Giỏ hàng

Bệnh Alzheimer: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến trí nhớ, hành vi của con người. Cho đến nay vẫn chưa có cách nào đảo ngược được quá trình tiến triển của bệnh, nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Alzheimer là gây ra tình trạng mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức

1. Alzheimer là bệnh gì?

Alzheimer là một căn bệnh nguy hiểm gây ra tình trạng mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. 

Tuy nhiên đây không phải là quá trình lão hóa bình thường, vì vậy cần phân biệt Alzheimer với tình trạng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già. 

2. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết cơ bản về căn bệnh này như sau:

  • Sự tích tụ của một loại protein – amyloid lắng đọng tạo thành các mảng bám xung quanh tế bào não.

  • Các protein trong não không hoạt động bình thường, gây gián đoạn hoạt động của các tế bào tế bào thần kinh. 

  • Các tế bào thần kinh bị tổn thương, dẫn đến mất kết nối với nhau và cuối cùng chết đi.

Sự bất thường trong tế bào thần kinh có thể là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

3. Đối tượng dễ mắc bệnh Alzheimer là ai?

Nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sẽ tỷ lệ thuận với tuổi tác, nhất là những người từ 65 tuổi trở nên. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xem xét liệu các hoàn cảnh sống, bệnh tật hoặc hành vi cụ thể nào đó có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc căn bệnh này hay không. Mặc dù vẫn chưa đưa ra được bất kỳ câu trả lời rõ ràng nào, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố sau có khả năng thúc đẩy bệnh Alzheimer  phát triển, cụ thể: 

  • Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

  • Người thường xuyên bị stress, căng thẳng và phiền muộn kéo dài.

  • Người có cholesterol trong máu cao.

  • Người nghiện thuốc lá.

  • Người từng bị chấn thương sọ não, đặc biệt với nhóm người lớn tuổi.

  • Người mắc bệnh trầm cảm muộn.

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh Alzheimer hơn so với người trẻ 

4. Triệu chứng thường gặp của bệnh Alzheimer

Các triệu chứng cụ thể của bệnh Alzheimer sẽ phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng hoặc căn bệnh gây ra chứng mất trí và tình trạng bệnh của mỗi người. Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức: Ở giai đoạn đầu, người bệnh không thể ghi nhớ được các thông tin đã biết gần đây, những vẫn nhớ được những trải nghiệm từ lâu. Nhưng theo thời gian, trí nhớ dài hạn cũng sẽ bị mai một. Đồng thời khả năng nhận thức thời gian, không gian cũng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

  • Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi theo dõi hoặc tham gia vào một cuộc trò chuyện. Đồng thời việc diễn đạt sai nghĩa của từ, nói sai cụm từ… cũng thường xuyên xảy ra.

  • Tính cách, hành vi, tâm trạng bị thay đổi: Người bệnh thường xuyên cảm thấy bối rối, chán nản, sợ hãi, dễ nổi nóng. Bên cạnh đó, họ có thể bắt đầu từ bỏ các sở thích trước đây, các môn thể thao…

  • Nhầm lẫn thời gian và địa điểm: Người mắc bệnh Alzheimer sẽ dần quên mất ngày tháng, sự chuyển biến thời gian cũng như địa điểm, thậm chí có khi họ không nhớ đường về nhà.

  • Đặt sai vị trí các đồ vật hoặc không thể nhớ mình đã làm gì: Người bệnh thường xuyên làm mất đồ hoặc không nhớ mình đã để chúng ở đâu. Vì vậy, không ít trường hợp người bệnh cho rằng ai đó đã ăn cắp đồ của mình.

Alzheimer khiến người bệnh mất khả năng ghi nhớ và nhận thức

5. Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

Hiện nay, bệnh Alzheimer không có thuốc điều trị đặc hiệu, các phương pháp hiện nay chủ yếu chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Do đây là một căn bệnh rất phức tạp và không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc dùng thuốc hoặc bất kỳ biện pháp can thiệp nào khác. Bác sĩ sẽ tập trung vào việc giúp bệnh nhân duy trì chức năng của hệ thần kinh, quản lý các triệu chứng hành vi và làm chậm quá trình mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng nỗ lực phát triển các liệu pháp mới nhắm vào các cơ chế di truyền, phân tử và tế bào cụ thể để có thể ngăn chặn nguyên nhân cơ bản gây bệnh Alzheimer.

Các phương pháp chữa bệnh Alzheimer được áp dụng chủ yếu hiện nay bao gồm:

  • Sử dụng thuốc duy trì chức năng tâm thần: Những loại thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân Alzheimer giai đoạn từ trung bình đến nặng, có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, giảm triệu chứng, cải thiện một số vấn đề hành vi. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian và cho hiệu quả không đồng đều trên mỗi người bệnh.

  • Thuốc kiểm soát hành vi: Nhóm thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng thường gặp của bệnh Alzheimer bao gồm mất ngủ, đi lang thang, dễ kích động, lo lắng… 

  • Thử nghiệm các phương pháp điều trị mới nhắm vào mục tiêu cụ thể như protein beta-amyloid, chức năng mạch máu não, mất khớp thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh cụ thể…

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp nào có thể điều trị khỏi bệnh Alzheimer

6. Biện pháp phòng tránh bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer xảy ra do sự lão hóa hệ thần kinh theo thời gian và tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ sẽ được quyết định bằng lối sống và chế độ sinh hoạt của chúng ta. Do đó, bạn có thể tham khảo một số cách để phòng ngừa bệnh đến sớm và kiểm soát nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch: Theo nghiên cứu có khoảng 80% người bị Alzheimer gặp các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch. Đồng thời các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao… sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến mạch máu não.

  • Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục có thể giúp trì hoãn các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Do thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường máu và oxy lên nuôi dưỡng các tế bào não. 

  • Hạn chế gặp các chấn thương vùng đầu: Các chấn thương vùng đầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt là các chấn thương dẫn đến bất tỉnh. Vì vậy, bạn cần chú ý bảo vệ vùng đầu để tránh những chấn thương không đáng có.

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ và khoa học: Ngủ đủ giấc có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer đến sớm và tiến triển trầm trọng. Bởi vì trong quá trình ngủ, não bộ sẽ có thời gian “vệ sinh” các synapse, giúp việc dẫn truyền thông tin được thông thoáng hơn, loại bỏ các ký ức không cần thiết.

  • Thường xuyên hoạt động trí não: Các hoạt động kích thích nhận thức sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh  Alzheimer. Vì vậy bạn nên dành ít nhất 15-20 phút mỗi ngày để tham gia vào các hoạt động trí não như: chơi cờ, học ngoại ngữ, đọc sách…

  •  Chế độ dinh dưỡng khoa học: Một số loại thực phẩm tốt cho não bộ và hệ thần kinh mà bạn nên tăng cường bổ sung để phòng ngừa Alzheimer  như ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, bơ đậu phộng, cá hồi, cá thu, cá ngừ, rau màu xanh đậm, hoa quả tươi…

  • Kiểm soát căng thẳng: Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ kích thích sản sinh vô số gốc tự do gây hại cho tế bào thần kinh. Bạn cần cố gắng cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng.

Một số thực phẩm bổ não giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh Alzheimer. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này, từ đó có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ bản thân phù hợp trước căn bệnh này.

Nếu bạn đang gặp tình trạng suy giảm trí nhớ mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo