Mất Ngủ Do Lo Âu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Mất ngủ do căng thẳng lo âu là nguyên nhân hay gặp nhất
1. Mối quan hệ giữa căng thẳng, stress với rối loạn giấc ngủ
Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ khác nhau, mà chắc hẳn ai trong số chúng ta đều đã từng một lần bị mất ngủ. Nếu chỉ mất ngủ trong thời gian ngắn sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và chúng ta thường dễ dàng bỏ qua.
Tuy nhiên mất ngủ kéo dài thực sự là nỗi ám ảnh với những người từng trải qua nhất là người cao tuổi, người thường xuyên bị căng thẳng, stress…
Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là yếu tố duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của con người. Trong số các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp thì căng thẳng, stress gây là tình trạng phổ biến nhất.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối quan hệ giữa mất ngủ với căng thẳng, stress, lo âu, cụ thể như sau:
Một nghiên cứu tại Na Uy đăng trên tạp chí Sleep cho rằng, mất ngủ mãn tính có thể tăng nguy cơ gặp tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm. Nó có thể khiến suy nghĩ của người bệnh trở nên lệch lạc, có xu hướng suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn.
Số liệu được Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh cung cấp cho thể có khoảng 50-90% trường hợp trầm cảm bị mất ngủ thường xuyên.
Từ những dẫn chứng trên cho thấy, mất ngủ mạn tính, lo âu, căng thẳng là các vấn đề sức khỏe có mối liên quan mật thiết với nhau. Mất ngủ kéo dài càng làm cho hệ thần kinh căng thẳng và ngược lại. Điều này vô tình tạo ra một vòng “luẩn quẩn” cho người bệnh, khi mà lo lắng, căng thẳng vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của mất ngủ. Từ đó dẫn đến khó khăn trong điều trị.
Căng thẳng lo âu vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của bệnh mất ngủ
Cơ chế căng thẳng, lo âu gây mất ngủ như sau:
Sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Khi căng thẳng kéo dài sẽ ức chế não bộ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin. Đây là chất có tác dụng chi phối giấc ngủ, tạo cảm giác buồn ngủ.
Rối loạn hoạt động của tế bào thần kinh: Căng thẳng, lo âu trong thời gian dài dẫn đến sự mất cân bằng trong việc sản xuất hormone, từ đó gây ra các rối loạn hoạt động của tế bào thần kinh, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Não bộ bị kích thích liên tục: Sự căng thẳng, lo âu quá mức khiến não bộ bị kích thích liên tục, ngay cả trong giấc ngủ, người bệnh luôn cảm thấy tự ti, buồn bã… Tình trạng này gây khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc và mệt mỏi khi thức dậy.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng bản thân mình đang bị mất ngủ do căng thẳng, lo âu quá mức.
Lo âu quá mức thường xuất hiện vào ban đêm khi bạn nghĩ về những chuyện xung quanh cuộc sống
2. Nguyên nhân và triệu chứng căng thẳng lo âu gây mất ngủ
Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống như gánh nặng kinh tế, áp lực công việc… Vì thế, rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, stress ngày càng trở nên phổ biến hơn.
2.1. Các triệu chứng của căng thẳng, lo âu
Trên thực tế, căng thẳng lo âu có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào cả vào buổi sáng hay ban đêm, đôi khi chúng ta có thể bỏ qua những dấu hiệu căng thẳng này, ví dụ như:
Cảm thấy lo lắng, hồi hộp, bồn chồn
Dễ bị mất tập trung
Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn.
Gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị căng thẳng cực độ gây hoang mang, sợ hãi dữ dội với các triệu chứng như: tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi nhưng ớn lạnh, choáng váng, chóng mặt…
Các triệu chứng căng thẳng, lo lắng không chỉ gây mất ngủ mà còn khiến nhiều người thường xuyên gặp ác mộng gây kiệt quệ cả về thể và tinh thần của bệnh nhân.
Thời gian ngủ tiêu chuẩn theo từng độ tuổi
2.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lo âu, căng thẳng
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lo lắng căng thẳng và giải quyết nó, bạn sẽ đồng thời giải quyết được tình trạng mất ngủ kéo dài do stress. Dưới đây là một số nguyên nhân gây căng thẳng, lo âu:
Những áp lực, khó khăn trong cuộc sống thường tích tụ trong quá trình sinh hoạt ban ngày, vào ban đêm khi lên giường nghĩ đến những điều này khiến nhiều người cảm thấy áp lực, căng thẳng.
