Giỏ hàng

Các Dấu Hiệu Tiểu Đường Trên Da - Bạn Cần Biết Để Để Phòng

Bệnh tiểu đường có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu ngoài da

1. Tại sao đái tháo đường gây bệnh ngoài ra?

Đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh lý mạn tính mà nhiều người đang phải sống chung với nó, đây cũng là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan trên cơ thể như tim mạch, mạch máu, dây thần kinh, mắt, hệ miễn dịch, da…

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), các triệu chứng bất thường trên da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Theo thống kê có đến hơn 50% bệnh nhân tiểu đường gặp các vấn đề về da. Đặc biệt tình trạng này có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng trong độ tuổi nào, không phân biệt giới tính và chủng tộc.

Các dấu hiệu tiểu đường ở da sẽ càng nghiêm trọng theo thời gian nếu lượng đường huyết không được kiểm soát tốt.

Các nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu tiểu đường trên da bao gồm:

  • Do tuần hoàn lưu thông máu bị suy giảm: Khi lượng đường trong máu quá cao, sẽ khiến các mạch máu bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gây hẹp mạch máu. Từ đó, làm giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận khác của cơ thể, dễ gây ra các tổn thương dưới da.

  • Hệ thần kinh bị tổn thương: Các dây thần kinh bị tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu cảm giác đến trung khu não bộ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường thường bị ngứa ngáy khó chịu.

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Điều này là tế bào bạch cầu tham gia vào hoạt động miễn dịch bị suy yếu chức năng, làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, virus… Lúc này sự xuất hiện của các dấu hiệu tiểu đường trên da là khó tránh khỏi.

Do vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da thì rất có thể bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm: CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

Nguyên nhân gây các bệnh ngoài da ở bệnh nhân tiểu đường

2. Các dấu hiệu tiểu đường trên da là gì?

Các dấu hiệu tiểu đường trên da dễ nhận thấy nhất là những mảng hoặc đốm tăng sắc tố da ở vùng cẳng chân trước. Các dấu hiệu tiểu đường trên da bao gồm:

  • Các mảng da ban đầu bị khô, tróc vảy sau đó phẳng rồi lõm nhẹ vào,

  • Các mảng da này có thể có màu từ hồng đến đỏ hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm.

  • Có hình bầu dục hoặc hình tròn

  • Có thể có nhiều nốt bao phủ thành một vùng lớn.

Những mảng da tổn thương này thường xuất hiện chủ yếu trên cẳng chân, ít gặp ở da đầu, cẳng tay hoặc mặt trước đùi.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, người bị tiểu đường còn thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu ở bàn tay, bàn chân..

Xem thêm: THỜI GIAN GẶP BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO LÂU?

3. Bệnh da do đái tháo đường

Cũng giống như các biến chứng tiểu đường trên các cơ quan khác, các bệnh ngoài da do tiểu đường thường dai dẳng, khó điều trị và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: 

Dưới đây là một số bệnh ngoài da do đái tháo đường thường gặp nhất, bao gồm:

3.1. Bóng nước do tiểu đường

Bóng nước khá giống với nốt rộp khi bị bỏng, nhưng là biểu hiện cấp tính, thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường lâu năm hoặc đã có nhiều biến chứng đái tháo đường khác, đặc biệt là biến chứng tiểu đường ở mắt và biến chứng thần kinh.

Bệnh bóng nước ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, trong độ tuổi từ 17-84 tuổi với các đặc điểm sau đây:

  • Không gây ngứa hay đau, có kích thước từ 0,5 đến 17 cm.

  • Bóng nước căng phồng, không có quầng viêm xung quanh.

  • Thường hay xuất hiện ở tay hoặc chân, ít khi tìm thấy ở thân mình. Các bóng nước đột nhiên xuất hiện ở chân có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường.

  • Bóng nước trong thượng bì là bóng nước vô trùng, chứa dịch trong và thường tự lành mà không để lại sẹo sau 2 – 5 tuần.

  • Bóng nước trong thượng bì là những bóng nước ít phổ biến hơn và có thể có xuất huyết, khi lành thường sẽ để lại sẹo và gây teo da.

Đa phần, bóng nước do đái tháo đường không cần điều trị mà thường tự lành, quan trọng là người bệnh cần tránh cọ xát, không được cào gãi hoặc làm vỡ bóng nước, tránh để bội nhiễm.

Bóng nước - dấu hiệu ngoài ra ở bệnh tiểu đường

3.2. Xơ cứng da

Xơ cứng da là tình trạng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 lâu năm, nó thường xảy ra ở 10 – 50% bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do các sản phẩm của sự tăng sinh glycosylation làm collagen đặc quánh. 

Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là một vùng da căng cứng, dày như sáp ở mu bàn tay, các khớp liên đốt tay. Da xơ cứng do đái tháo đường có thể sưng phù và lan rộng lên cẳng tay và cánh tay, đối xứng 2 bên và không gây đau

Tuy nhiên, nếu da vùng khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân cũng dày lên sẽ khiến người bệnh khó gấp duỗi cánh tay và chân. 

3.3. Ngứa da ở người tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ở bệnh nhân tiểu đường như da khô, nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, do tổn thương thần kinh hoặc các bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Ngứa da là dấu hiệu tiểu đường trên da thường gặp nhất, xuất hiện ở 50% bệnh nhân trẻ bị đái tháo đường phụ thuộc insulin. 

Xem thêm: NỔI MẨN NGỨA KHẮP NGƯỜI KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ngoài da

3.4. Nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm

Nhiễm trùng da là biến chứng tiểu đường thường xảy ra ở 20-50% người bệnh tiểu đường, đa số là tiểu đường tuýp 2 do suy giảm tuần hoàn máu và sự suy yếu của hệ miễn dịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây bệnh trên da sinh sôi và phát triển.

Nhiễm trùng da do đái tháo đường thường có biểu hiện là xuất hiện ổ loét, nhọt, áp xe… có thể do nấm hoặc vi khuẩn gây nên.

  • Nhiễm nấm gây nhiễm trùng da ở bệnh nhân tiểu đường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nhiễm trùng da, trong đó phổ biến nhất là nhiễm nấm Candida. Nhiễm vi nấm ngoài da ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: Nấm kẽ ngón chân, viêm miệng, viêm quầng, viêm móng, viêm đường sinh dục…

  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường đa số là do các vi khuẩn gram âm. Đặc biệt vết loét nhiễm trùng của bàn chân đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng nếu không xử lý tốt sẽ gây hoại tử chi.

Có thể nói, những bệnh nhân tiểu đường lâu năm hoặc do chỉ số đường huyết quá cao khó kiểm soát có nguy cơ gặp nhiều biến chứng trên da do tiểu đường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến ngoại hình khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp.

Nhiễm trùng da do tiểu đường

4. Điều trị bệnh ngoài da ở bệnh nhân tiểu đường

Ngoài các tổn thương da do nhiễm trùng thì hầu hết các các dấu hiệu tiểu đường trên da đều lành tính, thường không phải điều trị đặc hiệu.

Đối với các nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc vi nấm, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm kết hợp với chăm sóc, vệ sinh vết thương hằng ngày.

Tuy nhiên với những trường hợp đường huyết không được kiểm soát tốt thì các vết thương thường rất khó phục hồi hoàn toàn, thậm chí còn gây thêm nhiều biến chứng lan sang các cơ quan khác.

Vì vậy, kiểm soát đường huyết luôn trong mức cho phép là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị mọi biến chứng tiểu đường. Bên cạnh tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định.

Cách tốt chất để phòng tránh biến chứng tiểu đường chính là kiểm soát tốt lượng đường huyết

Trên đây là các thông tin cơ bản, cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu tiểu đường trên da. Mong rằng qua bài viết bạn đã thu được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân hoặc người thân trong gia đình.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết dưới đây giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng đường huyết:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo