Giỏ hàng

Các Biến Chứng Cấp Tính Của Bệnh Tiểu Đường Cần Đề Phòng Ngay!!!

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường khởi phát nhanh, gây nguy hiểm cho người bệnh

1. Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện sau vài năm mắc bệnh hoặc cũng có thể là vài giờ sau khi mắc bệnh. Những biến chứng khởi phát nhanh chóng và nguy hiểm được gọi chung là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. 

Dưới đây là các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường mà người bệnh cần phòng tránh:

1.1. Nhiễm toan ceton máu

Nhiễm toan ceton máu là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 khi cơ thể người bệnh tự sản xuất ra lượng acid ceton khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu.

Tình trạng nhiễm toan ceton máu khởi phát do cơ thể không đủ insulin để chuyển glucose từ máu vào tế bào, dẫn đến tế bào không đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất năng lượng và bắt đầu phân hủy chất béo để có đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất béo tạo năng lượng chính là ceton, chúng sẽ không ngừng tăng lên và tích tụ trong máu gây nhiễm toan máu.

Các dấu hiệu nhận biết biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton thường xuất hiện nhanh chóng, ồ ạt, bao gồm:

  • Cảm thấy khát nước dù đã uống rất nhiều nước trước đó.

  • Đi tiểu thường xuyên, liên tục

  • Hơi thở và nước tiểu có mùi trái cây (hơi thở ceton)

  • Cảm thấy đau bụng, buồn nôn và nôn

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

  • Cảm thấy lú lẫn, mơ màng

Nhiễm toan ceton máu được xem là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường vì có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Nếu biến chứng này không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể bị hôn mê sâu trong vài giờ, khoảng 5% người bệnh đã tử vong vì biến chứng này.

Mặc dù biến chứng này chủ yếu gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, hiếm gặp ở người bị đái tháo đường tuýp 2, nhưng vẫn có thể phát triển nếu người bệnh mắc một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm tụy cấp, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim…

Đặc biệt, biến chứng này thường xuyên xuất hiện ở những người không tuân thủ điều trị hoặc thường xuyên bỏ liều insulin.

Xem thêm: 7 BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Song song với việc kiểm tra chỉ số đường huyết, người bệnh cũng cần quan tâm đến chỉ số ceton máu

1.2. Tăng áp lực thẩm thấu

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu (Hyperosmolar - HHS) là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ rút nước từ các tế bào, cơ quan. Từ đó, gây ra tình trạng mất nước nội bào nghiêm trọng, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy khát và dẫn đến lú lẫn.

Loại biến chứng này có thể gặp cả ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhưng phổ biến hơn ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Các dấu hiệu nhận biết biến chứng tăng áp lực thẩm thấu bao gồm:

  • Luôn cảm thấy khô miệng và cực kỳ khát nước

  • Lượng đường trong máu lúc nào cũng ở mức cao

  • Sờ thấy da ấm nhưng không đổ mồ hôi

  • Sốt nhiều

  • Lú lẫn, thường cảm thấy buồn ngủ.

  • Cơ thể suy nhược, dễ bị buồn nôn.

  • Thị lực suy giảm 

Khi lượng đường trong máu quá cao và phát hiện các dấu hiệu trên, cần giữ đủ nước cho người bệnh và đi cấp cứu ngay.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu khiến người bệnh cảm thấy cực kì khô miệng và liên tục khát nước

1.3. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể, đặc biệt là não bộ không nhận đủ glucose để hoạt động. Những người có chỉ số đường huyết thấp hơn 70 mg/dL (4,2 mmol/L) được coi là đường huyết thấp hoặc hạ đường huyết.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là do:

  • Dùng các thuốc giải phóng insulin như  meglitinides, sulfonylureas, nargetlinide hoặc insulin.

  • Do người bệnh bỏ bữa, uống nhiều rượu bia, ăn ít, hoặc tập luyện nhiều mà không nạp thêm năng lượng.

Các dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết có thể sẽ khác nhau, nhưng các triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Run rẩy, tim đập nhanh, hồi hộp

  • Đổ mồ hôi nhưng cảm thấy ớn lạnh.

  • Khó tập trung, đôi khi bị lú lẫn

  • Da xanh xao, tái nhợt

  • Cơ thể mệt mỏi như không có năng lượng, kèm cảm giác đói

  • Mắt nhìn mờ hoặc thị lực bị suy giảm

Biến chứng hạ đường huyết nặng và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Các dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết

2. Khi nào xuất hiện các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường?

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào có thể là vài ngày, vài giờ sau khi phát bệnh nhưng cũng có thể không xuất hiện nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.

Bởi vì các biến chứng cấp tính này là kết quả của sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc tương đối insulin, một khi đã khởi phát các biến chứng này sẽ diễn biến rất nhanh nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: THỜI GIAN GẶP BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO LÂU?

3. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường cấp tính

Bởi vì các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường khởi phát rất nhanh và nguy hiểm, nên chủ động phòng tránh các biến chứng này bằng các biện pháp dưới đây là rất cần thiết:

  • Kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết trong cơ thể, tuân thủ đầy đủ hướng dẫn theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

  • Uống đúng thuốc, đúng thời gian và đúng liều.

  • Thực hiện chế độ ăn uống, vận động hợp lý dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường.

  • Không nên hoạt động quá mức, thường xuyên kiểm tra bàn chân sau khi vận động để phòng tránh các biến chứng bàn chân tiểu đường.

  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

  • Nếu người bệnh bị hạ đường huyết mức độ nhẹ, có thể cho người bệnh uống ngay 10-15g đường và nghỉ ngơi trong 30 phút hoặc ngậm một viên kẹo ngọt…

  • Nếu bệnh nhân tiểu đường có dấu hiệu hôn mê, lú lẫn, mê sảng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Tăng cường tập luyện thể dụ, thể thao để góp phần kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường cấp tính

Trên đây là những thông tin chi tiết về các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. Các biến chứng này mặc dù nguy hiểm nhưng không có nghĩa là chúng ta phải đầu hàng trước những biến chứng này. Bạn cần ghi nhớ rằng, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì các biến chứng cấp tính hay mạn tính đều không có cơ hội tấn công chúng ta.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo