Chỉ Số Đường Huyết Của Thực Phẩm Nói Lên Điều Gì?
Chỉ số đường huyết ((glycemic index viết tắt là GI)
1. Thông tin cơ bản về chỉ số đường huyết
Chế độ ăn hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, nhất là đối với người bệnh tiểu đường vốn khả năng điều chỉnh đường đã bị suy giảm.
Do đó, khi lựa chọn các thực phẩm cho người đái tháo đường chúng ta cần quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm.
1.1. Khái niệm chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết ((glycemic index viết tắt là GI) được định nghĩa là giá trị nồng độ đường glucose có trong máu. Đơn vị đo của chỉ số đường huyết có thể là mmol/L hoặc mg/L, hai đơn vị này đều có ý nghĩa trên lâm sàng.
Vì glucose là nguyên liệu chính để tạo ra năng lượng cho cơ thể và là “thức ăn” cho não bộ, nên trong máu luôn tồn tại một lượng đường ổn định, nhưng nếu nồng độ này tăng cao thường xuyên sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vì nó phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh, từ đó đánh giá nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Xem thêm: XUA TAN NỖI LO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VỚI GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ THIÊN NHIÊN
1.2. Chỉ số đường huyết trong thực phẩm là gì?
Trong thực phẩm luôn tồn tại một lượng đường nhất định, dù nhiều hay ít và có thể chia làm 3 dạng bao gồm: tinh bột, đường và chất xơ. Khi vào cơ thể chúng sẽ thủy phân và chuyển hóa thành glucose và ngấm vào máu.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm hay còn được gọi là chỉ số GI của thực phẩm. Đây là một thông số để phân loại thực phẩm, đồ uống theo cách nó làm tăng đường máu sau khi ăn nhanh hay chậm so với glucose.
Chỉ số GI của thực phẩm được chia thành 100 mốc, thực phẩm nào có chỉ số càng cao thì càng không có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì khi ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao đột ngột, dễ dẫn đến các tổn thương trên bệnh nhân tiểu đường.
Trong khi đó, não và cơ thể vẫn cần glucose để cung cấp năng lượng, vì thế khi sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp vừa đảm bảo được mục đích trên, lại vừa giúp cơ thể hấp thu đường vào máu một cách từ từ và làm gia tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin.
Lưu ý: Chỉ số đường huyết của thực phẩm không phải đơn vị đo vị ngọt hay nhạt của thực phẩm mà là tốc độ chuyển hóa của thực phẩm thành đường sau khi ăn.
Dựa vào chỉ số đường huyết bạn sẽ lựa chọn được các loại thực phẩm phù hợp với sức khỏe hơn
1.3. Chỉ số đường huyết có ảnh hưởng như thế nào tới bệnh tiểu đường?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) chỉ số đường huyết là một trong những yếu tố dự báo về tình hình lượng đường trong máu, mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
Vì thế cùng với lượng đường trong thực phẩm, chỉ số đường huyết cũng là yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn thực phẩm trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.
2. Phân nhóm thực phẩm theo chỉ số đường huyết
Để lựa chọn loại thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm được phân loại theo chỉ số đường huyết sau đây:
2.1. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao là những thực phẩm có tốc độ chuyển hóa, phân hủy đường thành glucose và thấm nhanh vào máu, nhưng cũng giảm nhanh, tạo ra những khoảng thời gian thiếu năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Vì thế, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ không có lợi cho sức khỏe, nhất là người mắc bệnh tiểu đường.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trên 70 bao gồm: bánh mì trắng, cơm trắng, khoai tây, bánh ngọt, đường kính, mật ong…
Xem thêm: NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM TRẮNG ĐỂ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TĂNG?
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
2.2. Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình
Tương tự như vậy, thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu và làm tăng lượng đường trong máu ở mức trung bình. Thực phẩm được xếp vào nhóm này có chỉ số GI từ 56-69.
Một số thực phẩm có chỉ số GI ở mức trung bình bao gồm: Bột mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt…
Bột mì nguyên cám có chỉ số đường huyết trung bình
2.3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có chỉ số GI thấp dưới 55 chủ yếu gồm các loại rau có lượng carbohydrate thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.
Danh sách các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được ưu tiên bao gồm:
Sữa đậu nành (GI=43): Loại sữa dành cho người tiểu đường này chứa nhiều acid amin giúp duy trì và củng cố hệ miễn dịch, giảm lượng cholesterol và ổn định đường huyết.
Bưởi (GI=25): Đây là loại trái cây giúp cung cấp vitamin C, đồng thời chứa các enzym giúp hấp thu đường, có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa được chuyển hóa từ đường.
Cà chua (GI=30): Chỉ số đường huyết của các loại rau thường khá thấp, trong đó cà chua không chỉ hỗ trợ giảm cân, đẹp da, đẹp dáng mà còn làm ổn định đường huyết.
Trong tự nhiên có khá nhiều loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp trong đó chủ yếu là các thực phẩm giàu chất xơ.
Bảng chỉ số đường huyết của một số loại rau, trái cây bạn có thể tham khảo:
Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số đường huyết của thực phẩm không phải là cố định mà nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trong quá trình chế biến, ví dụ như:
Thời gian bảo quản thực phẩm: Thực phẩm bảo quản càng lâu thì chỉ số GI sẽ càng cao, ngay cả đối với các loại trái cây và rau củ.
Quá trình chế biến: Thực phẩm chế biến càng phức tạp chỉ số đường huyết sẽ càng tăng cao. Ví dụ trái cây tươi có chỉ số đường huyết thấp hơn nước ép.
Phương pháp nấu: Thực phẩm nấu trải qua nhiều giai đoạn, sử dụng nhiều dầu mỡ, thời gian nấu càng lâu thì chỉ số đường huyết sẽ càng tăng cao.
Bên cạnh đó, chỉ số GI của một loại thực phẩm sẽ khác với chỉ số đường huyết khi kết hợp loại thực phẩm đó với những loại khác. Ví dụ, khi bạn ăn cơm trắng (chỉ số đường huyết cao) với rau củ (chỉ số đường huyết thấp) sẽ giúp cân bằng tác động đến mức đường glucose trong máu.
Quá trình chế biến có thể làm thay đổi chỉ số đường huyết của thực phẩm
4. Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết
Dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm có ý nghĩa trong việc giúp bạn lựa chọn và thiết kế thực đơn phù hợp cho người bệnh tiểu đường hoặc đang có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết:
Thông thường, thực phẩm càng ngọt thì chỉ số đường huyết sẽ càng cao.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý nguyên tắc sau: Thường xuyên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ăn vừa phải thức ăn có chỉ số GI trung bình và hạn chế thực phẩm chỉ số đường huyết cao.
Chế biến càng đơn giản càng tốt, để không làm tăng chỉ số đường huyết sau quá trình chế biến.
Trong bữa ăn cần bổ sung đầy đủ 5 nhóm thực phẩm gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột tốt cho người tiểu đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó rau củ quả sẽ chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn để làm giảm chỉ số đường huyết chung của bữa ăn.
Trên đây là các thông tin cần thiết về chỉ số đường huyết của thực phẩm. Hy vọng qua bài viết bạn có thể lựa chọn được các thực phẩm phù hợp cho bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường.
Kiểm soát đường huyết ổn định cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dưới đây:
* HEBAMIC - Viên Tiểu Đường
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677