Giỏ hàng

Bật Mí Cách Thử Đường Huyết Tại Nhà Đơn Giản, Chính Xác

Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên thử đường huyết tại nhà

1.  Tại sao phải thử đường huyết tại nhà?

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh phải tìm cách sống chung hòa bình với căn bệnh này.

Để quản lý tốt bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Thường xuyên theo dõi đường huyết sẽ giúp người bệnh chủ động thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Tuy nhiên, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết sẽ gây mất rất nhiều thời gian và chi phí, do vậy tự kiểm tra đường huyết tại nhà là một lựa chọn phù hợp.

Lợi ích của việc kiểm tra đường huyết tại nhà bao gồm:

Thử đường huyết tại nhà giúp người bệnh chủ động điều chỉnh chế độ ăn phù hợp

2. Đối tượng nên thử tiểu đường tại nhà?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nên áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà như một cách bảo vệ sức khỏe.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao bao gồm:

  • Người mắc các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao…

  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, ví dụ như bố, mẹ, ông, bà…

  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ

  • Người có thói quen ăn đồ ngọt thường xuyên

  • Thừa cân, béo phì

  • Người hút thuốc lá và thường xuyên uống rượu bia.

Đặc biệt khi những đối tượng này có những triệu chứng sau thì cần xét nghiệm tiểu đường càng sớm càng tốt:

  • Uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát liên tục

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

  • Luôn thấy đói dù vừa mới ăn xong

  • Tầm nhìn bị giảm sút

  • Tiểu tiện nhiều hơn bình thường

  • Dễ bị nhiễm trùng 

  • Vết thương lâu lành

Cách thử tiểu đường tại nhà có thể giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh này, cũng như giai đoạn tiền tiểu đường, từ đó hạn chế tối đa những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn nên test tiểu đường

3. Que test tiểu đường tại nhà là gì?

Que thử tiểu đường là một bộ phận của máy đo tiểu đường giúp kiểm tra nồng độ đường trong máu, dùng để chích máu ở đầu ngón tay. Que thử tiểu đường chỉ dùng một lần duy nhất và tuyệt đối không sử dụng lại.

Đây là cách thử tiểu đường tại nhà được nhiều người áp dụng nhất, vì cách dùng đơn giản và cho kết quả có độ tin cậy.

Có những loại que thử tiểu đường nào mới đúng? Mỗi loại máy đo đường huyết đều có loại que tương ứng của máy đó. Nếu bạn sử dụng loại máy đo tiểu đường nào thì bắt buộc phải dùng que thử của chính dòng máy đó thì mới đọc được kết quả.

Bảo quản que thử đường huyết như thế nào? Để đảm bảo kết quả thử tiểu đường tại nhà là chính xác nhất, người dùng cần chú ý bảo quản que thử như sau:

  • Que thử chưa sử dụng luôn phải đặt trong hộp và cất ở nơi khô ráo với nhiệt độ phòng.

  • Tránh đặt que thử tiểu đường ở nơi có ánh nắng trực tiếp.

  • Chú ý không làm lạnh que thử tiểu đường.

  • Không chuyển que thử tiểu đường từ hộp này sang hộp khác.

  • Luôn đóng chặt hộp đựng que thử đường huyết ngay sau khi lấy que ra.

Que test tiểu đường chỉ được dùng một lần duy nhất

3. Hướng dẫn cách thử đường huyết tại nhà đơn giản nhất

Điều kiện để áp dụng cách thử đường huyết tại nhà là bạn phải có sẵn máy đo đường huyết và biết cách lấy máu thử tiểu đường.

Việc kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy được tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày và  thông qua các bước sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và lau khô hoặc có thể dùng bông thấm cồn và sát khuẩn lên ngón tay chuẩn bị lấy máu.

  • Lắp kim lấy máu vào bút thử tiểu đường và thực hiện lấy máu (lưu ý chỉ thực hiện lấy máu khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, tránh lấy sớm sẽ khiến máu bị oxy hóa, làm sai lệch kết quả).

  • Nhỏ giọt máu lên que thử tiểu đường, sau đó đặt que vào máy đo và xem kết quả được hiển thị.

  • Ghi lại kết quả để trao đổi với bác sĩ khi cần và thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh có thể kiểm soát chỉ số glucose máu tại nhà bằng xét nghiệm HbA1c. Đây là chỉ số phản ánh lượng glucose máu trong 3 tháng vừa qua đã được kiểm soát tốt hay chưa. Để thực hiện cách thử đường huyết tại nhà này, bạn cũng cần phải có một thiết bị phù hợp.

Xem thêm: CÁCH GIẢM CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Cách thử đường huyết tại nhà

4. Ý nghĩa các chỉ số khi đo đường huyết tại nhà

Đo đường huyết tại nhà giúp người bệnh theo dõi và kiểm soát nồng độ glucose máu, từ đó người bệnh có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động. 

Để làm được điều này, người bệnh cần hiểu được ý nghĩa của những kết quả đo được, cụ thể như sau:

  • Đối với người khỏe mạnh: Kết quả thử đường huyết tại nhà phải thấp hơn 5,5mmol/L khi đói và thấp hơn 7,7 mmol/L sau 1-2 giờ ăn.

  • Đối với phụ nữ mang thai: Kết quả đo đường huyết tại nhà an toàn khi hiển thị  < 5,3 mmol/L (lúc đói),  <= 7,8 mmol/L (sau 1 giờ ăn) và  <= 6,7 mmol/L (sau 2 giờ ăn).

  •  Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: Người kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi kết quả thử đường huyết tại nhà lúc đói ở những lần đo liên tục nằm trong khoảng 6,1-7 mmol/L, sau ăn 2 tiếng < 10 mmol/L.

Kết quả thử đường huyết tại nhà nên được ghi lại để bác sĩ tiện theo dõi và đưa ra phác đồ điều  trị phù hợp nhất với từng giai đoạn của bệnh tiểu đường.

Máy đo đường máu sẽ cho kết quả dưới dạng đơn vị mmol/L hoặc mg/L

5. Những câu hỏi liên quan đến thử đường huyết tại nhà

Thử đường huyết tại nhà là một công việc cần thực hiện thường xuyên, liên tục và vô cùng quan trọng trong kiểm soát, điều trị tiểu đường, đặc biệt là người bị tiểu đường lâu năm. Dưới đây là những thắc mắc mà nhiều người mới mắc bệnh thường đặt ra, xoay quanh vấn đề các đo đường huyết tại nhà:

5.1. Nên thử đường huyết tại nhà bao lâu/lần?

Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên thực hiện đo đường huyết tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường sẽ thử đường huyết với tần suất như sau:

  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày

  • Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Nên kiểm tra đường huyết vào thời điểm trước khi ăn trưa hoặc ăn tối và sau khi ăn khoảng 2 giờ.

5.2. Thử đường huyết tại nhà rồi có cần đến bệnh viện kiểm tra nữa không?

Thực hiện đo đường huyết tại nhà nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, công việc này không thể thay thế những xét nghiệm tại bệnh viện.

Bởi vì các xét nghiệm chuyên sâu tại bệnh viện không chỉ kiểm tra chỉ số đường huyết mà còn giúp người bệnh kiểm tra các nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường. Đồng thời bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên về tần suất xét nghiệm tại nhà, những điều cần thay đổi trong dinh dưỡng, điều trị để chỉ số đường huyết được kiểm soát ổn định hơn nữa.

Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ đúng lịch hẹn khám lại của bác sĩ, dù đã kiểm tra đường huyết tại nhà hằng ngày.

Thử đường huyết tại nhà không thể thay thế những lần tái khám ở cơ sở y tế

5.3. Cách quy đổi đơn vị đo đường huyết từ mmol/L sang mg/L

Mmol/l hay mg/dl đều là đơn vị đo của chỉ số đường huyết và đều được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường.  Tùy thuộc vào dòng máy mà kết quả có thể hiển thị dưới dạng mmol/L hoặc mg/L.

Để quy đổi giữa hai đơn vị này, bạn chỉ cần lấy số mmol/l nhân với 18 sẽ ra số mg/dl glucose máu tương ứng. Ví dụ, kết quả chỉ số đường huyết của bạn đo được là 5,6 mmol/l sẽ tương ứng 100 mg/dl.

6. Lưu ý khi thử đường huyết tại nhà đề kết quả chính xác

Để kết quả đo đường huyết tại nhà cho kết quả đáng tin cậy, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Que thử tiểu đường sau khi lấy khỏi hộp phải được sử dụng ngay, tuyệt đối không bẻ cong, cắt hoặc làm gãy que thử.

  • Chú ý hạn sử dụng của que thử và sau khi mở nắp lọ thì không nên sử dụng quá 3 tháng, đóng chặt nắp lọ sau khi sử dụng.

  • Mỗi que thử tiểu đường chỉ sử dụng duy nhất 1 lần và tuyết đổi không được dùng lại.

  • Khi dùng bút chích máu xét nghiệm tiểu đường, bạn nên chích vào phía bên cạnh đầu ngón tay, không nên chích vào đầu ngón tay vì sẽ gây cảm giác đau đớn và không lấy đủ máu xét nghiệm.

  • Thay đổi các ngón tay lấy máu, không lấy máu khi các ngón tay cảm thấy đau nhức.

  • Nên thử đường huyết tại nhà vào các thời điểm cố định trong ngày và lưu lại kết quả đo được.

Khi lấy máu test tiểu đường ở cạnh đầu ngón tay sẽ bớt gây cảm giác đau đớn hơn

Trên đây là các thông tin cần thiết về cách thử đường huyết tại nhà. Bởi vì đây là công việc cần thực hiện thường xuyên đối với bệnh nhân tiểu đường, nên bạn hãy xin lời khuyên từ bác sĩ điều trị để nhận được những hướng dẫn chi tiết nhất nhé.

Kiểm soát đường huyết ổn định cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo