lợi cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2. 

Các loại quả mọng tốt cho người tiểu đường

3.3. Táo

Nhiều người thường thắc mắc rằng “bệnh nhân tiểu đường có được ăn táo không?”

Có thể nói, táo là một trong những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường bởi vì:

  • Trong 1 quả táo kích cỡ trung bình chỉ chứa 95 Calo và 25g Carbohydrate. 

  • Cung cấp một lượng không nhỏ chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và hạ nồng độ Cholesterol trong máu.

  • Táo giàu chất xơ hòa tan và Pectin giúp hỗ trợ thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn và làm giảm nhu cầu Insulin

Với những lý do trên, mà táo được xem là loại trái cây an toàn, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thường xuyên.

Xem thêm: 5 CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ÁP DỤNG NGAY

3.4. Đu đủ

Tại sao người bị tiểu đường nên ăn đu đủ? Bởi vì các lý do sau:

  • Trong khoảng 150g trái đu đủ chỉ chứa 59 Calo và 15g Carbohydrate nên lượng đường huyết sau ăn không bị thay đổi quá nhiều.

  • Đu đủ còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, Vitamin A, Vitamin C, Kali, Folate , Vitamin K, E, B… giúp tăng cường sức khỏe, góp phần ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

  • Chất chống oxy hóa Lycopene trong trái đu đủ có khả năng trung hòa các gốc tự do, tăng cường sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường

Vì thế đu đủ là một loại quả tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. góp phần kiểm soát đường huyết ổn định.

3.5. Trái chùm ruột 

Chùm ruột tuy không quá phổ biến nhưng nó lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. 

  • Chùm ruột là trái cây giàu các chất chống oxy hóa như Vitamin C, polyphenol giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Chứa hàm lượng lớn vi chất crom cùng với chỉ số GI ở mức thấp (40) giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

  • Cải thiện khả năng hấp thu và độ nhạy của insulin nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Trái chùm ruột

3.6. Ổi

Một loại quả tiếp theo xuất hiện trong danh sách các loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường chính là trái ổi.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Ấn Độ cho thấy nếu ăn ổi cả vỏ sẽ giúp giảm bớt những vấn đề bất thường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Ví dụ như: tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu…

Ngoài ra, ổi là loại trái cây cung cấp nhiều Vitamin C cho cơ thể. Trong 100g ổi chứa 200mg Vitamin C, 40 – 56 Calo và ít hơn 10g Carbohydrate, mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bị tiểu đường có thể ăn khoảng ½ quả ổi mỗi lần và 2 lần/ ngày.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

4. Giải đáp các thắc mắc về trái cây tốt cho người tiểu đường

Chế độ khi mắc bệnh tiểu đường luôn là điều mà nhiều người bệnh quan tâm, trong đó trái cây luôn là nhóm thực phẩm nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc nhất. Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc ngoài câu hỏi “người bị tiểu đường thường ăn trái cây gì?”

4.1. Khẩu phần trái cây một ngày cho bệnh nhân tiểu đường

Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ đường huyết của người bệnh, mà khẩu phần ăn của mỗi bệnh nhân tiểu đường sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày? Đa phần mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 15g carbohydrate, ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý đến chỉ số đường huyết (GI) của các loại thực phẩm.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết trong khoảng từ  0 - 55.

Một khẩu phần ăn trái cây của người bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo như sau: 

Một loại quả với kích cỡ trung bình tương đương quả bóng chày (như cam, quýt, táo); một cốc đối với quả mọng (dâu tây, nho, việt quất…); nửa cốc đối với các sản phẩm trái cây chế biến sẵn như nước ép trái cây.

Khẩu phần trái cây trong một ngày của người tiểu đường phụ thuộc vào lượng đường trong máu

4.2. Người bị tiểu đường nên ăn trái cây vào lúc nào trong ngày?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, thời điểm ăn trái cây trong ngày rất quan trọng, sao cho đường huyết không tăng đột ngột sau khi ăn, mà cơ thể vẫn hấp thu được tối đa các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Vì thế khi bệnh nhân tiểu đường ăn hoa quả cần lưu ý những điểm sau:

  • Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là giữa buổi sáng hoặc khoảng 5 giờ chiều.

  • Bạn cần ăn trái cây sau bữa ăn chính ít nhất 2 giờ

  • Một ngày, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn từ 2-3 loại trái cây và ăn đúng khẩu phần trái cây mà bác sĩ đưa ra.

4.3. Người bị tiểu đường có nên uống nước trái cây không?

Đáp án: Các loại nước ép, nước sinh tố không phải là thức uống lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Bởi vì các loại nước này có tỷ lệ chất xơ thấp, nhưng lượng đường lại cao nên khi tiêu thụ các thức uống này có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.

Vì thế, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân của mình nên ăn trái cây tươi, thay vì uống nước ép và sinh tố. Ngoài việc bổ sung thêm chất xơ, thì động tác nhai thức ăn sẽ giúp đường hấp thu một cách từ từ, không gây tăng đường máu đột ngột.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế uống nước ép trái cây hoặc các loại nước sinh tố

4.4. Trái cây người bị tiểu đường cần tránh

Không có bất kỳ loại quả nào mà bệnh nhân tiểu đường phải kiêng hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những loại quả sau để không làm ảnh hưởng đến đường huyết:

  • Mít, sầu riêng

  • Dứa chín

  • Chuối chín

  • Xoài chín

  • Nhãn, vải

Những loại quả này người bệnh có thể ăn một lượng nhỏ, nhưng chỉ nên ăn tại thời điểm cách xa bữa ăn chính để không làm đường huyết tăng lên đột ngột.

4.5. Lưu ý khi ăn trái cây cho người bị tiểu đường

Một số điều người bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn trái cây để không làm ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu:

  • Nói không với các loại trái cây đóng  hộp: Những loại trái cây này thường được bảo quản dưới dạng siro chứa nhiều đường, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn các loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

  • Hạn chế sử dụng các loại trái cây sấy khô: Vì khi sấy khô hầu hết nước, chất dinh dưỡng trong trái cây sẽ giảm mạnh, còn lượng đường thì tăng lên gấp nhiều lần. 

  • Tốt nhất nên lựa chọn các loại trái cây tươi, mọng nước, giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp để bổ sung vào khẩu phần trái cây cho người bệnh.

  • Khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường không chỉ nên tập trung vào trái cây mà 50% khẩu phần ăn nên tập trung vào các loại rau ít tinh bột, tiếp đến là protein (ưu tiên các loại protein có nguồn gốc thực vật), ngoài ra có thể bổ sung một lượng nhỏ chất béo lành mạnh từ dầu oliu, dầu cá vào bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường.

Các loại trái cây sấy khô có hàm lượng đường cao không phù hợp với người bị tiểu đường

Mặc dù chế độ ăn rất quan trọng, nhưng người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, sử dụng đúng thuốc, đúng kiều. Vì đây mới là yếu tố giúp kiểm soát đường huyết ổn định, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là các thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị tiểu đường nên ăn loại trái cây nào và những lưu ý khi ăn trái cây để không làm ảnh hưởng đến đường huyết.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo