Tiểu Đường Ở Người Già: Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Điều Trị Ra Sao?
Tiểu đường là bệnh lý thường gặp ở nhiều người cao tuổi
1. Tỷ lệ số ca mắc tiểu đường ở người già
Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố bởi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện có khoảng 3,53 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Đồng thời mỗi năm có gần 29.000 người tử vong do các biến chứng liên quan đến đái tháo đường.
Đa số các bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 (chiếm tới 95%). Đây là nhóm đối tượng khó chẩn đoán vì người bệnh có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh hoặc bị suy giảm trí nhớ… gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán bệnh.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, cứ 5-6 người trên 60 tuổi sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Điều bệnh tiểu đường ở người già trở lên đáng lo ngại là vì đa phần người bệnh đều mắc kèm các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao…
Người cao tuổi bị tiểu đường thường dễ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng
2. Đặc điểm của bệnh tiểu đường ở người già
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh tiểu đường, các phương pháp điều trị bệnh, lối sống mà sẽ có sự khác biệt về thể chất và tình trạng sức khỏe của người già mắc bệnh tiểu đường. Nhưng nhìn chung, người già bị tiểu đường sẽ có những đặc điểm sau:
Tuổi càng cao khả năng tiết insulin của tuyến tụy và độ nhạy của insulin với tế bào sẽ càng giảm, lượng đường trong máu càng cao. Vì thế người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát bệnh.
Tần suất gặp các biến chứng tiểu đường ở mắt, thận, tổn thương thần kinh, mạch máu…. nhiều hơn.
Tuổi cao khiến nhiều người cao tuổi mắc cùng lúc nhiều bệnh như tim mạch, suy gan, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi…
Chức năng thận của người gia bị suy giảm nên giảm khả năng đào thải đường qua nước tiểu, lượng đường trong máu càng dễ tăng cao hơn.
Thể lực và sức khỏe suy yếu nên chế độ tập luyện nhằm kiểm soát đường huyết cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp, chưa kể khi tập thể dục người cao tuổi cũng có nguy cơ bị ngã nên cần hết sức thận trọng.
Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, mà các dấu hiệu hạ đường huyết ở người già thường không đặc trưng nên rất khó để nhận biết.
Thay đổi thói quen, lối sống cho người cao tuổi cũng không phải là điều dễ dàng.
Chính vì những đặc điểm trên mà người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của họ. Do đó cần có một phác đồ điều trị tiểu đường phù hợp cho người cao tuổi.
Xem thêm: CÁC BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ĐỀ PHÒNG NGAY!!!
Biến chứng mắt ở bệnh tiểu tiểu đường
3. Nguyên nhân tại sao người già dễ bị tiểu đường
Người già là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bởi vì:
Do di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ ai, trong đó có những người khi lớn tuổi mới bắt đầu phát bệnh.
Môi trường sống: Theo nghiên cứu, sống ở môi trường có khí hậu lạnh có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Yếu tố proinsulin: Đây là tiền chất tổng hợp lên insulin từ tế bào beta tụy đảo. Khi cơ thể dần lão hóa lượng proinsulin sẽ tăng lên, nhưng khả năng ức chế gan tổng hợp glucose chỉ bằng 1/10 so với insulin. Vì thế lượng proinsulin tăng lên khi tuổi cao là một nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người già.
Quá trình chuyển hóa bị suy giảm: Trong quá trình lão hóa, tốc độ trao đổi chất cơ bản giảm dần, dẫn đến giảm hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là sự suy giảm sử dụng glucose của cơ thể.
Thừa cân, béo phì: Khi tuổi càng cao, tỷ lệ cơ trong cơ thể giảm dần và lượng chất béo sẽ tăng lên. Điều này không chỉ làm giảm độ nhạy của insulin mà còn giảm khả năng dự trữ glucose trong các khối cơ. Vì thế, người cao tuổi bị thừa cân, béo phì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường ở người già chủ yếu là do sự lão hóa dẫn đến sự suy giảm chức năng của các cơ quan tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết cho cơ thể.
Xem thêm: CÁCH GIẢM CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Người cao tuổi bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn
4. Người cao tuổi chỉ số đường huyết bao nhiêu là phù hợp?
Mỗi người cao tuổi sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau, nên không có mức đường huyết gọi là đường huyết ổn định chung.
Khi được thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ xác định ngưỡng đường huyết phù hợp cho từng người cao tuổi. Qua đó sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị, cũng như hướng dẫn thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện sao cho phù hợp cho từng đối tượng.
Thông thường, lượng đường huyết ở người cao tuổi khỏe mạnh sẽ nằm trong khoảng dưới 7 mmol/L khi đói và 10-11 mmol/L sau khi ăn 2 giờ.
Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC
5. Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, người cao tuổi không chỉ là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường mà còn là nhóm đối tượng khó kiểm soát tình trạng bệnh, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với các biến chứng sau đây:
Dễ xuất hiện các biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch và mạch máu não. Đây là một trong những yếu tố đe dọa đến sự sống của người cao tuổi.
Các biến chứng bàn chân có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Biến chứng về mắt như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, xuất huyết đáy mắt là nguyên nhân khiến nhiều người già bị suy giảm thị lực khi mắc bệnh tiểu đường.
Người già bị tiểu đường còn thường bị suy giảm trí nhớ, mất ngủ, trầm cảm, hoặc mắc bệnh Alzheimer…
Do đó, cần có sự quan tâm đúng mức với bệnh tiểu đường ở người già, đảm bảo rằng việc điều trị mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân.
Không chỉ tiểu đường, người cao tuổi còn có thể cùng lúc mắc nhiều bệnh khác nhau
6. Điều trị tiểu đường cho người cao tuổi cần lưu ý điều gì?
Bởi vì người cao tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh cùng lúc, đồng thời chức năng của các cơ quan cũng bị suy yếu, nên khi điều trị tiểu đường cho người bệnh cao tuổi cần lưu ý một số điểm sau:
6.1. Mục tiêu điều trị tiểu đường ở người cao tuổi
Mục tiêu điều trị tiểu đường ở người già là giúp họ có thể duy trì tuổi thọ và chất lượng cuộc sống không khác gì người khỏe mạnh, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết, huyết áp và lipid máu.
Nói cách khác, nếu tăng cường điều trị nhằm kiểm soát đường huyết tối ưu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ví dụ như tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường.
Vì thế, các bác sĩ cần phải đánh giá sự cân bằng giữa điều trị và cuộc sống của người bệnh đề vừa kiểm soát đường huyết ổn định trong mức cho phép mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị tiểu đường cho người cao tuổi, cần đặc biệt chú ý đến biến chứng hạ đường huyết ở người cao tuổi, bởi vì:
Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn ra nhanh chóng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng lại khó nhận biết dẫn đến không xử trí kịp thời.
Người cao tuổi thường gặp tình trạng tích trữ thuốc trong cơ thể, do đó có nguy cơ cao bị hạ đường huyết khi sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường.
Do đó để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi, chúng ta cần giảm nhẹ mục tiêu kiểm soát đường huyết và thiết lập giới hạn dưới của chỉ số HbA1c.
Hạ đường huyết là biến chứng tiểu đường cấp tính nguy hiểm
6.2. Bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường nên uống thuốc gì?
Một số loại thuốc chữa tiểu đường cho người cao tuổi thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
Sulfonylureas ( glipizide, gliclazide, glibenclamide, glimepiride): Đây là nhóm thuốc có tác dụng kích thích tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Nhóm thuốc này thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường từ nhẹ đến trung bình và không có biết chứng cấp tính.
Biguanide (hiện chỉ còn hoạt chất metformin được sử dụng): Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này đó là tăng cường vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để chuyển hóa năng lượng và hạn chế sự hấp thu glucose từ ruột vào máu. Các thuốc trong nhóm này thường được kê cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kèm theo thừa cân, béo phì.
Thiazolidinediones (rosiglitazone và pioglitazone): Đây là loại thuốc hạ đường huyết thế hệ mới, có thể làm tăng độ nhạy của các mô ngoại vi với insulin. Đồng thời, các loại thuốc này còn có khả năng làm hạ lipid máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy…
Thuốc ức chế α-glucosidase (acarbose, voglibose và miglitol): Nhóm thuốc này có khả năng ức chế quá trình hấp thu đường ở ruột non, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn, được xem là nhóm thuốc thích hợp cho người cao tuổi bị tiểu đường.
Insulin: Một sai lầm trong điều trị tiểu đường chính là quan điểm cho rằng chỉ bệnh tiểu đường tuýp 1 mới cần sử dụng insulin. Nếu như bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc hạ đường huyết mà vẫn không đạt được mục tiêu điều trị, thì sẽ phải sử dụng kết hợp insulin với các loại thuốc uống khác.
Có thể nói khi sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết cho người cao tuổi, các bác sĩ cần phải cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng không muốn. Vì thế, người bệnh và người nhà bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc thay đổi thuốc, bỏ thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
Người cao tuổi cần sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết đúng chỉ định của bác sĩ
7. Cách phòng tránh tiểu đường ở người già
Bởi vì tiểu đường ở người già là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Hơn thế nữa. đây là căn bệnh chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn.
Chính vì thế, chủ động phòng tránh bệnh tiểu đường ở người già là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người già, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Chế độ ăn: Người cao tuổi cần hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, mía… các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như gạo trắng, bột mì… Thay vào đó là các thực phẩm tươi sống, giàu chất xơ và vitamin như rau củ quả tươi, trái cây tươi…
Tập thể dục thường xuyên, điều độ, vừa sức: Điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người cao tuổi, nhất là phòng tránh bệnh tiểu đường. Người cao tuổi nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh…
Kiểm soát cân nặng: Vì thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Thông qua chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, khoa học sẽ giúp điều chỉnh cân nặng phù hợp cho người cao tuổi.
Khám sức khỏe định kỳ: Người cao tuổi cần thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát từ 2-4 lần/năm. Qua đó, sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý thường gặp ở người già, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Trên đây là các thông tin cần thiết về tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở người già. Đây là một bệnh lý mạn tính đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người cao tuổi vì thế chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này.
Kiểm soát đường huyết ổn định cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dưới đây:
* HEBAMIC - Viên Tiểu Đường
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677