Do các chứng rối loạn tâm thần khiến người bệnh lo lắng, sợ hãi quá mức. Theo Hiệp hội Lo lắng và trầm cảm Hoa Kỳ (viết tắt là ADAA), rối loạn giấc ngủ xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
Do vậy, các liệu pháp tâm lý giúp cải thiện tâm trạng cũng được coi là một phương pháp chữa mất ngủ mang lại hiệu quả tích cực.
Xem thêm: MẤT NGỦ RỤNG TÓC: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ
Trong cuộc sống luôn có nhiều yếu tố tác động gây ra căng thẳng, lo lắng
3. Hậu quả do căng thẳng, lo âu gây mất ngủ kéo dài
Bản thân mất ngủ đã là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở người trưởng thành, vì nó là một yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần.
Ngoài ra, mất ngủ do căng thẳng lo âu còn gây ra các hậu quả đáng lo ngại sau, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời:
Mất ngủ do căng thẳng kéo dài khiến cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, giảm tỉnh táo khi học tập làm việc.
Gia tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và tai nạn khi làm việc, điều khiển máy móc và lái xe.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu.
Mất ngủ do căng thẳng sẽ làm giảm hiệu suất lao động, khả năng học tập, thiếu tự tin trong các hoạt động xã hội
Hình thành những suy nghĩ tiêu cực, có thể dẫn tới suy nghĩ “dại dột” nếu không được điều trị sớm.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, viêm xương khớp…
Gây áp lực và gánh nặng lên gia đình, xã hội.
Như vậy, mất ngủ do lo âu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn tác động tiêu cực đến người xung quanh. Vì vậy, bạn cần chủ động tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tìm ra giải pháp thích hợp, đồng thời người thân, bạn bè cũng cần đưa ra những lời khuyên, chia sẻ giúp người bệnh vượt qua căng thẳng, áp lực.
Xem thêm: MẤT NGỦ Ở TUỔI DẬY THÌ - HIỂU ĐÚNG NGUYÊN NHÂN ĐỂ KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Lo lắng, stress lâu ngày không được giải quyết có thể dẫn đến trầm cảm
4. Điều trị rối loạn lo âu gây mất ngủ thế nào?
Hiện nay, sử dụng các loại thuốc chữa mất ngủ tây y có thể mang lại hiệu quả tức thời, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người sử dụng, nhất là khi sử dụng sai cách.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị mất ngủ do lo âu không dùng thuốc:
Liệu pháp nhận thức - hành vi: Liệu pháp này sẽ giúp thay đổi quan niệm và thái độ sai lầm của nhiều người gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ như các hành vi lo âu xung quanh việc kiểm soát số lượng và chất lượng giấc ngủ. Đồng thời giáo dục người bệnh về một giấc ngủ bình thường. Phương pháp này sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ tâm lý.
Liệu pháp giới hạn giấc ngủ: Mục đích của liệu pháp này là giảm thời gian người bệnh thức trên giường. Nguyên tắc của phương pháp này chính là nếu bạn không ngủ được thì không nên nằm trên giường quá 15 phút mà hãy ngồi dậy đọc sách, nghe nhạc hoặc làm những điều mà bạn thấy thư giãn cho đến khi buồn ngủ mới quay trở lại giường. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thay đổi không gian ngủ: Bạn có thể dọn dẹp, trang trí lại không gian phòng ngủ, giảm độ sáng của đèn khi ngủ, điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ hơn… để cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thư giãn trước khi ngủ: Đây là nguyên tắc quan trọng giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ do lo lắng, căng thẳng. Có nhiều cách khác nhau giúp bạn thư giãn, ví dụ như: Uống trà dễ ngủ, tâm sự cùng bạn bè, ngâm chân bằng thảo dược…
Tập thể dục trước khi ngủ: Đơn giản bạn chỉ cần tập bài tập hít thở, tập thiền hoặc một vài động tác yoga nhẹ nhàng để giúp cải thiện tuần hoàn, làm dịu cơ bắp giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Thiền là một trong những pháp chữa mất ngủ, giảm căng thẳng đáng để tham khảo
Trên đây là các thông tin cần thiết về tình trạng mất ngủ do lo âu. Một vài lần mất ngủ do căng thẳng có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe rõ rệt, nhưng về lâu về dài nếu tình trạng này không được điều trị có thể sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề.
Ngoài biện pháp chữa mất ngủ nêu trên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược chữa mất ngủ như:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677