Bệnh Nhân Tiểu Đường Bị Mất Ngủ Phải Làm Sao?
Người bệnh tiểu đường thường hay bị mất ngủ
1. Ảnh hưởng của tiểu đường đến giấc ngủ như thế nào?
Trằn trọc, trở mình liên tục trên giường là hình ảnh có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Rối loạn giấc ngủ vừa có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường, vừa là hậu quả của căn bệnh này.
Một số tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người tiểu đường bao gồm:
Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là dạng rối loạn phổ biến nhất. Theo thống kê từ một nghiên cứu, có khoảng 86% bệnh nhân tiểu đường tham gia nghiên cứu bị chứng ngưng thở khi ngủ và 55% trong số đó cần phải điều trị ngay. Dấu hiệu của chứng ngưng thở bao gồm mệt mỏi vào ban ngày và ngáy vào ban đêm, hay gặp ở bệnh nhân bị thừa cân, béo phì.
Hội chứng chân không yên: Đặc trưng của hội chứng này là chân bạn liên tục bị kích thích, khiến bạn luôn muốn di chuyển. Triệu chứng này hay gặp vào buổi tối gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.
Mất ngủ, khó ngủ: Đa phần người mắc bệnh tiểu đường đều gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên. Người bị tiểu đường mất ngủ kéo dài gây stress có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn.
Hạ đường huyết khi ngủ: Lượng đường trong máu thấp vào ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở bệnh nhân tiểu đường, gây ra cảm giác mệt mỏi, khó thức dậy vào sáng hôm sau. Dấu hiệu của chứng hạ đường huyết khi ngủ có thể nhận biết qua hiện tượng đổ mồ hôi sau khi ngủ dậy.
Người bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết khi ngủ
2. Những ảnh hưởng giấc ngủ đến bệnh tiểu đường
Tiểu đường và giấc ngủ là một mối quan hệ tương tác qua lại, tiểu đường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và ngược lại giấc ngủ cũng gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh.
Rối loạn giấc ngủ đã gây ảnh hưởng đến điều trị tiểu đường như thế nào?
Khó kiểm soát đường huyết ổn định: Lượng đường huyết không ổn định thường diễn ra vào ban đêm, vì thế tình trạng khó ngủ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.
Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Mất ngủ, khó ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn khiến tâm lý trở nên căng thẳng. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường vốn đã lo lắng về căn bệnh mạn tính này.
Các ảnh hưởng này sẽ gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Mất ngủ kéo dài cũng khiến đường huyết khó kiểm soát hơn
3. Tại sao người bị bệnh tiểu đường hay bị mất ngủ?
Có nhiều nguyên nhân khiến người mắc bệnh tiểu đường bị mất ngủ, trong đó bao gồm các lý do phổ biến sau:
Thay đổi nồng độ đường trong máu: Đường huyết quá cao hoặc quá thấp vào ban đêm đều khiến người bệnh trở nên mệt mỏi. Khi đường huyết cao, thận lọc ra nhiều nước tiểu đẩy vào bàng quang, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khô miệng, khát nước và phải dậy đi vệ sinh nhiều lần. Ngược lại, khi bị hạ đường huyết người bệnh sẽ cảm thấy đói, chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi lạnh…
Tê nhức chân tay: Nguyên nhân là do các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường khiến người bệnh bị đau, nhất là ở chân, tay. Người bệnh có thể cảm thấy tê ngứa, khó chịu như kiến hoặc côn trùng bò trên chân.
Rối loạn hô hấp khi ngủ: Phần lớn người thừa cân, béo phì mắc bệnh tiểu đường đều gặp tình trạng ngưng thở từng lúc khi ngủ ban đêm. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây cảm giác bồn chồn, tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại.
Thay đổi tâm trạng: Tâm lý lo lắng khi mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý, dễ dẫn đến mất ngủ do căng thẳng, stress…
Như vậy, tiểu đường có thể tác động đến giấc ngủ theo nhiều cơ chế khác nhau, đây cũng là một trong những lý do khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Tác động của bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
4. Cách cải thiện tình trạng mất ngủ cho bệnh nhân tiểu đường
Một số mẹo chữa mất ngủ cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo như sau:
Lập kế hoạch đi ngủ đúng giờ: Bạn nên tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm trong ngày, không nên ngủ quá muộn rồi sáng hôm sau “ngủ nướng”. Điều này rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh.
Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ: Các chất có cồn như rượu bia sẽ kìm hãm tác dụng của thuốc trị tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng, tuyệt đối không nên uống rượu bia những chất này sẽ làm bạn ngủ li bì lúc đầu nhưng dễ tỉnh giấc giữa đêm.
Tránh sử dụng các thiết bị điện tử: Đây là các tác nhân có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu như bạn sử dụng chúng quá gần giờ đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm tăng insulin, tổn thương mắt và khiến não bộ bị kích thích gây khó ngủ.
Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với người mắc bệnh tiểu đường bị mất ngủ, dù có thực hiện biện pháp nào cũng cần tuân thủ nguyên tắc này.
Thư giãn, thả lỏng giúp giải tỏa căng thẳng: Hãy học cách thư giãn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tìm ra cách giải trí mà bạn yêu thích để giảm bớt stress trước khi lên giường, ví dụ như đọc sách, nghe nhạc, tâm sự với bạn bè, người thân…
Vận động thể dục, thể thao hằng ngày: Điều này vừa có tác dụng kiểm soát đường huyết, vừa giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Người bệnh tiểu đường có thể dành ít nhất 10 phút để thực hiện các bài tập thể dục phù hợp.
Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường vốn đã chịu nhiều tổn thương do căn bệnh này gây ra. Hy vọng các phương pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân tiểu đường.
Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc như ngâm chân thảo dược, các tư thế yoga chữa mất ngủ, tập thiền, ăn các món ăn dễ ngủ….
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, ví dụ như:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677