Giỏ hàng

Có Bao Nhiêu Biến Chứng Tiểu Đường Ở Chân Và Cách Phòng Tránh?

Nguyên nhân của bàn chân tiểu đường chủ yếu là tổn thương dây thần kinh và mạch máu ngoại vi

1. Tại sao bệnh tiểu đường gây biến chứng ở chân

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường là một thuật ngữ thường dùng trong y khoa để chỉ những tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Các bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng bàn chân có nhiều khả năng đã xuất hiện các biến chứng khác như bệnh thận, thiếu máu, biến chứng trên mắt

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phổ biến, có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Bệnh tiểu đường gây biến chứng ở chân chủ yếu là do sự rối loạn thần kinh ngoại biên và tổn thương mạch máu ngoại vi, làm tê ngoại vi chi dưới, khiến người bệnh gần như bị mất cảm giác ở chân, gây khó chịu, nhiễm trùng, lở loét ở bàn chân. 

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, những vết loét rất dễ bị hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ phần chi bị hoại từ.

Vì thế, bệnh nhân tiểu đường lâu năm cần phải thận trọng với các biến chứng ở chân.

Xem thêm: THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

2. 5 biến chứng tiểu đường ở bàn chân thường gặp

Theo thống kê có khoảng 5-7% số người bị tiểu đường gặp biến chứng loét bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 15-46 lần so với người không mắc bệnh.

Dưới đây là 5 biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp nhất

2.1. Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường

Tình trạng nhiễm trùng chân do tiểu đường thường được phân làm 2 loại gồm: nhiễm trùng cục bộ và nhiễm trùng lan tỏa.

  • Nhiễm trùng bàn chân cục bộ do đái tháo đường chỉ ảnh hưởng đến một vị trí trên bàn chân và không lan sang các khu vực xung quanh, với triệu chứng đặc trưng là sưng, đỏ, đau tại chỗ.

  • Nhiễm trùng bàn chân lan tỏa có thể lan ra khắp bàn chân, thậm chí có thể lan sang vùng da khác.

Đâu là nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chân. Thủ phạm gây ra nhiễm trùng chân ở bệnh nhân tiểu đường được xác định các chủng vi khuẩn gram dương.

Biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở người mắc bệnh đái tháo đường

2.2. Bệnh lý thần kinh tiểu đường

Các tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường gây ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền tín hiệu và cảm giác từ bàn chân đến não bộ và ngược lại. Điều này dẫn đến cảm giác ngứa râm ran ở bàn chân, thậm chí có thể gây mất cảm giác ở bàn chân.

Tổn thương thần kinh là một trong những nguyên nhân gây loét bàn chân phổ biến nhất. Đồng thời do không cảm nhận được đau đớn nên người bệnh thường phát hiện muộn, khiến tình trạng tổn thương càng lan rộng.

2.3. Loét bàn chân tiểu đường

Loét bàn chân là biến chứng bàn chân tiểu đường phổ biến nhất, đây là hậu quả của tổn thương thần kinh và sự thay đổi của các mạch máu tại chân do bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu quá cao gây ức chế khả năng chữa lành vết thương của cơ thể, dẫn đến loét mạn tính.  Tình trạng loét bàn chân do tiểu đường có thể gây biến dạng bàn chân vì sự thoái hóa, biến đổi mô. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân tiểu đường trên thế giới  phải cắt cụt chân do loét ác tính kéo dài.

2.4. Bệnh khớp Charcot

Bệnh khớp Charcot là tình trạng khớp bị phá hủy do sự mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt ở bàn chân.  Bệnh dẫn đến các triệu chứng như sưng, đỏ và biến dạng ngón chân. 

Nguyên nhân gây bệnh Charcot là do bệnh thần kinh tiểu đường, gây ra hậu quả khuyết tật, gãy xương và làm bàn chân bị biến dạng nghiêm trọng.

Nó làm khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm, lâu dần có thể gây liệt chi dưới, thậm chí là liệt toàn thân.

2.5. Bệnh mạch máu ngoại biên

Đây là biến chứng tiểu đường gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến bàn chân của người bệnh. Nó khiến hoạt động cung cấp máu đến vùng chi dưới bị gián đoạn, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và làm tắc, hẹp mạch máu.

Hậu quả là lượng máu, chất dinh dưỡng, oxy cung cấp cho bàn chân bị giảm đáng kể, khiến các tế bào bàn chân chịu tổn thương và dẫn đến hoại tử. 

Đồng thời biến chứng này cũng khiến các vết loét ở bàn chân tiểu đường khó lành hơn, khiến nhiều người phải cắt cụt chi dưới.

Các tổn thương bàn chân thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường 

3. Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân ở người bị tiểu đường

Có thể nói, dù là bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì đều có nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Đây là các biến chứng nghiêm trọng, dai dẳng, khó điều trị, nguy hiểm nhất là hoại tử dẫn tới phải cắt cụt chi. 

Vì thế chủ động ngăn ngừa và điều trị dự trước khi các biến chứng bàn chân tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.

Xem thêm: 5 CÁCH PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ÁP DỤNG NGAY

Dưới đây là một số cách phòng tránh biến chứng tiểu đường ở bàn chân mà bạn có thể tham khảo:

  • Rửa sạch chân hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau khi rửa xong cần lau khô, nhất là ở các kẽ ngón chân, đặc biệt chỉ nên rửa chân không nên ngâm chân.

  • Nếu da chân bị khô, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi đã rửa sạch chân và lau khô, tuy nhiên không nên thoa kem vào kẽ ngón chân.

  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện sớm các vết loét, tổn thương, mẩn đỏ, mụn nước hay các vết chai sạn…

  • Không quên kiểm tra và vệ sinh sạch móng chân, bạn nên cắt gọn móng chân tuy nhiên không nên cắt quá sâu vì có thể gây tổn thương bàn chân.

  • Chà và làm mịn các vết chai ở chân, là, mềm các vết chai sau khi tắm xong.

  • Thường xuyên vận động linh hoạt mỗi ngày để tăng cường tuần hoàn đến bàn chân, không nên vắt chéo chân khi ngồi vì sẽ khiến máu kém lưu thông đến hai chân.

  • Đi dép hoặc đi giày được thiết kế che kín mũi chân, đồng thời lựa chọn tất có chất liệu thông thoáng.

  • Quan trọng nhất là phải kiểm soát lượng đường huyết luôn trong mức cho phép bằng cách sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

  • Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và theo dõi đường huyết, giúp xử lý kịp thời các biến chứng tiểu đường có thể gặp.

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ là một cách giúp phòng tránh biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn nên biết về biến chứng tiểu đường ở chân để từ đó có biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời, hạn chế hậu quả do các biến chứng này gây ra. Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân hoặc người thân trong gia đình ngay từ bây giờ bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu.

Dưới đây là sản phẩm giúp hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo