Cách Chữa Mất Ngủ Gây Suy Giảm Trí Nhớ Hiệu Quả
Mất ngủ gây suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi
1. Tìm hiểu chung về mất ngủ và suy giảm trí nhớ
Mất ngủ và suy giảm trí nhớ là hai căn bệnh tưởng chừng chỉ nghe thấy ở người cao tuổi, nhưng hiện nay số người trẻ ghi nhận hai triệu chứng này đang ngày càng tăng lên.
1.1 Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả hiện tượng trí nhớ và nhận thức bị suy giảm do sự thoái hóa não bộ và các tế bào thần kinh. Một trong những bệnh lý phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ là Alzheimer. Theo thống kê có tới 60% người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ có liên quan đến căn bệnh này.
Dấu hiệu điển hình của suy giảm trí nhớ có thể là dễ dàng quên đi những chuyện mới xảy ra, giảm khả năng nhận thức, tập trung, dẫn tới giảm khả năng giao tiếp xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.
1.2 Chứng mất ngủ
Mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trong đó chủ yếu do stress, rối loạn lo âu, căng thẳng hoặc do sử dụng các chất kích thích. Mất ngủ kéo dài không điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kết quả học tập và làm việc của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, trầm cảm, suy chức năng gan…
Xem thêm: MẤT NGỦ DO LO ÂU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Suy giảm trí nhớ và mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh
2. Mất ngủ gây suy giảm trí nhớ như thế nào?
Chứng mất ngủ và suy giảm trí nhớ đều gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tâm lý của người bệnh. Hầu hết những người bị suy giảm trí nhớ đều có dễ bị mất ngủ hoặc có chất lượng giấc ngủ không tốt. Ngược lại, người bị mất ngủ thường xuyên có khả năng mắc các triệu chứng suy giảm trí nhớ cao hơn.
Theo nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và mất ngủ như sau: Những người mắc bệnh Alzheimer dễ bị tích tụ nhiều protein amyloid beta trong não. Các protein này sẽ gây gia tăng khi tỉnh táo và giảm dần khi ngủ. Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên trong thời gian dài khiến não tích tụ nhiều protein này, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gây suy giảm trí nhớ.
Ngược lại, những người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ thường có giấc ngủ ngắn hơn, dễ bị tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm.
Tóm lại, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của con người, nó không chỉ giúp não bộ và các cơ quan khác được nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài, mà giấc ngủ còn giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.
Vì thế, mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại đến trí nhớ và nhận thức của người bệnh.
Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer
3. Biện pháp cải thiện giấc ngủ ngăn ngừa suy giảm trí nhớ
Như đã trình bày ở trên, mất ngủ và suy giảm trí nhớ giống như một vòng luẩn quẩn khiến nhiều người khó tìm ra giải pháp, suy giảm trí nhớ vừa là nguyên nhân nhưng cũng được coi là hậu quả của chứng mất ngủ.
Để cải thiện tình trạng này, bạn cần cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh và tham khảo một số liệu pháp sau:
Luôn đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Hãy tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định trong ngày, để điều chỉnh đồng hồ sinh học nhằm đảm bảo bản thân có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, việc đi ngủ đúng giờ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện trí nhớ.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời: Khoa học đã chứng minh ánh sáng tự nhiên có tác dụng cải thiện giấc ngủ, hạn chế tác hại của mất ngủ đến trí nhớ. Vì thế, mỗi ngày bạn nên dành ra vài tiếng để vận động ngoài trời như tập thể dục, đạp xe vào buổi sáng hoặc chiều muộn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Mất ngủ nên ăn gì là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất. Bạn có thể uống một ly sữa ấm vào buổi tối để giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời nên tránh sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ.
Tập thể dục thường xuyên: Đối với những người bị suy giảm trí nhớ do mất ngủ, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền… thay vì thực hiện các bài tập nặng, đòi hỏi nhiều sức lực. Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục trước khi ngủ đối với những bài tập nhẹ nhàng, nếu lựa chọn các bài tập mạnh bạn chỉ nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối để tránh gây khó ngủ.
Làm sạch không gian ngủ: Không gian phòng ngủ sạch sẽ, thơm tho có nhiệt độ phù hợp sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Khi bị mất ngủ nên làm gì? Bạn có thể vệ sinh giường, phòng ngủ, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phù hợp…
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với trí nhớ và giấc ngủ
Các phương pháp trên chỉ có tính chất tham khảo, khi tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp điều trị phù hợp.
Sự thật hiển nhiên là một giấc ngủ ngon không chỉ giúp bạn nghỉ ngơi, phục hồi, tái tạo năng lượng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi và ghi nhớ của não bộ.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mất ngủ gây suy giảm trí nhớ và các biện pháp nêu trên sẽ giúp ích được cho bạn.
Ngoài biện pháp chữa mất ngủ nêu trên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược chữa mất ngủ như:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677