Giỏ hàng

Tiểu Đường Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Tiểu đường ở người trẻ đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Tình trạng người trẻ mắc bệnh tiểu đường hiện là một thực trạng đáng báo động và cần được quan tâm đúng mực. Không chỉ người già mới cần quan tâm đến sức khỏe mà người trẻ tuổi cũng nên có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Tỷ lệ người trẻ bị tiểu đường đang ngày càng gia tăng

1. Tiểu đường ở người trẻ là bệnh gì? 

Tiểu đường ở người trẻ tuổi hay bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành (viết tắt MODY), là một nhóm bệnh lý đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao bất thường. Bệnh tiểu đường ở người trẻ thường khởi phát trước năm 30 tuổi.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

2. Người trẻ có dễ bị tiểu đường không? 

Bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 - 13 tuổi và thanh niên trong khoảng 20 - 30 tuổi.

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90-95% trong số tổng số bệnh nhân tiểu đường, trước đây người bệnh chủ yếu trong độ tuổi từ trung niên trở nên. Thế nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi đang ngày càng có xu hướng gia tăng, thậm chí có những người bệnh còn ở tuổi vị thành niên.

Ngoài ra, trong số những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì có khoảng 1/6 trẻ sinh ra bị ảnh hưởng từ tình trạng này.

Do đó, dù trong độ tuổi nào chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, đặc biệt là giới trẻ thường chủ quan, không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở người trẻ cơ bản xuất phát từ việc giảm sản xuất insulin - hormon duy nhất có chức năng giảm nồng độ đường trong máu. 

Rối loạn chuyển hóa đường do insulin là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh tiểu đường

3. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở người trẻ

Các dấu hiệu tiểu đường ở người trẻ về cơ bản vẫn tương tự so với dấu hiệu tiểu đường ở các nhóm đối tượng khác, cụ thể như sau:

Theo thời gian, bệnh tiểu đường ở người trẻ không được kiểm soát sẽ làm hỏng các mạch máu ở mắt và thận. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn nặng thường gặp tình trạng suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực.

Cũng giống như các trường hợp khác, bệnh tiểu đường ở người trẻ chủ yếu không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Vì thế đa phần người bệnh rất khó để nhận ra, đặc biệt nhiều bạn trẻ vì công việc bận rộn nên không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Do đó đa số người bệnh chỉ phát hiện khi tiểu đường đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở người trẻ

4. Tại sao bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa?

Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều và đang trở thành thực trạng đáng lo ngại, điều này khiến chúng ta cần đặt ra câu hỏi “tại sao bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa?”. 

Trong đó không thể phủ nhận sự phát triển kinh tế, khoa học đã tác động không nhỏ đến lối sống và chế độ dinh dưỡng của giới trẻ ngày nay. Những thói quen làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ bao gồm: 

  • Thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh, lối sống ít vận động, lạm dụng các thiết bị công nghệ khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa.

  • Một số bạn trẻ thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không điều độ, ăn không đúng bữa… dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa, kháng insulin - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Với những người thừa cân, béo phì, sự đề kháng của tế bào với hormon insulin ngày càng tăng cao, giảm khả năng vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để sản xuất hormone giảm đường huyết, lâu dần các tế bào tuyến tụy sẽ bị tổn thương dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đây cũng là những tác nhân chủ yếu dẫn tới số ca mắc tiểu đường ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] TẠI SAO NGƯỜI GẦY VẪN BỊ TIỂU ĐƯỜNG?

Thói quen lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ

5. Bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa mạn tính có thể gặp ở bất kỳ nhóm đối tượng nào. Mỗi dạng tiểu đường sẽ có những nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau - là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Cụ thể độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường theo từng tuýp như sau:

  • Tiểu đường tuýp 1: Bệnh có thể khởi phát ở trẻ em và người trẻ tuổi. Bệnh thường khởi phát đột ngột với 4 triệu chứng đặc trưng như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường do bẩm sinh, bệnh tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi.

  • Tiểu đường tuýp 2: Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh thường khởi phát ở những người trung niên trên 40 tuổi, đặc biệt gia tăng nhanh chóng ở người từ 45 - 65 tuổi. Tuy nhiên tần suất người trẻ dưới 30 tuổi mắc tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng gia tăng với các triệu chứng ban đầu khó nhận biết.

  • Tiểu đường thai kỳ: Là căn bệnh khởi phát trong thời kỳ mang thai và sẽ từ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người bình thường.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh chóng, tuổi khởi phát bệnh tiểu đường có thể gặp ở trẻ em và người trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào.

Xem thêm: TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI GIÀ: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ RA SAO?

Dù ở độ tuổi nào cũng không nên chủ quan với bệnh tiểu đường

6. Tiểu đường ở người trẻ có chữa được không?

Bởi số lượng người trẻ ngày càng tăng cao nên nhiều người càng quan tâm đến căn bệnh này và đặt ra câu hỏi “liệu tiểu đường ở người trẻ có chữa được không?”. 

Cho đến hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị triệt để cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu như áp dụng các phương pháp điều trị tiểu đường tích cực theo đúng phác đồ của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Nếu người trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 ít gặp ở trẻ nhỏ, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn tiền tiểu đường thì cơ hội chữa khỏi sẽ khoảng 70%.

Vì thế nếu phát hiện sớm và biết cách kết hợp giữa điều trị, chế độ ăn uống và tập luyện đầy đủ thì người trẻ hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

7. Các biến chứng tiểu đường khởi phát khi còn trẻ có nguy hiểm không?

Song song với câu hỏi tiểu đường ở người trẻ có chữa được không thì nhiều người cũng thường thắc mắc tiểu đường ở người trẻ có dễ gặp biến chứng nguy hiểm không. 

Cũng giống như mọi đối tượng mắc bệnh tiểu đường khác, người trẻ nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường. Các tác động của tiểu đường đến cơ thể người trẻ bao gồm: tổn thương mạch máu, tổn thương hệ thần kinh, rối loạn chức năng tuyến tụy, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, chức năng thận…

Do đó dù là người trẻ hay người già mắc bệnh tiểu đường, chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, đặc biệt nếu mắc bệnh tiểu đường từ khi còn trẻ thời gian sống chung với bệnh tiểu đường dài hơn, khả năng đối mặt với các biến chứng sẽ cao hơn. 

Xem thêm: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH LÝ NAM, NỮ NHƯ THẾ NÀO?

Phát hiện và điều trị tiểu đường tích cực sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng tiểu đường

8. Phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ ngay từ bây giờ

Bởi vì bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát và vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, vì thế chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ là một việc làm cần thiết và quan trọng.

Một số biện pháp góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ: Thói quen lành mạnh này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Bạn nên cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần để thực hiện các bài tập thể dục phù hợp như bơi lội, yoga, đạp xe… sẽ giúp cải thiện chức năng insulin.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ 5 nhóm chất cơ bản (chất đạm, chất đường, chất béo, chất xơ, vi chất), trong đó tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả tươi và hạn chế các thực phẩm nhiều đường tinh luyện như bánh ngọt, nước ngọt… chú ý kiểm soát cân nặng phù hợp.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Không chỉ những người già mới cần quan tâm đến sức khỏe mà những người trẻ tuổi cũng cần đi khám bệnh định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bản thân luôn trong tình trạng tốt nhất. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó có các biện pháp xử trí kịp thời.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường ở người trẻ. Hy vọng rằng qua bài viết đã giúp nhiều bạn trẻ có sự quan tâm đúng mực đến căn bệnh này nói riêng và sức khỏe của bản thân nói chung.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo