Giỏ hàng

Đường Glucose: Vai Trò Đối Với Cơ Thể Và Những Điều Cần Biết

Đường glucose là loại đường cần thiết cho cơ thể, là nguồn năng tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Chúng ta thường nghe đến chỉ số đường glucose trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về vai trò của glucose đối với sức khỏe.

Nồng độ glucose máu là chỉ số phản ánh tình trạng sức khoẻ quan trọng

1. Glucose là gì?

Glucose được biết đến với tên thông thường là đường hay đường huyết, đây chính là chìa khóa để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Khi ở trong cơ thể, glucose sẽ lưu thông ở trong máu, tích trữ ở gan và các khối cơ dưới dạng glycogen. 

Nếu nồng độ glucose trong máu luôn ở mức hằng định sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên khi chúng lệch khỏi giới hạn cho phép, bạn có thể nhận thấy ngay những tác động mà nó gây ra cho cơ thể.

Dựa trên quan điểm khoa học, glucose là một đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là monosaccarit (phân tử đường đơn). Khi carbohydrate đi vào cơ thể sẽ được phân cắt thành các phân từ glucose nhỏ hơn, từ đó thấm qua ruột đi vào máu và nuôi cơ thể.

Glucose trong cơ thể chủ yếu được đưa vào thông qua các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc các loại đồ ăn có vị ngọt như bánh mì, cơm trắng, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây có vị ngọt…

Xem thêm: BẬT MÍ 3 LOẠI TINH BỘT TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THAY THẾ CHO CƠM TRẮNG

2. Chỉ số glucose trong máu cho biết điều gì?

Chúng ta thường hay nghe đến chỉ số glucose trong máu hay chỉ số đường huyết cùng với bệnh tiểu đường hoặc hạ đường huyết. Nhưng cụ thế ý nghĩa của nó là gì thì có thể nhiều người vẫn chưa hiểu rõ.

Chỉ số glucose máu hay chỉ số đường huyết biểu thị tốc độ gia tăng nồng độ đường glucose trong máu. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng, nó là căn cứ để đánh giá một người có đang bị bệnh tiểu đường hay không?

2.1. Chỉ số glucose mức bình thường là bao nhiêu?

Với một người có sức khỏe bình thường, chỉ số đường trong máu thường không cố định mà sẽ biến đổi theo các thời điểm trong ngày, nhưng sẽ được giới hạn trong một khoảng cho phép.

Theo đó, lượng đường trong máu sẽ giảm khi đói và nằm trong khoảng 3,9-5,5 mmol/L. Đồng thời chỉ số này tăng lên sau khi ăn no, nồng độ đường trong máu sau ăn 2 tiếng ở người bình thường sẽ phải thấp hơn 7,8 mmol/L.

2.2. Khi bị tiểu đường chỉ số glucose máu là bao nhiêu?

Để xác định một người có mắc bệnh tiểu đường hay không thì chỉ số đường huyết là một trong những căn cứ để đưa ra kết luận chính xác. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chỉ số glucose máu 3 lần:

  • Lần 1: Nồng độ glucose máu lúc đói phải lớn hơn hoặc bằng 7mmol/L.

  • Lần 2: Nồng độ glucose máu sau khi thực hiện liệu pháp dung nạp glucose phải lớn hơn hoặc bằng 11,1mmol/L.

  • Lần 3: Thực hiện xét nghiệm huyết tương bất kỳ, nồng độ glucose vẫn lớn hơn hoặc bằng 11,1mmol/L.

Kiểm tra chỉ số đường huyết nhằm xác định sự thay đổi bất thường của nồng độ glucose máu

2.3. Chỉ số glucose bao nhiêu là thấp?

Khi chỉ số glucose máu quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết rất nguy hiểm và cần được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Một người được coi là hạ đường huyết là khi chỉ số glucose trong máu thấp hơn 3,9mmol/L, khi có người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, chân tay run, cảm thấy đói, da tái nhợt…

Do đó, kiểm tra chỉ số đường huyết là một việc làm quan trọng và cần thiết nếu như bạn đang gặp các vấn đề rối loạn chuyển hóa đường như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ hoặc hạ đường huyết.

Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC

3. Vai trò của glucose trong cơ thể

Đường glucose đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, bởi vì hầu hết các tế bào đều dựa vào glucose để có năng lượng hoạt động. Trong đó não là cơ quan cần nhiều glucose để hoạt động nhất. Các tế bào thần kinh liên tục sử dụng glucose cho các hoạt động suy nghĩ, ghi nhớ, học tập, làm việc… 

Nếu không nhận đủ glucose, các tế bào thần kinh không thể kết nối được với các tế bào khác bên trong cơ thể để hoàn thành đầy đủ chức năng.

Sự gián đoạn nồng độ glucose trong máu có thể dẫn đến nhiều chứng rối loạn chức năng não bộ. Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu glucose sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ cáu gắt, khó tập trung hay ghi nhớ.

Do đó, lường đường glucose trong máu ổn định là điều không thể thiếu để có một sức khỏe tốt, giúp các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

Quá trình điều hoà đường huyết

4. Glucose hoạt động như thế nào khi vào cơ thể?

Sau khi ăn các thực phẩm chứa tinh bột carbohydrate (cơm, bún, bánh mì…), các enzyme đường ruột và acid dạ dày sẽ phá vỡ liên kết carbohydrate để giải phóng các phân tử đường glucose. Ruột non sẽ hấp thụ các phân tử đường đơn này và vận chuyển cùng máu để đi đến tất cả các tế bào trong cơ thể.

Khi tới các tế bào, nhờ có sự hiện diện của hormon insulin do tuyến tụy tiết ra, glucose sẽ đi từ máu vào tế bào và tham gia vào các chu trình chuyển hóa, tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động.

Glucose dư thừa sẽ được tổng hợp thành glycogen dự trữ tại gan. Giữa các bữa ăn hoặc khi đói, gan sẽ tự động chuyển glycogen thành glucose đổ vào máu. Nhờ đó mà lượng đường trong máu luôn ở trong khoảng ổn định và cung cấp năng lượng cho cơ thể đều đặn.

Lưu ý: Quá trình vận chuyển glucose từ máu vào tế bào luôn cần sự có mặt của insulin, do đó nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào “không nhận ra” insulin quá trình này sẽ bị gián đoạn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào cần phải có hormone insulin 

5. Điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ glucose trong máu không được kiểm soát?

Khi cơ chế hoạt động của glucose bị gián đoạn dẫn đến nồng độ glucose trong máu không được kiểm soát trong thời gian, người bệnh có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. 

Chỉ số đường huyết tăng cao không kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường như tổn thương hệ thần kinh, mạch máu, suy giảm thị lực, viêm loét bàn chân, hoại tử… 

Đặc biệt với những trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường cấp tính như hạ huyết áp, nhiễm ceton máu, hôn mê… Đây đều là những biến chứng nghiêm trọng, diễn biến nhanh nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây đe dọa đến tính mạng.

Do đó luôn theo dõi chỉ số đường huyết là một việc làm cần thiết, nhất là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ngay khi chỉ số đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp bất thường, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

6. Cần làm gì khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp?

Mức đường huyết ổn định là một trong những yếu tố quan trọng giúp các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường. Do đó ngay khi phát hiện chỉ số glucose trong máu quá cao hoặc quá thấp, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.

Đồng thời, cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là phải theo dõi chặt chẽ lượng glucose trong máu.

Xem thêm: CÁC LOẠI THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Dấu hiệu hạ đường huyết cần chú ý để phòng tránh biến chứng nguy hiểm

Trên đây là các thông tin cơ bản về vai trò của đường glucose đối với sức khỏe. Đây là thành phần chính tạo ra năng lượng của cơ thể, nhưng chúng ta cần cảnh giác với các triệu chứng tăng giảm đường huyết bất thường.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo