Giỏ hàng

6 Thuốc Tiểu Đường Tốt Nhất Giúp Kiểm Soát Đường Huyết Hiệu Quả

Hiện nay, tiểu đường là một bệnh mãn tính đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Quá trình điều trị lâu dài, thậm chí là cần xác định “chung sống” cả đời với căn bệnh này. Vì vậy, việc lựa chọn thuốc điều trị tiểu đường như thế nào là điều vô cùng quan trọng với người bệnh. Bài viết sau sẽ chia sẻ 6 thuốc tiểu đường tốt nhất giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà bạn cần biết.

Các thuốc tiểu đường thường gặp trong phác đồ điều trị

Hiện nay, các nhóm thuốc tiểu đường thường được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh đó là:

Nhóm thuốc sulfonylurea: gồm 2 thế hệ nhưng hiện nay sử dụng thế hệ 2 làm giảm nguy cơ độc tính cho thận. Các thuốc thuộc nhóm này đó là: gliclazide, glyburide, glibenclamide,….

Nhóm thuốc biguanid: metformin là loại thuốc duy nhất thuộc nhóm còn được sử dụng.

Nhóm ức chế men alpha – glucosidase: acarbose, glyset.

Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1: liraglutide, exenatide, semaglutide

Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose: dapagliflozin, canagliflozin.

Điều trị tiểu đường bằng insulin.

So sánh hiệu quả, an toàn của các thuốc tiểu đường thông dụng

Nhóm sulfonylurea

Cơ chế hoạt động: kích thích sản sinh insulin từ tế bào beta tuyến tụy đồng thời làm giảm khả năng sản xuất glucose ở tế bào gan. Từ đó giúp ổn định đường huyết của người bệnh. Hạn chế ở nhóm thuốc này là có thể gây tăng cân, hạ đường huyết khi uống quá liều hoặc bỏ bữa ăn, không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1.

Nhóm biguanid

Nhóm thuốc này không có tác dụng tăng bài tiết insulin như sulfonylurea. Metformin – loại thuốc duy nhất được sử dụng trong nhóm này, có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm insulin in vivo, từ đó làm giảm đường huyết, tăng thu nhập glucose vào tế bào, giảm quá trình tân tạo đường ở cơ thể. 

Ưu điểm của nhóm thuốc này là ít gây tăng cân, ít gây hạ đường huyết.

Tác dụng không mong muốn có thể gặp như: đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy, cần sử dụng thuốc sau ăn.

Nhóm ức chế men alpha – glucosidase

Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme alpha – glucosidase ở ruột non, làm chậm quá trình phân hủy tinh bột thành dạng glucose, làm chậm hấp thu đường tại ruột. Do đó, làm giảm đường huyết sau bữa ăn.

Thuốc gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy nên cần sử dụng vào đầu bữa ăn.

Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1

GLP-1 là hormon trong cơ thể có tác dụng giảm đường huyết trong máu. Việc sử dụng các thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 là cách thức đưa thêm lượng hormone này vào trong cơ thể. Chúng chỉ phát huy tác dụng khi lượng đường trong máu tăng cao, không gây hạ đường huyết và không làm tăng cân.

Các triệu chứng về tiêu hóa có thể gặp khi sử dụng thuốc thuộc nhóm này đó là: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,….

Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose

Kênh đồng vận chuyển natri – glucose (SGLT2) có tác dụng tái hấp thu glucose từ ống thận. Khi ức chế kênh này, sẽ tăng cường thải trừ glucose qua nước tiểu, từ đó làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây hạ huyết áp, nhiễm acid ceton, nhiễm khuẩn niệu, hạ đường huyết, nhiễm nấm sinh dục, tăng lipid máu.

Insulin

Insulin là một hormon được sinh ra từ tế bào beta đảo tụy tác động vào các quá trình dự trữ glucose trong cơ thể, đặc biệt là gan và mô mỡ, từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Insulin là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất nên chỉ sử dụng trong các trường hợp đó là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 2 khi nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết kèm tăng ceton máu cấp nặng, sụt cân không kiểm soát, suy gan, thận.

Thuốc tiểu đường nào tốt nhất?

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, tiêm insulin là giải pháp tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tùy từng mức độ mà bệnh nhân thực hiện tiêm 2-3 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, metformin là lựa chọn đầu tiên để điều trị do nó làm giảm đường huyết trong máu hiệu quả, ít nguy cơ gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, metformin có thể gây đau bụng và tiêu chảy, vì vậy không phù hợp trên một số đối tượng bệnh nhân. Do đó, không có một loại thuốc tiểu đường nào là tốt nhất cả? Các bác sĩ cần dựa trên mức độ bệnh, sự đáp ứng điều trị để xây dựng nên phác đồ điều trị đái tháo đường phù hợp nhất.

Kết luận

Việc tăng glucose trong thời gian dài gây ra các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid, có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan trên cơ thê như: tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh,…. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý:

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh, không được tự ý ngưng thuốc, thay thế thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: hạn chế ăn đường, tinh bột, dầu mỡ từ động vật; bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt nguyên chất, dầu ăn thực vật.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, không nên luyện tập gắng sức, thực hiện các bài tập phù hợp với lứa tuổi như: yoga, chạy bộ, đạp xe,….

Có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược như viên tiểu đường Hebamic. Đây là thực phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt theo 3 chuẩn: chuẩn dược liệu, chuẩn hàm lượng, chuẩn hóa hoạt chất vàng trong cây thìa canh (chuẩn hóa 25% acid gymnemic) an toàn và được nhiều người tin dùng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích nhất về các loại thuốc trị tiểu đường. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới số HOTLINE: 1800 888 677 để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT VỚI 5 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CỦA MỸ TỐT NHẤT HIỆN NAY

9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ

Sản phẩm đã xem

Zalo