Giỏ hàng

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Chữa Tiểu Đường Và Cách Hạn Chế

Thuốc tây y chữa tiểu đường luôn tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn

1. Các nhóm thuốc tiểu đường tây y phổ biến

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, khiến người bệnh phải tìm cách sống chung với căn bệnh này cả đời, vì thế họ cũng phải uống thuốc kiểm soát đường huyết trong một thời gian dài.

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu các loại thuốc chữa tiểu đường mới, với các cơ chế giảm đường máu khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm thuốc chữa tiểu đường cơ bản:

  • Nhóm thuốc tăng tiết insulin: Sulfonylurea: glimepiride, glibenclamide, gliclazide, meglitinide repaglinide.

  • Nhóm thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu glucose và chất béo từ ruột: Gồm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase (Acarbose) và thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (Orlistat)

  • Thuốc tăng nhạy cảm insulin: Nhóm biguanide (metformin),  thiazolidinedione pioglitazone, exenatide, sitagliptin

  • Thuốc tiêm insulin: Đó là các dạng thuốc tiêm có thành phần insulin bao gồm các dạng: tác dụng chậm, tác dụng trung bình, tác dụng ngắn, tác dụng nhanh.

Trong đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sẽ phải phối hợp nhiều loại thuốc chữa tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ, để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Xem thêm: [CẬP NHẬT 2022] 9 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ NHẤT

Metformin là thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 được sử dụng nhiều nhất

2. Tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường 

Có nhiều nhóm thuốc chữa tiểu đường khác nhau, mỗi nhóm sẽ có công dụng và tác dụng phụ khác nhau, nhưng chủ yếu được bào chế dưới 2 dạng: thuốc dùng đường uống và thuốc tiêm.

Do điều trị tiểu đường người bệnh cần duy trì dùng thuốc trong một thời gian dài, dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận… nhất là những trường hợp dùng thuốc sai cách. Các tác dụng phụ cụ thể trên từng nhóm thuốc bao gồm:

  • Metformin: Là nhóm thuốc đầu tiên mà bác sĩ kê để điều trị tiểu đường tuýp 2. Tác dụng phụ có thể gặp của nhóm thuốc này bao gồm: gây rối loạn tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sau khi uống thuốc có thể cảm thấy vị kim loại, dùng lâu dài gây sút cân… Cần gọi ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng mệt lả người, khó thở, đau cơ bất thường, nôn ói…

  • Thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea (Glipizide, glimepiride, glyburide): Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây biến chứng hạ đường huyết, nên người bệnh sẽ có các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, chân tay run. Nếu dùng quá liều có thể gây hạ đường huyết cấp, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

  • Thuốc Acarbose: Loại thuốc này kiểm soát đường huyết bằng cách ức chế enzyme hấp thu đường, vì thế nó cũng vô tình gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy chức năng gan, phát ban…

  • Nhóm thuốc ức chế men DPP - 4: Nhóm thuốc này giúp tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn sau mỗi bữa ăn. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm họng, nghẹt mũi, tiêu chảy… một số tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp như suy tụy cấp, suy gan, đau khớp…

  • Nhóm thuốc ức chế men SGLT2: Có tác dụng ức chế quá trình tái hấp thu glucose, dẫn đến glucose được được bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn, giảm nồng độ glucose trong máu. Tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường nhóm này: đi tiểu nhiều, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm đường tiết niệu, hạ đường huyết đột ngột.

  • Thuốc chữa tiểu đường nhóm Thiazolidinedione (bao gồm pioglitazone,  rosiglitazone) giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin. Nhóm thuốc này có nguy cơ khiến người bệnh bị tích nước, gây phù, tăng cân, tăng cholesterol máu.

  • Tác dụng phụ của thuốc tiêm insulin: Nguy cơ thường trực nhất đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ cần dùng insulin đó là biến chứng hạ đường huyết. Nguyên nhân có thể do tiêm quá liều hoặc người bệnh bỏ bữa, vận động quá sức…

Có thể nói, sử dụng thuốc chữa tiểu đường lâu dài sẽ khó tránh khỏi các tác dụng không mong muốn, nhưng chúng lại có tác dụng kiểm soát bệnh hiệu quả, đặc biệt là giúp phòng tránh được nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Vì thế, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và tác hại mà đưa ra cho người bệnh một phác đồ điều trị tiểu đường phù hợp nhất.

Tiêm insulin quá liều có thể dẫn đến biến chứng hạ đường huyết

3. Cách dùng thuốc chữa tiểu đường sao cho hiệu quả?

Tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường là trở ngại khiến nhiều người bệnh muốn từ bỏ việc dùng thuốc và chuyển sang các phương pháp chữa tiểu đường an toàn, lành tính hơn như sử dụng thảo dược chữa tiểu đường, thay đổi chế độ ăn…

Tuy nhiên nó lại là một sai lầm trong điều trị tiểu đường khiến bệnh ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Trên thực tế các phương pháp chữa tiểu đường không dùng thuốc hay chế độ ăn uống, tập luyện chỉ là các phương pháp bổ trợ, có thể phối hợp khoa học để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng, bài thuốc đông y hay thảo dược không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để tránh tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ: Trong nhiều trường hợp tiểu đường mức độ nhẹ, người bệnh có thể không phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Đồng thời, sử dụng loại thuốc chữa tiểu đường nào, liều dùng bao nhiêu… bác sĩ cần phải thực hiện nhiều kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng bệnh.

  • Dùng thuốc đúng chỉ định: Dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian là những yếu tố giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường. Mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm dùng thuốc khác nhau, ví dụ: metformin: (uống trong bữa ăn),  acarbose (uống ngay trước bữa ăn), nhóm sulfonylurea  (uống trước bữa ăn sáng 30 phút)... 

  • Thay đổi vị trí tiêm insulin: Khi tiêm nhiều lần tại cùng một vị trí có thể gây loạn dưỡng mô mỡ và mạch máu bị tổn thương sau tiêm cũng cần có thời gian để phục hồi. Do đó, tránh tiêm cùng 1 vị trí quá 15 ngày, người bệnh có thể tiêm luân phiên các vị trí như cánh tay, đùi, mông hoặc bụng.

  • Kết hợp dùng thuốc với lối sống lành mạnh: Điều này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn mà còn giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường. Vì thế người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác…

Có thể nói, các biện pháp này chỉ có thể làm giảm nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc trị tiểu đường. Khi xuất hiện các tác dụng phụ này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Một lối sống lành mạnh vừa giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, vừa hạn chế được tác dụng phụ của thuốc

4. Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường

Trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ do uống thuốc trị tiểu đường, người bệnh và người nhà cần biết cách xử lý kịp thời để phòng tránh hậu quả khó lường.

Một số cách sơ cứu người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường được các bác sĩ hướng dẫn như sau:

  • Khi người bệnh có dấu hiệu hạ đường huyết: Khi đó cần để người bệnh nằm nghỉ, tránh vận động mạnh, ngay lập tức ăn 2-3 viên kẹo hoặc uống sữa để cung cấp đường cho cơ thể. Nếu người bệnh có dấu hiệu hạ đường huyết nặng, sau khi bổ sung đường cho người bệnh cần đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường: Khi đó bạn không nên ngưng thuốc đột ngột mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế thuốc hoặc giảm nhẹ liều để đảm bảo quá trình điều trị.

  • Ngứa, phát ban: Đây có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc, lúc này người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để thay thế loại thuốc khác.

  • Suy chức năng gan, thận: Bởi vì gan và thận là hai cơ quan chính có tác dụng chuyển hóa thuốc. Nên sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng hai cơ quan này. Vì thế sau một thời gian dùng thuốc trị tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm tra đánh giá chức năng gan, thận định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh cũng cần giảm nhẹ liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tổn thương gan, thận nặng thêm.

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chức năng gan thận định kỳ

Trên đây là các thông tin liên quan đến tác dụng phụ của thuốc chữa tiểu đường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp vừa nâng cao hiệu quả điều trị, vừa giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết được chiết xuất từ dây thìa canh an toàn, lành tính cho người bệnh.

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo