Ngâm Chân Trị Mất Ngủ Thế Nào Mới Hiệu Quả
Ngâm chân là một phương pháp trị mất ngủ an toàn
1. Tác dụng của ngâm chân trong điều trị chứng mất ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của chúng ta. Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng.
Đối với, người bị chứng mất ngủ kéo dài “hành hạ” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của họ. Chính vì thế, tìm ra phương pháp chữa mất ngủ phù hợp là mong muốn của bất kỳ người bệnh nào.
Bên cạnh sử dụng thuốc chữa mất ngủ, nhiều người bệnh thường tìm đến biện pháp ngâm chân chữa mất ngủ, với hy vọng nhanh chóng cải thiện được tình trạng này.
Vậy ngâm chân có phải là cách trị mất ngủ hiệu quả? Theo y học cổ truyền, chân được xem là gốc rễ của cơ thể. Cơ quan này có hơn 60 huyệt đạo, có khả năng chi phối tuần hoàn máu và thúc đẩy lưu thông, điều hòa kinh mạch.
Ngâm chân là phương pháp trị liệu có từ thời xa xưa. Theo các ghi chép cổ, đây là biện pháp có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan nội tạng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giải tỏa căng thẳng và làm dịu hệ thần kinh.
Vì thế, ngâm chân thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể, giải tỏa căng thẳng, giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tình trạng mất ngủ. Đặc biệt khi kết hợp ngâm chân nước ấm với các thảo dược trị mất ngủ sẽ giúp tăng cường chất lượng mất ngủ, hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc…
Ngâm chân có tác dụng trị mất ngủ vì khi đó trung khu thần kinh sẽ được kích thích, giải phóng căng thẳng và sản sinh nhiều hormone giấc ngủ - melatonin.
Với cơ chế này, ngâm chân từ 15-20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ là một cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc nên thử áp dụng khi bị cơn mất ngủ hành hạ.
Bên cạnh đó, ngâm chân trước khi ngủ còn giúp đả thông kinh mạch, giảm đau nhức xương khớp do vận động hoặc bệnh lý, thư giãn cơ… Các tác dụng này đều tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn.
Ngâm chân đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
2. Cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản nhưng hiệu quả
Việc điều trị mất ngủ bằng phương pháp ngâm chân cùng nước ấm đặt được hiệu quả cao, bạn nên kết hợp với một số dược liệu để tăng cường công dụng, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị mất ngủ.
Dưới đây là 6 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, vô cùng dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu nghiệm mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Ngâm chân trị mất ngủ với nước muối ấm
Ngâm chân với nước muối ấm là phương pháp có cách thực hiện đơn giản và được áp dụng rộng rãi. Muối có nhiều công dụng đối với sức khỏe, theo đông y muối có vị mặn, tính hàn, có tác dụng lương huyết, giải độc, tả hỏa và thanh tâm.
Ngâm chân nước muối ấm từ 15-20 phút trước khi đi ngủ giúp bạn thanh thải độc tố trong cơ thể, điều hòa tuần hoàn máu lưu thông, giảm tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, bất an, cải thiện và kéo dài giấc ngủ.
Chưa kể, độ ấm từ nước ngâm chân còn giúp bạn thư giãn cơ bắp, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái, đồng thời làm giãn mạch máu ở chi dưới.
Cách ngâm chân trị mất ngủ bằng nước muối ấm rất đơn giản: Bạn chỉ cần đổ khoảng 2 lít nước đun sôi vào chậu, pha thêm 1 lít nước mát và 2-3 thìa muối hạt. Khuấy đều đề muối tan hoàn toàn, sau đó ngâm chân khoảng 15-20 phút. Để tăng tác dụng, bạn có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt ở gan bàn chân. Cuối cùng khi ngâm chân xong, bạn chỉ cần lau khô và đi ngủ.
Thực hiện cách trị mất ngủ này mỗi ngày 1 lần, trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ nhanh chóng.
Ngâm chân bằng nước muối ấm là cách đơn giản nhất
2.2. Chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân với lá ngải cứu
Theo đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu, khử hàn, giảm đau và an thẩn. Ngâm chân trị mất ngủ bằng nước ấm và ngải cứu giúp làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông, giảm đau đầu, chóng mặt và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, tinh dầu từ ngải cứu còn giúp đem lại cảm giác thư thái, thoải mái và dễ chịu, vì thế ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể khắc phục chứng mất ngủ do căng thẳng.
Chưa kể, với đặc tính giảm đau, khử hàn, mẹo ngâm chân với nước sắc ngải cứu còn giúp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay, cơ thể uể oải và sợ lạnh.
Cách ngâm chân trị mất ngủ bằng lá ngải cứu như sau:
Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước.
Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá ngải cứu vào, đun thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
Đổ nước vừa đun ra chậu, pha thêm nước mát và ngâm chân trong 15-20 phút.
Chú ý, khi ngâm chân bạn có thể dùng lá ngải cứu chà xát nhẹ nhàng dưới bàn chân để kích thích tuần hoàn máu lưu thông và đả thông kinh mạch.
Sử dụng là ngải cứu nấu nước ngâm chân không chỉ có tác dụng chữa mất ngủ, mà còn giúp giảm đau nhức xương khớp
2.3. Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi
Gừng tươi là một vị thuốc trong đông y với tên gọi là sinh khương, có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, giải biểu, tán phóng và giải độc.
Ngâm chân với nước ấm và gừng tươi có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu.
Đồng thời, sinh khương còn giúp giảm tình trạng đau nhức cơ thể do thời tiết chuyển lạnh, tinh dầu từ gừng còn đem lại cảm giác thư giãn, buồn nôn, giải tỏa căng thẳng và làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
Một số nghiên cứu khoa học còn nhận thấy, nhiệt độ ấm từ nước cùng với tính ấm của gừng có khả năng giãn mạch máu, giãn cơ giúp tinh thần sảng khoái.
Cách nấu nước ngâm chân trị mất ngủ với gừng tươi hiệu quả như sau:
Rửa sạch 1-2 củ gừng tươi, để ráo, đập dập.
Sau đó đun sôi cùng 2 lít nước và thả gừng tươi đã đập dập vào, cho thêm 2-3 thìa cà phê muối hột, khuấy cho muối tan hoàn toàn.
Đổ nước ra chậu, pha thêm nước nguội và ngâm chân tư 15-20 phút.
Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với muối và gừng tươi
2.4. Ngâm chân với nước sả
Sả là một loại gia vị thường được dùng để tạo mùi khi chế biến các món ăn và kích thích vị giác, chống lạnh bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, sả còn là một loại thảo dược này còn được dùng để giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, mẹo chữa mất ngủ bằng ngâm chân với nước ấm và sả thích hợp dùng cho người bị mất ngủ do căng thẳng thần kinh, cải thiện các chứng rối loạn thần kinh.
Cách dùng sả nấu nước ngâm chân trị mất ngủ ngủ cũng được tiến hành tương tự như cách nấu nước ngâm chân với gừng tươi.
Ngâm chân trị mất ngủ bằng sả
2.5. Ngâm chân trị mất ngủ với lá lốt
Ngâm chân với lá lốt sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ, đổ mồ hôi chân tay và giảm đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển lạnh
Bên cạnh đó, ngâm chân với nước ấm và lá lốt sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, điều hòa huyết áp và hỗ trợ tăng cường các chức năng của cơ quan nội tạng.
Cách nấu nước lá lốt ngâm chân trị mất ngủ như sau:
Sử dụng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch và để ráo nước
Sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước cho đến khi sôi
Đổ nước ra chậu, pha thêm nước mát để vừa đủ độ ấm.
Ngâm chân từ 15-20 phút, có thể dùng lá lốt chà xát vào gan bàn chân để giảm đau nhức.
Dùng là lốt nấu nước ngâm chân trị mất ngủ
2.6. Cách ngâm chân chữa mất ngủ bằng vỏ quế
Vỏ quế được xem là vị thuốc đông y có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng khử phong hàn, hành khí, thông kinh, hoạt huyết. Dược liệu này thường được dùng trong bài thuốc chữa bệnh do phong và hàn.
Theo y học hiện đại, hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng an thần, giảm đau và ức chế hệ thần kinh trung ương.
Vì vậy, ngâm chân với nước ấm có thêm vỏ quế có thể cải thiện được tình trạng căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, nâng cao chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ cho người bị thiếu ngủ, mất ngủ…
Cách dùng vỏ quế nấu nước ngâm chân trị mất ngủ như sau: Cần chuẩn bị 100g vỏ quế khô, đun sôi với 2 lít nước trong 5 phút. Sau đó đổ ra chậu, pha thêm nước nguội rồi ngâm chân từ 15-20 phút. Nếu không tìm được bỏ quế, bạn có thể sử dụng lá quế để thay thế.
Vỏ quế được dùng để nấu nước ngâm chân trị mất ngủ
3. Ai không nên ngâm chân trị mất ngủ?
Nhìn chung, liệu pháp ngâm chân trị mất ngủ được đánh giá là phương pháp an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình điều trị, những đối tượng dưới đây không nên tự ý áp dụng phương pháp này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ:
Người có vết thương ở chân: Các vết thương hở, viêm loét, chảy máu không nên ngâm chân, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường bị mất ngủ có biến chứng bàn chân. Vì việc ngâm chân có thể khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Phụ nữ đang mang thai bị mất ngủ không nên ngâm chân trong nước ấm. Vì ngâm chân nước ấm sẽ khiến máu bị dồn ở chân và khó bơm lên não. Từ đó có thể gây tức ngực, khó thở, chóng mặt và dễ gây phù ở chân. Bà bầu chỉ nên dùng nước ấm để rửa chân trước khi ngủ.
Không ngâm chân trị mất ngủ khi bụng đói
Các đối tượng khác không nên ngâm chân nước ấm bao gồm: Trẻ nhỏ, người có huyết áp không ổn định, bệnh nhân có đường huyết không ổn định…
4. Những lưu ý khi ngâm chân trị mất ngủ
Để gia tăng công dụng cũng như phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình áp dụng cách ngâm chân chữa mất ngủ, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Dụng cụ ngâm chân: Bạn nên sử dụng chậu ngâm chân làm bằng chất liệu gỗ vì đây là chất liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn với nhiệt độ cao và các thảo dược ngâm chân.
Nước ngâm chân: Tùy vào nhu cầu, điều kiện bạn có thể nấu những loại nước ngâm chân khác nhau, nhưng đó phải là nước sạch, khi ngâm chân cần đạt nhiệt độ khoảng 40-50 độ C, không nên ngâm chân khi nước quá nóng.
Tư thế ngâm chân trị mất ngủ: Tư thế ngâm chân đúng, đạt hiệu quả tối ưu đó là ngồi thẳng lưng, vệ sinh sạch chân bằng nước lạnh trước khi ngâm, đặt 2 chân vào trong chậu, thả lỏng cơ thể. Trong quá trình ngâm, bạn có thể massage lòng bàn chân, cổ chân và bắp chân theo chiều từ dưới lên trên để tăng hiệu quả.
Thời gian ngâm: Tốt nhất nên ngâm chân vào buổi tối, trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng. Thời gian ngâm chân chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút, mỗi tuần từ 3-4 tuần.
Nên kiểm tra nhiệt độ trước khi ngâm, nước quá nóng sẽ gây bỏng da, nước quá nguội có thể tác động bất lợi đến tuần hoàn máu.
Không nên ngâm chân quá lâu, vì có thể khiến chân bị ngấm nước, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, tim mạch, hoặc khiến da bị kích ứng.
Khi ngâm chân trị mất ngủ, bạn nên để bàn chân ngập trong nước nhưng không được qua mắt cá chân, điều chỉnh lượng nước sao cho cách mắt cá chân khoảng 2cm.
Để gia tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp chữa mất ngủ khác như sử dụng các bài thuốc đông y chữa mất ngủ, tập yoga, thiền, ăn các món ăn dễ ngủ…
Sau khi ngâm chân, bạn cần lau chân thật khô
Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến phương pháp ngâm chân trị mất ngủ. Mặc dù đây là biện pháp an toàn, mang lại hiệu quả tích cực cho người bị mất ngủ, nhưng tác phụ của nó còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu áp dụng một thời gian mà không thấy bệnh chuyển biến tốt.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, ví dụ như:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677