Bệnh Đãng Trí Ở Người Già Làm Sao Để Chữa Khỏi?
Bệnh đãng trí tuổi già hay tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già
1. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là gì?
Bệnh đãng trí ở tuổi già hay bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là một trong những bệnh lý dễ mắc nhất ở người cao tuổi. Căn bệnh này thường gặp ở những người 65 tuổi trở lên.
Khi đó tình trạng hoạt động của não bộ không còn hiệu quả như trước dẫn đến các triệu chứng như mất trí nhớ, khó khăn trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Tại sao người già dễ bị suy giảm trí nhớ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người già dễ mắc bệnh đãng trí. Trong đó có thể kể đến 2 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng trong cơ thể càng trở nên suy yếu. Não bộ cũng hệ thần kinh cũng theo đó mà bị lão hóa khiến tình trạng rối loạn phản xạ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là các phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, phân tích…
Do bệnh tật: Các căn bệnh tuổi già cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến trí nhớ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn máu não, bệnh Alzheimer, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc do nghiện rượu…
3. Suy giảm trí nhớ ở người già có phải bệnh Alzheimer
Hay quên là triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer thế nên với nhiều người, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường về trí nhớ thì sẽ ngay lập tức nghĩ đến căn bệnh này.
Theo các chuyên gia, Alzheimer là một loại bệnh thần kinh, xảy ra khi các tế bào thần kinh trong vỏ não bị chết dần và không có sự tái tạo, thay thế. Theo thống kê có khoảng 60 - 80% số người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có liên quan đến căn bệnh này.
Bởi vì Alzheimer tác động trực tiếp đến hoạt động ghi nhớ, suy nghĩ và hành vi của con người, thậm chí nó có thể gây tử vong.
Tuy nhiên hầu hết người trên 65 tuổi đều gặp vấn đề về trí nhớ. Bởi vì tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đãng trí tuổi già. Vì thế chưa hẳn người già cứ bị lẫn là mắc bệnh Alzheimer.
Vì thế, bạn có thể phân biệt tình trạng hay quên do tuổi tác với bệnh Alzheimer thông qua các đặc điểm dưới đây:
Hầu hết các trường hợp hay quên ở người già, chúng ta đều nghĩ đến bệnh Alzheimer
Hay quên do tuổi tác bình thường | Hay quên do bệnh Alzheimer |
Thỉnh thoảng quên nơi để đồ dùng, vật dụng nhưng có thể nhớ lại được. | Để quên đồ ở những nơi kỳ lạ như để ví trong tủ lạnh và không thể nhớ lại được, chỉ phát hiện một cách tình cờ. |
Thỉnh thoảng không tìm ra từ cần nói, nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến giao tiếp. | Dễ bị quên từ, không tìm được từ phù hợp, lặp lại các cụm từ và câu chuyện nhiều lần, quên tên các thành viên trong gia đình. |
Khó tập trung, dễ bị xao nhãng, quên các chi tiết khi giao tiếp. | Thường xuyên quên toàn bộ những gì mình vừa nói. |
Cơ thể dễ cảm thấy lạnh, thường phải mặc thêm nhiều áo | Mặc quần áo không liên quan đến thời tiết |
Đôi khi không nhớ đường đi, nhưng ít khi bị lạc ở những nơi quen thuộc | Thường xuyên bị lạc hoặc mất phương hướng ngay cả ở những nơi quen thuộc. |
Vẫn có khả năng hoạt động độc lập và làm các hoạt động bình thường | Khó khăn trong việc thực hiện các công việc đơn giản, thậm chí là công việc vệ sinh cá nhân. |
Đôi khi sẽ cảm thấy buồn | Cảm xúc thay đổi thất thường, dễ kích động |
Xem thêm: SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
4. Dấu hiệu nhận biết người già bị lẫn
Bệnh đãng trí tuổi già khiến người cao tuổi cảm thấy tự ti và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Các triệu chứng của bệnh đãng trí tuổi già có thể dễ dàng nhận thấy, vì thế khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây người cao tuổi cần được can thiệp, giúp đỡ và điều trị kịp thời nếu cần thiết.
Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể quên đi các thông tin vừa mới được tiếp nhận, hỏi đi hỏi lại một thông tin hoặc những ngày tháng, sự kiện quan trọng hơn.
Đôi khi bị giảm nhận thức về không gian, thời gian: Đôi khi người bệnh có thể quên mất mình đang ở đâu hoặc làm cách nào mình đến được đây.
Gặp khó khăn khi cần diễn đạt một vấn đề: Đa phần khi bị bệnh đãng trí tuổi già, người bệnh đều gặp khó khăn trong giao tiếp, họ không tìm được từ ngữ cần diễn đạt, nói sai, viết sai…
Trở nên tự ti, ngại giao tiếp xã hội: Suy giảm trí nhớ khiến người cao tuổi khó theo kịp các hoạt động, sự kiện xã hội xung quanh mình. Chính vì thế, họ thường có xu hướng tránh tham gia các hoạt động xã hội, trở nên thu mình hơn.
Tâm trạng, cảm xúc dễ thay đổi thất thường: Người cao tuổi mắc bệnh đãng trí có thể dễ thấy bực tức, đa nghi, lo lắng nhiều hơn khi họ cảm thấy không thoải mái.
Bệnh đãng trí gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người lớn tuổi
5. Ai dễ bị bệnh đãng trí tuổi già
Nguy cơ mắc bệnh đãng trí tuổi già sẽ càng tăng cao theo tuổi tác, đa phần sẽ bắt đầu từ khoảng 65 tuổi nhưng cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh từ khá sớm.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí tuổi già như sau:
Stress, căng thẳng, áp lực và phiền muộn trong thời gian dài
Cholesterol trong máu cao
Hút thuốc lá
Giao tiếp xã hội bị hạn chế.
6. Điều trị bệnh đãng trí tuổi già như thế nào?
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một phương pháp điều trị tối ưu cho tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già. Các biện pháp hiện nay chỉ có thể làm giảm tạm thời các triệu chứng hoặc giảm tốc độ phát triển của bệnh.
6.1. Lưu ý trong điều trị bệnh đãng trí ở người già
Ngoài sử dụng thuốc chữa bệnh đãng trí người già, họ cũng cần được chăm sóc và áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác không cần thuốc, cụ thể như:
Hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh luôn giữ tinh thần khỏe mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Tập thể dục, vận động vừa sức, thường xuyên như bơi lội, tập dưỡng sinh.
Rèn luyện trí óc bằng cách chơi các trò chơi trí tuệ như giải đố, cờ vua…
Tham gia các câu lạc bộ hoặc tập văn nghệ.
Khi bệnh chuyển nặng hơn, có thể hỗ trợ khơi dậy các ký ức, hồi tưởng của người bệnh về các kỷ niệm thông qua các câu chuyện hoặc các bức ảnh.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc điều trị bệnh đãng trí tuổi già.
Chơi các trò chơi cần tư duy sẽ giúp cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi
6.2. Dinh dưỡng cho người già mắc bệnh suy giảm trí nhớ
Bệnh đãng trí ở người già có thể được cải thiện bằng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não.
Bạn có thể tham khảo một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bị suy giảm trí nhớ như sau:
Hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật như thịt mỡ, nội tạng động vật. Bạn có thể thay thế bằng các loại chất béo lành mạnh như omega-3. Tuy nhiên lượng chất béo nạp vào cơ thể chỉ nên ở mức dưới 25% tổng nhu cầu năng lượng hằng ngày.
Tăng cường các loại rau xanh và trái cây sẫm màu để chống lại sự oxy hóa.
Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não như: Acid folic và vitamin B12 (giúp giảm nồng độ hormone homocysteine), vitamin E và vitamin C ( chống oxy hóa)...
7. Cách phòng tránh bệnh đãng trí tuổi già
Bởi vì bệnh đãng trí tuổi già hiện nay vẫn chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn, vì thế chủ động phòng tránh căn bệnh này càng sớm càng tốt là điều vô cùng cần thiết.
Để phòng tránh tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
7.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người cao tuổi đề phòng bệnh đãng trí thực hiện chế độ ăn sau:
Xây dựng thực đơn bổ dưỡng, đa dạng, đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất.
Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 nhằm giúp chống lão hóa tế bào thần kinh.
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi giàu chất chống oxy hóa.
Một số loại thực phẩm tốt cho não
7.2. Duy trì thói quen lành mạnh
Duy trì các thói quen lành mạnh trong cuộc sống không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng sa sút trí tuệ, mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Vì thế bạn có thể tham khảo các lưu ý sau để có một cuộc sống khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần:
Thường xuyên đọc sách, đọc báo hoặc chơi các trò chơi cần tư duy như cờ vua, giải đố… để giúp não hoạt động.
Tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trong cuộc sống luôn cố gắng suy nghĩ lạc quan, tích cực.
Tránh xa các chất kích thích gây hại như rượu bia, thuốc lá.
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để mở rộng các mối quan hệ trong xã hội.
Khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời.
7.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tốt cho não
Ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống, lối sống thì sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ có thể là một lựa chọn đáng để xem xét.
Đặc biệt là các sản phẩm tăng cường tuần hoàn máu não, bổ não có nguồn gốc từ các vị thảo dược quý như bạch quả, đương quy, đinh lăng… giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng lên não tốt hơn. Từ đó có thể hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hoạt chất ginkgo bilola trong cây bạch quá có tác dụng cải thiện trí nhớ, mất ngủ, phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh đãng trí tuổi già. Dù đây là một tình trạng khó tránh khỏi ở người cao tuổi, tuy nhiên bạn có thể hạn chế nguy cơ gặp phải nó bằng một lối sống khoa học, lành mạnh.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ của người già dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
* BDF GLUCO VITA C - Viên Ngậm Vitamin C
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe - Hộp 60 Viên
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677