Giỏ hàng

Insulin: Vai Trò Với Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

Insulin là loại hormone duy nhất trong cơ thể có chức năng làm giảm lượng đường trong máu

1. Bạn đã biết Insulin là gì chưa?

Insulin là một loại hormone được sinh ra từ các tế bào đảo tụy, nằm ở tuyến tụy. Đây là loại hormone duy nhất trong cơ thể có chức năng làm giảm đường huyết, nhờ tác dụng chuyển hóa carbohydrate. Ngoài ra insulin còn có tác dụng chuyển hóa mỡ thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Xem thêm: XUA TAN NỖI LO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VỚI GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ THIÊN NHIÊN

2. Insulin trong cơ thể có tác dụng gì?

Như đã trình bày ở trên, insulin là hormon duy nhất có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu, tác dụng này là do những ảnh hưởng của insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.

Các tác dụng cụ thể của insulin đối với các hoạt động của con người bao gồm:

2.1. Insulin chuyển hóa tinh bột (glucid)

Có thể nói, đây là tác dụng chủ yếu và được biết đến nhiều nhất của insulin, đây cũng chính là cơ chế chính giúp điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định. cụ thể như sau:

  • Insulin làm tăng chuyển hóa glucose thành glycogen dự trữ. Sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin. Các thụ thể insulin trên bề mặt tế bào sẽ có nhiệm vụ “bắt” các phân tử đường glucose và vận chuyển vào tế bào. Glucose khi vào tế bào sẽ tham gia quá trình chuyển hóa để tạo thành năng lượng hoặc sẽ được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.

  • Khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn), sự tiết insulin sẽ bị ức chế, glycogen dự trữ sẽ được phân ly để giải phóng ra các phân tử glucose, đi vào máu, phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết.

  • Insulin còn giúp ức chế quá trình tân tạo đường trong cơ thể, nghĩa là nó có thể ức chế quá trình sử dụng acid amin để chuyển hóa thành glucose.

  • Nếu glucose trong máu tăng cao mà không để vận chuyển glucose vào tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu, đây là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Đồng thời, khi thiếu insulin, tế bào không được cung cấp đủ glucose để tạo năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào sẽ đi theo con đường chuyển hóa acid lactic, gây nhiễm toan máu.

Do vậy, tác dụng chuyển hóa đường của insulin được xem là cơ chế vô cùng quan trọng để duy trì các hoạt động sinh lý cơ bản của cơ thể.

Insulin và các hormone khác có tác dụng duy trì lượng đường huyết luôn ở mức ổn định

2.2. Insulin chuyển hóa lipid (chất béo) và protein (chất đạm)

Bên cạnh tác dụng chính là điều chỉnh đường trong máu, insulin còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất cơ bản khác như chất béo và chất đạm:

  • Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng đến dự trữ tại các mô mỡ. Khi thiếu insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Điều này là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

  • Insulin cũng làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu hết các tế bào của cơ thể. Nếu thiếu insulin sẽ làm tăng sự phân giải protein, làm giảm protein tại các mô, cơ thể trở nên gầy yếu, sụt cân. Đây là lý do tại sao người bệnh tiểu đường ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn gầy, sút cân nhanh.

3. Cơ chế hoạt động của insulin 

Insulin được sản xuất ra từ các tế bào beta tụy đảo và đổ trực tiếp vào máu. Trong cơ thể, khi thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa và phân giải thành các phân tử glucose, thấm qua thành ruột và đi vào máu. Lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến tuyến tụy để tăng sản xuất insulin nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.

Trên bề mặt tế bào luôn có các thụ thể đặc hiệu của insulin, khi insulin sinh ra và lưu chuyển trong máu, chúng sẽ đến gắn với các thụ thể này để tạo thành “cổng” vận chuyển glucose từ máu vào bên trong tế bào. 

Glucose khi vào bên trong tế bào sẽ tham gia vào các chu trình chuyển hóa năng lượng, tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Hoặc đối với lượng glucose dư thừa sẽ được tổng hợp thành phân tử lớn - glycogen dự trữ chủ yếu tại gan. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu giảm đi và luôn duy trì ở khoảng hằng định.

Ngược lại khi đói, lượng glucose trong máu bị suy giảm, hormone insulin bị ức chế sản sinh, thay vào đó là các hormon gây tăng đường huyết khác như glucagon, lúc này lượng glycogen dự trữ sẽ được huy động để phân giải thành các phân tử nhỏ glucose và được vận chuyển ra ngoài nhằm điều hòa đường huyết.

Do vậy, cơ chế hoạt động của insulin có sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều cơ quan trong cơ thể, tạo thành cơ chế điều hòa đường huyết ổn định, không làm đường huyết tăng quá cao hoặc hạ xuống quá thấp.

Cơ chê vận chuyển đường từ máu vào tế bào

4. Mối liên hệ của insulin với bệnh đái tháo đường

Insulin được nhắc đến nhiều nhất ở các bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường), bởi đây là hormone có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh này. cụ thể như sau:

  • Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1: Khi các tế bào beta ở tụy bị tổn thương dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu insulin hoàn toàn. Sự thiếu hụt này sẽ ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Có thể nói, nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể không cung cấp đủ insulin, vì vậy người bệnh cần phải bổ sung insulin từ bên ngoài theo phác đồ của bác sĩ.

  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2: Ở dạng tiểu đường này, cơ thể vẫn có thể sản xuất được insulin, tuy nhiên các thụ cảm thể của insulin trên tế bào đích không còn nhận biết được các tế bào này, từ đó không thể tạo thành “cổng” đưa glucose từ máu vào tế bào. Giai đoạn đầu, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết insulin cho tới khi các tế bào tụy bị suy thoái, dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được điều trị bằng thuốc hoặc phối hợp giữa thuốc và insulin theo chỉ định của bác sĩ. 

Mối liên quan giữa insulin với bệnh đái tháo đường cũng là một trong những cơ sở để phân biệt bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2

Kháng insulin là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

5. Các dạng insulin thường dùng trong điều trị đái tháo đường

Theo hướng dẫn điều trị tiểu đường của Bộ Y tế, insulin là một loại thuốc quan trọng trong điều trị căn bệnh này. Trong đó có 4 loại chính, cụ thể như sau:

  • Insulin có tác dụng nhanh và ngắn: Đây là loại insulin thường được tiêm trực tiếp dưới da, thuốc sẽ được phân ly thành các monomer và hấp thu nhanh chóng vào máu. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, thuốc sẽ đạt nồng độ đỉnh. Do có tác dụng nhanh, nên khi sử dụng loại thuốc insulin này người bệnh cần lưu ý về lượng carbohydrate nạp vào trong bữa ăn.

  • Thuốc insulin tác dụng trung bình: Thuốc có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự phối hợp giữa 2 thành phần đó là insulin zinc hòa tan và protamine zinc insulin. Loại thuốc này khi tiêm dưới da sẽ có tác dụng sau 2-4 giờ, nồng độ thuốc đạt đỉnh sau 6-7 tiếng và kéo dài tác dụng khoảng 10-20 tiếng. Người bệnh cần tiêm loại thuốc này 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả tác dụng.

  • Insulin tác dụng chậm và kéo dài: Loại thuốc này thường được dùng vào buổi tối và cũng có nhiều loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người và chỉ định của bác sĩ.

  • Insulin dạng hỗn hợp: Đây là dạng thuốc trộn sẵn giữa 2 loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng dài trong cùng một chế phẩm hoặc cùng một mũi tiêm. Chính vì vậy mà loại thuốc này sẽ có 2 đỉnh tác dụng, một là của insulin tác dụng nhanh với lượng đường sinh ra sau bữa ăn và insulin tác dụng dài để tạo nên nồng độ insulin nền.

Lựa chọn loại insulin nào để điều trị bệnh đái tháo đường sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi tiến hành thăm khám, theo dõi tình trạng của từng người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng insulin, người bệnh tiểu đường cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Insulin là loại thuốc hạ đường huyết mạnh nhất, nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng, tiêm đúng liều mà bác sĩ chỉ định.

  • Không có giới hạn liều insulin tối đa.

  • Insulin là loại thuốc chỉ được tiêm dưới da, vị trí tiêm thường là ở bụng, trên cánh tay và đùi.

  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường phải dùng insulin phối hợp với thuốc viên.

  • Insulin được sử dụng để truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu hôn mê do các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường như nhiễm ceton máu, tăng áp lực thẩm thấu hoặc thiếu insulin nặng…

  • Mỗi loại insulin sẽ có số lần tiêm khác nhau trong ngày, thông thường sẽ là 2 - 4 lần/ngày và tiêm vào thời điểm trước bữa ăn sáng và chiều.

Thuốc tiêm insulin là một loại thuốc quan trọng trong điều trị tiểu đường

Trên đây là các thông tin cơ bản về hormone insulin đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là các bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh tiểu đường. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như mối liên quan giữa insulin và bệnh đái tháo đường.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo