Giỏ hàng

Những Nguyên Nhân Mất Ngủ Và Giải Pháp Khắc Phục Bạn Cần Biết Ngay

Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều người

1. Khi nào mất ngủ kéo dài được coi là bệnh lý?

Hầu hết mỗi chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Ngủ được định nghĩa là một hoạt động xảy ra tự nhiên có tính chất chu kỳ, là cách để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động.

Một người lớn khỏe mạnh cần ngủ trung bình từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ có chất lượng là một giấc ngủ đủ thời gian, đủ sâu và mang lại cảm giác khỏe khoắn sau khi thức dậy.

Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ, thậm chí là mất ngủ kéo dài.

Theo đó mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính) hoặc có thể kéo dài gây bệnh mất ngủ mãn tính.

Theo đó, mất ngủ cấp tính chỉ xuất hiện từ một đêm đến vài tuần, còn mất ngủ mãn tính có thể xảy ra ít nhất 3 đêm/tuần và diễn ra từ 3 tháng trở nên.

Mất ngủ về đêm có thể đi kèm với các triệu chứng sau: buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày, mệt mỏi, mất tập trung, dễ nổi cáu…

Vậy khi nào có thể xác định bạn đang bị bệnh mất ngủ? Khi tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, kèm theo các triệu chứng kể trên.

Thế nhưng, nếu tình trạng mất ngủ cấp tính không được can thiệp và khắc phục kịp thời sẽ có thể tiến triển thành mất ngủ mãn tính, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.

Xem thêm: MẤT NGỦ HẬU COVID: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ

2. Mất ngủ kéo dài gây ra hậu quả gì?

Bởi vì giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nếu chỉ mất ngủ trong một thời gian ngắn sẽ không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng mất ngủ thường xuyên, kéo dài sẽ khiến cơ thể chúng ta phải đối mặt với các nguy cơ sau:

  • Khó tập trung trong công việc, học tập: Mất ngủ thường xuyên khiến hệ thần kinh hoạt động kém hiệu quả, gây khó tập trung, phản ứng chậm chạp, đây cũng là nguyên nhân gây bệnh đãng trí ở người già và tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.

  • Dễ thừa cân, béo phì: Khi mất ngủ thường xuyên, não bộ sẽ hoạt động nhiều hơn ở vùng não liên quan đến ăn uống, kích thích cảm giác thèm ăn đêm, nhất là các món ăn nhiều calo.

  • Các vấn đề về tim mạch: Mất ngủ kéo dài khiến cho hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, gây co mạch, tăng huyết áp. Điều này làm tăng áp lực lên hệ tim mạch, lâu dần có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

  • Tác động xấu đến làn da: Những người mất ngủ sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol dễ làm phá vỡ cấu trúc collagen trong cơ thể, dẫn đến da dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

  • Rối loạn tâm lý: Bệnh mất ngủ gây ra căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, dễ cáu gắt… Lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, sinh ra bệnh tự kỷ, hoang tưởng, trầm cảm…

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Hormone melatonin được sinh ra trong khi ngủ giúp cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, nhưng với người bị mất ngủ hormone này bị giảm sút dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Vì thế tìm ra các nguyên nhân gây mất ngủ và khắc phục nó là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn, tránh được những hậu quả do mất ngủ gây ra. 

Mất ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống và công việc

3. Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài và cách khắc phục

Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn bị mất ngủ, đó có thể chỉ là những nguyên nhân gây mất ngủ tạm thời, nhưng cũng có thấy gây bệnh mất ngủ mãn tính kéo dài.

Về bản chất có thể chia mất ngủ thành mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát:

  • Mất nguyên phát: Các vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến bất kỳ tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào.

  • Mất ngủ thứ phát: Mất ngủ là hệ lụy của một số vấn đề về sức khỏe như tác dụng phụ của thuốc điều trị, triệu chứng của các bệnh lý…

Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc mất ngủ kéo dài:

3.1. Sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Đây là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ rất phổ biến, vì “hormone giấc ngủ” melatonin rất nhạy cảm với ánh sáng, vì thế tại sao khi đi ngủ chúng ta phải tắt đèn.

Nếu bạn dùng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử quá gần giấc ngủ, ánh sáng từ các thiết bị này sẽ khiến bộ não nghĩ rằng đó là ánh sáng ban ngày, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin giúp bạn đi vào giấc ngủ.

Đồng  thời các thông tin tiếp nhận khi lướt web, xem phim… sẽ kích thích não bộ, gây tâm lý căng thẳng có thể làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Cách khắc phục nguyên nhân mất ngủ này: Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính và tất cả các thiết bị máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên để các thiết bị này gần giường ngủ của mình.

Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp ở giới trẻ

3.2. Đi ngủ giờ giấc thất thường

Ngủ là một hoạt động sinh học có tính chu kỳ, khi bạn thường xuyên đi ngủ vào một giờ nhất định trong ngày sẽ hình thành một phản xạ không điều kiện. Mỗi ngày, cứ đến giờ đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên thói quen sinh hoạt giờ giấc thất thường, dẫn tới rối loạn nhịp sinh học vốn có của cơ thể, đặc biệt là những người phải làm việc ca đêm ca ngày luân phiên. Điều này có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ và gây ra choáng váng mỗi khi thức dậy.

Cách khắc phục nguyên nhân gây mất ngủ do giờ giấc thất thường: Cố gắng hình thành và duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tạo thành đồng hồ sinh học cho bản thân. Bạn hãy cố gắng để thời điểm đi ngủ hằng ngày không chênh lệch quá 1 tiếng.

3.3. Sử dụng cà phê, chất kích thích vào buổi tối

Mặc dù hoạt chất caffeine trong cà phê có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cũng là loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ giúp bạn tỉnh táo, tập trung hơn.

Nhưng đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ nếu lạm dụng chúng quá mức. 

Uống quá nhiều cà phê có thể làm rối loạn giấc ngủ, khiến bạn dễ bị căng thẳng, lo âu…

Với những người có thói quen uống cà phê thường xuyên sẽ có xu hướng uống cà phê vào buổi chiều, thậm chí là chiều tối, khiến cơ thể hưng phấn, tỉnh táo hơn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách khắc phục nguyên nhân mất ngủ do uống cà phê: Caffeine sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể sau 7 giờ, vì thế để tránh gây mất ngủ, thời gian bạn uống cà phê cần cách giấc ngủ ít nhất 5 tiếng.

Để không bị mất ngủ về đêm bạn cần hạn chế uống cà phê vào buổi tối

3.4. Uống nước trước khi đi ngủ

Mặc dù uống nước trước khi đi ngủ rất tốt cho cơ thể, một số loại trà, nước ép có thể giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều nước hoặc uống quá gần lúc ngủ có thể khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ và có thể khó ngủ lại.

Cách khắc phục: Trước khi đi ngủ bạn chỉ nên uống 1 ly nước với phụ nữ và tối đa 2 ly đối với đàn ông. Đặc biệt không nên uống rượu bia ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

3.5. Các yếu tố ngoại cảnh gây khó ngủ

Mất ngủ không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân do bản thân bạn, mà giấc ngủ còn chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, cụ thể như: giường ngủ không thoải mái, phòng ngủ quá sáng hoặc quá nóng, bạn cùng giường có thói quen ngáy khi ngủ

Cách khắc phục nguyên nhân gây mất ngủ: Trước khi đi ngủ bạn nên vệ sinh giường và phòng ngủ, tạo một không gian khiến bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn nhất, điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ trong phòng ở mức độ phù hợp. Đồng thời bạn có thể hạn chế tiếng ồn từ người bên cạnh bằng cách đeo bịt tai hoặc ngủ phòng riêng.

Tiếng ngáy của bạn cùng phòng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ

3.6. Căng thẳng, stress

Khi bạn có quá nhiều điều phải quan tâm, suy nghĩ trước khi ngủ sẽ khiến não bị kích thích gây căng thẳng, lo âu… sẽ rất khó để bạn đi vào giấc ngủ.

Cách khắc phục: Hãy thư giãn, thả lỏng trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc một cuốn sách hay nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích hoặc bạn có thể thiền trước khi đi ngủ để xoa dịu căng thẳng.

3.7. Do các bệnh lý

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ thứ phát, đó có thể do bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị, bao gồm:

  • Các bệnh lý liên quan đến tâm thần: Người mắc các bệnh rối loạn lo âu, sau sang chấn tâm lý, trầm cảm… có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

  • Bệnh lý khác gây mất ngủ như đau mãn tính, đái tháo đường, ung thư, hen suyễn, Alzheimer…

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh có thể tác động đến giấc ngủ như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc hen suyễn…

Cách khắc phục:Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc bừa bãi, thông báo với bác sĩ về tình trạng giấc ngủ của bản thân.

4. Bị mất ngủ kéo dài phải làm sao để chữa khỏi?

Tình trạng mất ngủ cấp tính phần lớn không cần điều trị, đa phần tình trạng này sẽ cải thiện khi bạn thay đổi lối sống tích cực hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do mất ngủ thì có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc ngủ trong thời gian ngắn.

Đối với các trường hợp mất ngủ mãn tính, người bệnh cần có các biện pháp điều trị nghiêm túc hơn. 

Một số biện pháp chữa mất ngủ kéo dài về đêm mà bạn có thể tham khảo:

  • Tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài rồi từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung một loại thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như mật ong, hạt sen, tam thất…

  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên trong đó yoga và thiền định là hai bộ môn được nhiều người lựa chọn để cải thiện giấc ngủ.

  • Massage, bấm huyệt sẽ giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Mất ngủ uống thuốc gì? Có nhiều loại thuốc ngủ có tác dụng an thần, giảm lo âu, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên đây là những loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ và phụ thuộc vào thuốc. Vì thế khi muốn sử dụng thuốc điều trị mất ngủ bạn phải có sự cho phép của bác sĩ.

Các món ăn từ hạt sen có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ngoài các cách nêu trên, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bổ huyết ích não, hoạt huyết dưỡng não để tăng lượng máu và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến não, từ đó góp phần giúp các tế bào não hoạt động hiệu quả hơn, phòng ngừa nguy cơ bị suy nhược thần kinh - nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài.

Xem thêm: BÁCH KHOA TOÀN VỀ THẢO DƯỢC TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nguyên nhân mất ngủ kéo dài về đêm và cách khắc phục. Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu bắt nguồn từ các thói quen chưa tốt trong cuộc sống, vì vậy chỉ cần thay đổi và cải thiện các thói quen đó sẽ giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mất ngủ có nguồn gốc thiên nhiên dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo