Giỏ hàng

Các Thông Tin Chi Tiết Về Tiền Tiểu Đường Hay Tiền Đái Tháo Đường

Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu tiên của bệnh tiểu đường, quyết định khả năng chữa khỏi căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính này. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết liên quan đến giai đoạn này để có các biện pháp điều trị phù hợp nhất nhé.

Tiền tiểu đường là giai đoạn quyết định bạn có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường

1. Thông tin cơ bản về giai đoạn tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường hay tiền đái tháo đường là tình trạng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để bác sĩ chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đây còn được coi là một trong các giai đoạn của bệnh tiểu đường, vì nếu không được điều trị, nó sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5,3 triệu người được chẩn đoán bị tiền tiền tiểu đường và dự kiến ⅔  trong số đó sẽ chuyển thành tiểu đường vào năm 2045.

Tiền tiểu đường là giai đoạn chưa có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu không có những thay đổi trong lối sống thì cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường. Phát hiện sớm giai đoạn tiền tiểu đường cũng là cơ hội giúp bạn ngăn chặn kịp thời căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Xem thêm: CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

2. Nguyên nhân dẫn đến tiền tiểu đường là gì?

Mặc dù, nguyên nhân và cơ chế chính xác của tiền tiểu đường vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu đầy đủ, nhưng hầu hết những người tiền tiểu đường không có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu đúng cách.

Ở người bình thường, khi thức ăn được tiêu hóa glucose từ thực phẩm sẽ đi vào máu. Khi lượng đường glucose trong máu tăng lên, insulin trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động nhằm vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên ở người tiền đái tháo đường, quá trình này có thể bắt đầu có dấu hiệu bị rối loạn do tuyến tụy sản xuất insulin quá chậm hoặc chức năng của insulin bị suy giảm một phần.

Từ đó khiến đường glucose bắt đầu bị tích tụ trong máu, gây hiện tượng đường huyết tăng cao. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tiền tiểu đường nếu gặp phải các nguyên nhân trên, trong đó có một số đối tượng có nguy cơ cao hơn.

Xem thêm: TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

3. Ai là người dễ bị tiền đái tháo đường?

Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2020, đã đưa ra các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cần tầm soát tiền đái tháo đường bao gồm:

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiều đường

  • Người trong gia đình có các thành viên mắc bệnh tiểu đường (ví dụ như ông, bà, bố, mẹ).

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Người trên 40 tuổi.

  • Người có chế độ ăn không lành mạnh, lười vận động.

  • Người bị thừa cân, béo phì, đặc biệt là những người có chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) cao trên 35.

  • Người đang phải điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn lipid máu…

  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, với các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, rậm lông, béo phì…

  • Người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, gốc Ấn Độ và gốc Á có nhiều khả năng bị tiền đái tháo đường cao hơn.

Nếu bạn là một trong số các trường hợp có nguy cơ cao kể trên, hãy chủ động kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ, để kiểm soát và phòng ngừa sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm.

4. Dấu hiệu của giai đoạn tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường thường không có triệu chứng, vì thế đa phần người bệnh thường bỏ qua giai đoạn này, chỉ đến khi bệnh tiểu đường tuýp 2 đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh mới phát hiện. 

Vì thế, để phát hiện ra bệnh tiểu đường ở giai đoạn này, bạn cần định kỳ kiểm tra đường huyết. Bên cạnh đó, bạn có thể quan sát một số chi tiết sau:

  • Vùng da ở một số bộ phận trên cơ thể có dấu hiệu bị sẫm màu như cổ, nách, bẹn…

  • Hay cảm thấy khát dù vừa uống nước, dẫn tới đi tiểu nhiều lần trong ngày.

  • Tầm nhìn bị suy giảm.

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên các dấu hiệu tiền tiểu đường này thường khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác.

Xem thêm: CÁC DẤU HIỆU TIỂU ĐƯỜNG TRÊN DA - BẠN CẦN BIẾT ĐỂ ĐỂ PHÒNG

Dấu hiệu tiền tiểu đường ở một số bệnh nhân

5. Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?

Người bệnh khi nghi ngờ bản thân bị tiền tiểu đường, khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm HbA1C: Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ đường trong máu của người bệnh tiểu đường trong vòng 2-3 tháng. Người bệnh được coi là bị tiền tiểu đường khi nồng độ HbA1C nằm trong khoảng 5,7 – 6,4% và trên 6,5% qua 2 lần xét nghiệm thì được chẩn đoán là tiểu đường.

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Khi làm xét nghiệm này, bạn nên thực hiện vào buổi sáng, sau một đêm không ăn gì. Mức đường huyết từ 5,6 – 6,9 mmol/L được coi là tiền tiểu đường.

  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Xét nghiệm này yêu cầu người bệnh cần nhịn đói từ 8–10 tiếng, trước khi lấy mẫu máu bạn cần uống một ly nước đường và chờ 2 tiếng để đo lượng đường trong máu. Kết quả đường huyết 7,8 – 11,0 mmol/L được coi là tiền tiểu đường.

Đối với tất cả các xét nghiệm chẩn đoán tiền tiểu đường, nồng độ đường càng cao thì nguy cơ tiến triển thành tiểu đường càng lớn.

Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC

Kết quả chẩn đoán tiền tiểu đường

6. Nguyên tắc trong điều trị tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường chưa phát triển thành bệnh tiểu đường và chưa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế ở giai đoạn này người bệnh chủ yếu cần thay đổi lối sống thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện mà không tiến triển thành tiểu đường.

4 nguyên tắc quan trọng trong điều trị tiền tiểu đường như sau:

6.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tiền tiểu đường. Bởi can thiệp giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực xuyên suốt quá trình điều trị cho người có nguy cơ là điều kiện cốt lõi nhằm ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo đối với người bị tiền tiểu đường do thừa cân, béo phì.

Đồng thời, người bị tiền tiểu đường cần ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như các thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, củ quả tươi, sữa không đường… Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, đường tinh luyện, các sản phẩm đã qua chế biến phức tạp…

Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Người bị tiền tiểu đường nên tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh

6.2. Tăng cường vận động

Người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường cần tăng cường tập luyện thể dục, thể thao và các hoạt động thể lực. Bạn cần tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần với cường độ phù hợp với sức khỏe.

Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập khác nhau hoặc kết hợp nhiều hình thức tập luyện như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập thường xuyên giúp giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện chỉ số mỡ máu, giảm huyết áp và giúp kiểm soát lượng glucose trong máu tốt hơn.

Lưu ý đối với một số trường hợp người bệnh có mắc kèm các bệnh lý tim mạch, huyết áp thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện.

Xem thêm: BỆNH NHÂN TIÊU ĐƯỜNG NÊN TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO MỚI TỐT?

6.3. Kết hợp với thuốc điều trị

Người bệnh tiền tiểu đường có thể được chỉ định dùng thuốc nếu sau 3 tháng áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện nhưng vẫn không kiểm soát được chỉ số HbA1C thấp hơn 5,7% hoặc những lần kiểm tra sau đó, chỉ số đường huyết vẫn tiếp tục tăng lên.

Ngoài ra, bạn có thể phải điều trị bằng thuốc nếu trong giai đoạn tiền tiểu đường bạn là một trong số các trường hợp sau: người thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai có tiền sử tiểu đường thai kỳ. 

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng giai đoạn tiền tiểu đường không nguy hiểm nên thường chủ quan trong việc dùng thuốc. Đây là một sai lầm trong điều trị tiểu đường, khiến bệnh nhanh chóng tiến triển nặng.

Vì thế, bạn cần tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ từ chế độ ăn uống, tập luyện và cả dùng thuốc trong giai đoạn này.

Xem thêm: [CẬP NHẬT 2023] 9 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ NHẤT

Bệnh nhân tiền tiểu đường cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

6.4. Kiểm soát biến chứng có thể xảy ra

Người bệnh tiền tiểu đường cần chú ý thăm khám định kỳ mỗi tháng 1 lần, để thực hiện các kiểm tra cần thiết nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh…

Ngoài ra, thăm khám định kỳ còn giúp người bệnh kiểm soát nguy xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…

Bên cạnh các nguyên tắc điều trị tiền tiểu đường đã nêu, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó, không thể không kể đến dây thìa canh - một vị thảo dược hàng đầu trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, cũng như các biến chứng tiểu đường nguy hiểm khác.

7. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến giai đoạn tiền tiểu đường

Đa phần người bệnh thường bỏ qua giai đoạn tiền tiểu đường, vì nó thường không có triệu chứng lâm sàng và thường không gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về tiền tiểu đường:

7.1. Tiền tiểu đường có chữa khỏi được không?

Tiền tiểu đường giống như một yếu tố chính hình thành bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng khi phát hiện ở giai đoạn này thì tiền tiểu đường hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Tuy nhiên ngay khi người bệnh phát hiện ra bản thân mình mắc bệnh tiền tiểu đường thì cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn điều trị, chế độ ăn, lối sống… để có thể ngăn chặn khả năng tiến triển thành bệnh tiểu đường mạn tính.

7.2. Giai đoạn tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh mắc tiền tiểu đường không được điều trị vẫn có thể xảy ra các biến chứng ngay cả khi chưa chuyển thành tiểu đường tuýp 2. Trên một cơ địa bị rối loạn chuyển hóa, người bệnh có thể bị tăng huyết áp, tăng cholesterol, tổn thương tim, mạch máu, gan nhiễm mỡ…

Như vậy, người bị tiền tiểu đường không nên chủ quan mà cần phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm soát bệnh, cũng như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh tiểu đường mạn tính.

7.3. Mất bao lâu để tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, nếu không có kế hoạch thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì khoảng 37% người bị tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau 4 năm. Còn nếu thay đổi chế độ ăn, thời gian tiến triển là 10 năm và có khoảng 70% số người bị tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường. Chính vì thế chúng ta không thể chủ quan với căn bệnh này.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2

Trên đây là các thông tin cơ bản về giai đoạn tiền tiểu đường. Đây được coi là giai đoạn vô cùng quan trọng vì nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi được căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Để làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo