Cách Giảm Cân Cho Người Tiểu Đường An Toàn, Hiệu Quả
Béo phì và đái tháo đường tuýp 2 là những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Mối liên quan giữa cân nặng và bệnh tiểu đường tuýp 2
Đái tháo đường hay tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin của tế bào, từ đó gây ra khiếm khuyết trong cầu nối vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để tham gia quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng.
Một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 chính là thừa cân, béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mà còn khiến cho bệnh khó kiểm soát, gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng thận, tim mạch…
Vì thế, dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng có thể kiểm soát và ổn định chỉ số đường huyết nhờ kiểm soát cân nặng.
Do đó, các bệnh nhân đái tháo đường nếu có cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ cần giảm cân để cải thiện tình trạng bệnh.
2. Tại sao bệnh nhân tiểu đường khó giảm cân?
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời tính kháng insulin tăng cao trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường tăng cân khó kiểm soát.
Theo các bác sĩ từ bệnh viện Aster CMI của Ấn Độ, bệnh nhân đái tháo đường thường khó giảm cân do một số nguyên nhân như tình trạng kháng insulin khiến họ luôn cảm thấy đói, đồng thời một số loại thuốc kiểm soát đường huyết cũng có thể gây tăng cân.
Do đó, để giảm cân cho người tiểu đường hiệu quả cần chú ý kết hợp nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, tập luyện cùng với dùng thuốc chữa tiểu đường sao cho hợp lý.
Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cũng nên thận trọng với hiện tượng giảm cân đột ngột. Một bộ phận người bệnh do quá lo lắng và muốn nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh mà đã tìm đến các phương pháp giảm cân nhanh, thiếu khoa học. Điều này có thể dẫn đến biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường vô cùng nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Do đó, giảm cân cho người tiểu đường rất quan trọng nhưng cần lên kế hoạch chi tiết, khoa học giúp người bệnh giảm cân từ từ và cải thiện bệnh dần.
Tình trạng kháng insulin khiến người bệnh dễ bị tăng cân khó kiểm soát
3. Cách giảm cân cho người tiểu đường khoa học
Khi nhắc đến giảm cân cho người tiểu đường, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “nhịn ăn” tuy nhiên nhịn ăn thế nào cho đúng để không trở thành một trong những sai lầm khi điều trị tiểu đường khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một số cách hướng dẫn giảm cân cho người tiểu đường an toàn, hiệu quả:
3.1. Đặt mục tiêu giảm cân
Đặt ra mục tiêu là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong kế hoạch giảm cân cho người tiểu đường. Đặt ra mục tiêu phù hợp theo từng giai đoạn bệnh tiểu đường và điều kiện của bản thân giúp người bệnh không bị quá tải, dễ bỏ cuộc hoặc tự làm tổn thương bản thân..
Khi đặt ra mục tiêu giảm cân cho người tiểu đường bạn cần xác định:
Cân nặng hiện tại: Bạn có thể đánh giá cân nặng của mình đã hợp lý hay chưa dựa vào chỉ số BMI. Từ đó đặt ra cân nặng lý tưởng mà bản thân cần đạt được.
Số đo vòng eo của bạn: Đây cũng là chỉ số quan trọng, giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Ví dụ: chỉ số vòng eo lý tưởng của phụ nữ là dưới 80cm, với nam giới là dưới 94cm.
Trả lời các câu hỏi sau: Bạn cần thay đổi những thói quen gì? Thay đổi như thế nào để hoàn thành mục tiêu? Mục tiêu bạn đặt ra có thực tế không?
Dựa vào các yếu tố trên, bạn sẽ đặt ra kế hoạch luyện tập, ăn uống sao cho đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Lưu ý rằng: Khi đặt ra mục tiêu bạn không nên thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc. Đồng thời mục tiêu càng cụ thể khả năng giảm cân thành công sẽ càng cao.
Dựa vào chỉ số BMI để đánh giá mức cân nặng của bản thân đã hợp lý hay chưa
3.2. Lên kế hoạch giảm cân cho người tiểu đường
Thay vì sử dụng các loại thuốc giảm cân cho người tiểu đường có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Một kế hoạch giảm cân với chế độ ăn uống, tập luyện sẽ giúp người bệnh giảm cân một cách an toàn, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Xem thêm: NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM TRẮNG ĐỂ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TĂNG?
Lên một kế hoạch giảm cân cụ thể, chi tiết sẽ giúp bạn từng bước hoàn thành mục tiêu. Các bước lên kế hoạch giảm cân cho người tiểu đường bao gồm:
Đặt ra cân nặng lý tưởng của bản thân, dựa vào chỉ số BMI. Ví dụ: Tôi cần giảm 3kg để đặt mức cân nặng lý tưởng 52kg.
