Giỏ hàng

Mất Trí Nhớ Tạm Thời Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh mất trí nhớ tạm thời khiến bạn mất khả năng ghi nhớ các thông tin mới hoặc nhớ lại các ký ức vừa xảy ra trong thời gian ngắn. Đây là cú sốc tâm lý nghiêm trọng với nhiều người bệnh, cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này ngay nhé.

Mất trí nhớ tạm thời tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh

1. Bệnh mất trí nhớ tạm thời là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời được định nghĩa là tình trạng não bộ mất đi chức năng ghi nhớ đột ngột, khi đó người bệnh thường mất khả năng hình thành ký ức mới, đồng thời không thể gợi nhớ lại những ký ức mới xảy ra gần đây.

Người mắc bệnh vẫn nhớ họ là ai và nhận ra được những người thân xung quanh, khả năng giao tiếp xã hội và khả năng ngôn ngữ vẫn hoạt động bình thường. 

Khi mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như nấu ăn, lái xe… Tuy nhiên, họ thường xuyên không có khả năng nhận biết mình đang ở đâu hoặc bây giờ là lúc nào…

Căn bệnh này thường hay gặp ở người từ 50 đến 70 tuổi và rất hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi.

Vậy bệnh mất trí nhớ tạm thời có nguy hiểm không? Mặc dù căn bệnh này rất hiếm xảy ra trong cuộc sống và sẽ không lặp lại nhưng nó sẽ gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực cho người bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh mất trí nhớ tạm thời chủ yếu xuất hiện ở người trên 50 tuổi

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ tạm thời

Triệu chứng điển hình của mất trí nhớ tạm thời là người bệnh mất đi khả năng hình thành ký ức mới và gợi nhớ lại những ký ức vừa xảy ra, người bệnh không thể nhớ ra được những sự kiện xảy ra trước đó vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết căn bệnh này thông qua các triệu chứng khác như:

  • Các triệu chứng đi kèm: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, lo lắng, bồn chồn, hoang mang, ngứa ran khắp tứ chi…

  • Tình trạng mất trí nhớ thường chỉ kéo dài trong vài tiếng, một số trường hợp hiếm gặp có thể kéo dài đến 24 tiếng. Sau đó, khả năng hình thành ký ức mới của người bệnh sẽ trở lại bình thường.

  • Những ký ức hình thành trong thời gian phát bệnh thường khó lấy lại được. 

  • Bệnh thường chỉ xuất hiện một lần và ít khi tái phát (khả năng tái phát thấp dưới 10%)

  • Nếu bệnh mất trí tạm thời tái phát nhiều lần, người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành các bệnh mất trí nhớ nghiêm trọng hơn.

Khi nào bệnh mất trí nhớ tạm thời cần đến gặp bác sĩ? Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng lại rất khó để phân biệt với các căn bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng mất trí nhớ. Vì thế, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường về khả năng ghi nhớ, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.

Mất trí nhớ tạm thời khiến người bệnh không thể gợi nhớ lại những ký ức 

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mất trí nhớ tạm thời

Mất trí nhớ tạm thời có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nó có thể là xuất phát từ các vấn đề tâm lý hoặc do một tai nạn ngoài ý muốn, cụ thể như sau:

  • Hoạt động thể chất quá mức, tăng cường độ đột ngột

  • Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, áp lực cao trong thời gian dài.

  • Đột ngột ngâm người vào nước lạnh hoặc nước nóng.

  • Gặp chấn thương ở vùng đầu

  • Quan hệ tình dục

  • Thực hiện các thủ thuật y khoa như chụp mạch máu não hoặc nội soi.

  • Lạm dụng rượu bia

  • Sử dụng các thuốc an thần gây ngủ barbiturat, chất gây nghiện liều cao hoặc một lượng nhỏ thuốc benzodiazepine.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ tạm thời bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị mắc mất trí nhớ tạm thời đột ngột so với những người dưới 40 tuổi.

  • Người có tiền sử đau nửa đầu: Người thường xuyên bị đau nửa đầu có nguy cơ mất trí tạm thời cao hơn đáng kể so với những người không bị chứng bệnh này hành hạ.

Người thường xuyên bị đau nửa đầu có nguy cơ bị mất trí nhớ tạm thời cao hơn

4. Bệnh mất trí nhớ tạm thời được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh mất trí nhớ tạm thời, các bác sĩ cần phải tiến hành một cuộc kiểm tổng thể và kỹ lưỡng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây mất trí nhớ khác.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh mất trí nhớ thường được sử dụng đó là:

  • Khám sức khỏe tổng quát, điều tra tiền sử bệnh.

  • Kiểm tra nhận thức để đánh giá khả năng hoạt động của não, khả năng ghi nhớ ký ức ngắn hạn và dài hạn, đồng thời xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất trí nhớ.

  • Kiểm tra và chẩn đoán hình ảnh bằng một trong các phương pháp như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc não bao gồm các mạch máu, khối u…

  • Kiểm tra điện não đồ để ghi lại các hoạt động của não, những thay đổi của não khi bị mất trí nhớ tạm thời…

Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong cấu trúc não bộ

5. Cách điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời

Sau khi trải qua các kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng mất trí nhớ tạm thời của bạn và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, hiện nay các bệnh lý về não bộ thường diễn biến rất phức tạp, vì thế quá trình điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm trí nhớ của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất.

  • Với người bị mất trí nhớ tạm thời giai đoạn đầu, việc điều trị chủ yếu tập làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm. Người bệnh lúc này không cần quá lo lắng, bạn vẫn có thể tự sinh hoạt bình thường, đôi khi sẽ cần đến sự hỗ trợ và nhắc nhở từ người thân.

  • Với những trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như Alzheimer, sa sút trí tuệ, teo não... Đây là giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe người bệnh, vì thế họ rất cần có sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ người thân. 

Người bị mất trí nhớ tạm thời cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt

6. Làm sao để phòng ngừa mất trí nhớ tạm thời ngay từ bây giờ?

Do việc điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời nói riêng và các bệnh lý liên quan đến não bộ gặp rất nhiều khó khăn, vì thế phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên do nguyên nhân gây ra bệnh chưa được rõ ràng, đồng thời tỷ lệ tái phát bệnh khá thấp nên việc tìm ra biện pháp phòng tránh đặc hiệu của căn bệnh này là không khả thi. 

Nếu phát hiện bản thân bị mất đi ký ức một cách đột ngột sau khi thực hiện một hành động nào đó như vận động mạnh, thay đổi thân nhiệt đột ngột… bạn cần hạn chế lặp lại hành động này.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học cùng với lối sống tích cực sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Một số thực phẩm tốt cho não bộ và trí nhớ

Có thể nói, chứng mất trí nhớ tạm thời dù ít gây ra những nguy hiểm về mặt thể chất nhưng nó lại làm người bệnh tổn thương và chịu cú sốc lớn về tâm lý. Hy vọng qua các thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu quả căn bệnh này, từ đó tiến hành điều trị kịp thời.

Nếu bạn đang gặp tình trạng suy giảm trí nhớ mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo