Mất Ngủ Ở Người Già: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hiệu Quả
Mất ngủ thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ ở người già sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời. Cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích về mất ngủ ở người già trong bài viết này nhé
Người cao tuổi là đối tượng thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ
1. Tình trạng người già hay bị mất ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái ức chế thần kinh, nó có tác dụng bảo vệ vỏ não, đồng thời cũng là thời gian để cơ thể tái tạo năng lượng. Trong giấc ngủ, quá trình đồng hóa sẽ chiếm ưu thế, nhờ đó giúp cơ thể tăng cường thu nạp chất vào cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Do đó, giấc ngủ là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Một giấc ngủ đủ về thời gian và chất lượng sẽ giúp chúng ta duy trì tốt sức khỏe tinh thần và thể chất.
Tuy nhiên, có khoảng 50% người trên 60 tuổi có dấu hiệu mất ngủ, trong khi con số này ở người trẻ là 20%. Mất ngủ, khó ngủ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, dù ở độ tuổi nào, nhưng nó lại đặc biệt dễ xuất hiện ở người cao tuổi.
Trong số những người cao tuổi bị mất ngủ thì phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, điều này là do các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ.
Mất ngủ ở người già nếu không tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người già
2. Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, hay gặp nhất:
Mất ngủ do tuổi cao: Khi tuổi càng cao, các chức năng của cơ thể sẽ bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó chức năng của hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các tế bào thần kinh bị suy thoái dẫn đến người già hay bị mất ngủ.
Mất ngủ do bệnh lý: Người cao tuổi là một trong những đối tượng tấn công của nhiều bệnh lý khác nhau, mà có rất nhiều loại bệnh sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, điển hình nhất là đau nhức xương khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Mất ngủ do tác động của môi trường sống: Môi trường sinh sống có tác động rất lớn đến đời sống của con người. Tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay, ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng ồn… là các nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi bị mất ngủ.
Mất ngủ do chế độ sinh hoạt không điều độ: Các thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian dài như ăn quá no, uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya… không chỉ là nguyên nhân gây ra mất ngủ ở người già, mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…
Mất ngủ ở người già do tác dụng phụ của thuốc: Đa phần người cao tuổi đều mắc một hay nhiều bệnh lý mạn tính, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài và tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Mỗi người cao tuổi sẽ có một hay nhiều nguyên nhân gây mất ngủ khác nhau, vì thế tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị mới là cách tốt nhất giúp giải quyết vấn đề giấc ngủ ở người già.
Xem thêm: MẤT NGỦ DO LO ÂU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
3. Bệnh lý gây mất ngủ ở người già
Người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh lý dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, dễ mất ngủ, khó ngủ, đêm trằn trọc hay tỉnh giấc. Một số bệnh lý gây mất ngủ ở người già phải kể đến như:
Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành (thiếu máu cơ tim)... là những bệnh lý khiến người cao tuổi bị đau tức ngực, khó chịu, lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì những bệnh lý này mà nhiều người không thể ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc.
Bệnh đường hô hấp: Một số bệnh đường hô hấp hay gặp ở người cao tuổi bao gồm giãn phế quản, hen phế quản… gây ra triệu chứng ho nhiều, nhất là về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được. Tình trạng này nếu không được cải thiện có thể khiến người cao tuổi mất ngủ nhiều đêm liên tục.
Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh lý về dạ dày và viêm đại tràng mạn tính là hai bệnh lý gây ảnh hưởng đến giấc ngủ nhiều nhất, vì nó khiến người cao tuổi bị đau bụng suốt đêm, không thể chợp mắt được.
Bệnh tiểu đường: Bệnh lý này và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tiểu đường gây mất ngủ và mất ngủ cũng khiến người bệnh khó kiểm soát đường huyết hơn.
Ngoài những bệnh lý nêu trên, còn rất nhiều căn bệnh khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt, sỏi thận… Do hầu như người cao tuổi nào cũng sẽ mắc một hoặc một số bệnh lý nhất định, vì thế hầu hết người già đều gặp tình trạng suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Các bệnh lý mạn tính khiến nhiều người cao tuổi khó có giấc ngủ ngon
4. Dấu hiệu mất ngủ ở người cao tuổi
Triệu chứng mất ngủ ở người già thường dễ nhận thấy, vì sức khỏe của người già đã giảm sút khá nhiều so với thanh niên, nên biểu hiện của mất ngủ thường khá rõ ràng, bao gồm:
Khó ngủ về đêm, trằn trọc rất lâu mà vẫn không ngủ được.
Dễ tỉnh dậy giữa giấc ngủ, khó ngủ lại
Có cảm giác buồn ngủ nhưng lên giường lại không ngủ được.
Một đêm ngủ có thể tỉnh dậy nhiều lần
Khó khăn lắm mới ngủ được nhưng chỉ ngủ được khoảng 1 tiếng rồi tỉnh và không ngủ lại được.
Thường xuyên bị tỉnh giấc vào 4 giờ sáng.
Ban ngày thường mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ.
Mỗi người cao tuổi bị mất ngủ sẽ có các triệu chứng không giống nhau, tuy nhiên nếu các triệu chứng này không được cải thiện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người cao tuổi.
5. Hậu quả khi người già bị mất ngủ kéo dài
Người cao tuổi thường xuyên bị mất ngủ kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống như:
Thường xuyên gặp tình trạng “nhớ nhớ quên quên”
Tần suất bị đau đầu, chóng mặt ngày càng nhiều.
Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung
Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, mắc bệnh Alzheimer.
Sức đề kháng bị suy giảm
Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu kỉnh, bực tức.
Sức khỏe ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm…
Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người già
6. Người già mất ngủ khi nào phải dùng thuốc?
Hầu hết người lớn tuổi có thể thực hiện các biện pháp cải thiện mất ngủ mà không cần dùng thuốc. Các trường hợp mất ngủ ở người già chỉ nên dùng thuốc khi:
Điều trị nguyên nhân gây mất ngủ do các bệnh lý khác gây ra. Ví dụ như người già bị mất ngủ do đau nhức xương khớp cần dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau.
Mất ngủ không rõ nguyên nhân cần dùng thuốc gây ngủ khi các biện pháp can thiệp điều trị mất ngủ không dùng thuốc không mang lại hiệu quả.
Người già mất ngủ cần uống thuốc gì? Dựa theo chỉ định của bác sĩ trên từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể dùng thuốc chữa mất ngủ tây y hoặc các bài thuốc đông y chữa mất ngủ. Ngoài ra có thể bổ sung melatonin từ 1 đến 2 tiếng trước khi ngủ.
Tuy nhiên cần chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc gây ngủ cho người cao tuổi, vì thế tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi các loại thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già.
Không nên tự ý sử dụng thuốc an thần gây ngủ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
7. Các biện pháp chữa mất ngủ ở người già không cần uống thuốc
Cách điều trị mất ngủ ở người già tốt nhất là áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc, vì nó không gây ra tác dụng phụ của người dùng (nhất là các trường hợp mất ngủ do thói quen sống hoặc do rối loạn tâm lý).
Dưới đây là một số biện pháp chữa mất ngủ cho người già mà bạn có thể tham khảo như sau:
Thường xuyên tập thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức, tránh tập các bài tập cần nhiều sức lực sau 6 giờ tối.
Cố gắng giải quyết xong hoặc tạm gác các vấn đề khiến bạn lo lắng, tìm cách giúp bản thân thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường đi ngủ.
Tạo môi trường yên tĩnh, không gian ngủ khiến bạn cảm thấy thoải mái, bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, ảnh sáng, tiếng ồn…
Chỉ lên giường khi cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng đi ngủ. Hạn chế nằm trên giường quá lâu khi bị mất ngủ. Bạn nên rời khỏi giường và thực hiện các công việc khác như đọc sách, nghe nhạc… cho đến khi buồn ngủ mới quay trở lại giường.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… không nên ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ hoặc ăn các món ăn kích thích như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Rút ngắn thời gian ngủ vào ban ngày: Một giấc ngủ trưa lý tưởng chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút, giúp bạn cải thiện sự tỉnh táo mà không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
Phối hợp nhiều phương pháp chữa mất ngủ với nhau để tăng hiệu quả như tập thiền, các tư thế yoga chữa mất ngủ, ngâm chân thảo dược, sử dụng các thảo dược trị mất ngủ….
Ngâm chân trước khỉ ngủ là một biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả
Các biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc dù an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn, nhưng cần thực hiện kiên trì mới cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Trên đây là các thông tin cần thiết về tình trạng mất ngủ ở người già. Mong rằng qua bài viết đã giúp bạn có thêm một góc nhìn về tình trạng này và có cho mình các biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già phù hợp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677