Liệt kê các công việc cần làm để đạt mức cân nặng mục tiêu: Ví dụ chạy bộ 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng. Chỉ ăn nửa bát cơm mỗi bữa ăn.
Liệt kê những thứ cần chuẩn bị cho việc giảm cân. Ví dụ: một đôi giày thể thao thoải mái để chạy bộ, mua thêm rau, củ quả tươi cho các bữa ăn.
Liệt kê những yếu tố có thể phá vỡ kế hoạch giảm cân và đề xuất giải pháp. Ví dụ trời mưa không thể ra ngoài chạy bộ => Tập các bài tập thể dục tại nhà hoặc chạy trong phòng tập gym…
Khi nào sẽ bắt đầu kế hoạch và phân bổ thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt của bản thân.
Phần thưởng cho bản thân khi hoàn thành mục tiêu cần cố gắng tránh xa những phần thưởng liên quan đến đồ ăn. Thay vào đó bạn có thể thưởng cho mình một bộ phim hay, một chuyến dã ngoại vào cuối tuần…
Khi đã hoàn thành mục tiêu cho giai đoạn đầu, bạn có thể lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo và nâng cao mục tiêu, tăng thời gian tập luyện và chế độ ăn nghiêm ngặt hơn.
Lên kế hoạch giảm cân càng chi tiết, khả năng giảm cân thành công sẽ càng cao
3.3. Các phương pháp giảm cân cho người tiểu đường
Bên cạnh các bài tập thể dục cho người tiểu đường, thì chế độ ăn cũng góp phần vô cùng quan trọng trong kế hoạch giảm cân cho người tiểu đường.
Xem thêm: BỆNH NHÂN TIÊU ĐƯỜNG NÊN TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO MỚI TỐT?
Dưới đây là một số phương pháp giảm cân trong chế độ ăn hàng ngày mà người tiểu đường có thế tham khảo:
Thứ nhất, nguyên tắc giảm cân cho người tiểu đường đó là tăng cường vận động, hạn chế các thức ăn giàu calo, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các món ăn ngọt… Thay vào đó là các món ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, các món ăn được chế biến đơn giản…
Thứ hai, lập kế hoạch cho bữa ăn, lên thực đơn hàng ngày vừa đáp ứng mục tiêu giảm cân vừa phù hợp với chế độ ăn cho người tiểu đường.
Thứ ba, giảm cân cho người tiểu đường bằng phương pháp tấm (đĩa).
Nguyên tắc: Phương pháp này giúp bạn kiểm soát kích thước của khẩu phần ăn mà không cần phải tính lượng calo cho từng bữa ăn.
Cách thức hiện: Sử dụng một chiếc đĩa tròn có đường kính từ 20-25cm. Đặt vào một nửa đĩa loại rau không chứa tinh bột (cà rốt, dưa chuột, xà lách…), ¼ đĩa là một loại thịt hoặc thực phẩm giàu protein, ¼ đĩa còn lại sẽ chứa khẩu phần tinh bột của bạn.
Bạn có thể thêm một bát nhỏ đựng trái cây ở bên ngoài hoặc một hộp sữa chua sao cho phù hợp với kế hoạch giảm cân.
Phương pháp này thích hợp thực hiện vào bữa trưa và bữa tối…
Tỷ lệ các nhóm thực phẩm trong một bữa ăn cho người giảm cân
Thứ tư, giảm cân bằng phương pháp ước lượng kích thước khẩu phần ăn:
Phương pháp giúp kiểm soát khẩu phần mỗi bữa ăn bằng cách so sánh chúng với các vật dụng hàng ngày hoặc bàn tay của bạn.
Ví dụ: Mỗi bữa ăn bạn chỉ nên ăn 1 khẩu phần thịt có kích thước bằng lòng bàn tay của bạn, khẩu phần rau bằng 2 vốc tay, khẩu phần tinh bột bằng 1 nắm tay…
Ngoài các phương pháp giảm cân cho người tiểu đường nêu trên, bạn có thể tham khảo nhiều phương pháp khác sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn tìm ra phương pháp giảm cân cho người tiểu đường an toàn, hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Giảm cân chỉ là một trong những yếu tố giúp kiểm soát bệnh, để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng tiểu đường tốt nhất bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết được chiết xuất từ thảo dược, ví dụ như:
* HEBAMIC - Viên Tiểu Đường
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677