Xét Nghiệm HbA1c Và Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết
Chỉ số HbA1c là xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường
1. Tìm hiểu về chỉ số HbA1c
HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường vì nó phản ánh lượng đường glucose máu trong 3 tháng vừa qua đã được kiểm soát tốt hay chưa. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh,
1.1. Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt có thể kết hợp với đường glucose, nó sẽ phản ánh sự gắn kết của glucose lên tế bào hồng cầu, HbA1c có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.
Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng đường huyết khác, lượng đường gắn với hemoglobin nhiều hơn bình thường.
Chỉ số HbA1c là chỉ số đánh giá lượng đường glucose máu đo được trong khoảng từ 5 -12 tuần, vì HbA1c có thể tồn tại cùng với vòng đời của tế bào hồng cầu.
1.2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c
Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường của người bệnh liên tục trong 3 tháng, ví thế chỉ số này sẽ mang lại các ý nghĩa như sau:
Giúp cho bệnh nhân và bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Có giá trị tầm soát sớm tiền đái tháo đường.
Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c thấp hơn 6,5% có nghĩa đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt.
Vì thế, xét nghiệm chỉ số HbA1c là một việc làm cần thiết trong phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường
1.3. Giá trị bình thường của chỉ số HbA1c là bao nhiêu?
Ở người bình thường, chỉ số HbA1c tồn tại trong máu khoảng từ 4-6% so với tổng số lượng hemoglobin. Khi chỉ số này tăng 1% tương đương với lượng đường trong máu tăng 30mg/dL hoặc 1,7 mmol/L.
Trong quá trình gắn kết của glucose với các tế bào Hb diễn ra trong khoảng 0,04 - 0,05% thời gian trong ngày. Sau khi gắn kết nó sẽ tồn tại ở trạng thái này trong vòng 120 ngày và thời gian thay đổi sang trạng thái khác là khoảng 4 tuần.
2. Xét nghiệm HbA1c và những điều bạn cần biết
Dưới đây là những điều mà nhiều người còn thắc mắc về xét nghiệm định lượng HbA1c:
2.1. Khi nào cần xét nghiệm HbA1c?
Với mục đích chẩn đoán và sàng lọc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn có những dấu hiệu tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Bạn nên xét nghiệm định lượng HbA1c trong các trường hợp sau:
Trước khi có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường: Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường cảnh báo bạn nên kiểm tra đường huyết và chỉ số HbA1c bao gồm: Khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, ăn nhiều, nhanh đói, mờ mắt, vết thương lâu lành….
Khi có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường: Xét nghiệm HbA1c thường được tiến hành khi khám định kỳ nhằm theo dõi tình trạng bệnh, đề phòng các biến chứng tiểu đường như bàn chân đái tháo đường, biến chứng tim mạch…
2.2. Quy trình xét nghiệm HbA1c
Về bản chất xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu, vì vậy tương tự các xét nghiệm khác, khi đến bệnh viện kiểm tra bạn sẽ được lấy máu để định lượng chỉ số này.
Theo đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành như sau:
Dùng garo quấn xung quanh cánh tay để ngăn dòng chảy của mạch máu. Điều này sẽ giúp cho tĩnh mạch dưới garo nổi rõ hơn, từ đó dễ đưa kim vào tĩnh mạch.
Làm sạch vùng da chuẩn bị lấy máu bằng cồn
Đưa kim vào tĩnh mạch, kéo pít - tông để lấy lượng máu vừa đủ
Tháo garo ra khỏi cánh tay và đặt một miếng gạc hoặc bông lên trên chỗ lấy máu và rút kim ra.
Đè lên chỗ lấy máu và dán băng lại.
Quá trình sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn. Sau khi lấy máu xong, máu sẽ được đưa đi thực hiện các phân tích chuyên sâu và cho ra các chỉ số trong máu cả về định tính và định lượng.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c là một dạng xét nghiệm máu
2.3. Chi phí một lần xét nghiệm HbA1c
Chi phí xét nghiệm chỉ số HbA1c sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy giá xét nghiệm này sẽ dao động giữa các cơ sở y tế.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá xét nghiệm HbA1c bao gồm: Kỹ thuật sử dụng trong xét nghiệm, trang thiết bị sử dụng, nơi thực hiện xét nghiệm (trung tâm xét nghiệm, bệnh viện hoặc phòng khám)...
Vậy xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu? Loại xét nghiệm này sẽ có mức giá dao động từ 100.000 đến 150.000 nghìn đồng, tuy nhiên khi xét nghiệm máu bạn sẽ cần chi trả cho các chỉ số xét nghiệm khác nữa.
2.4. Sau khi xét nghiệm HbA1c cần làm gì?
Sau khi lấy máu xét nghiệm HbA1c, đôi khi bạn có thể cảm thấy đau nếu nhân viên y tế quấn garo quá chặt, nhiều khi cảm thấy tê hoặc giống như côn trùng cắn điều này là hoàn toàn bình thường.
Dựa vào giấy hẹn mà nhân viên y tế đưa cho bạn để biết khi nào nên quay lại lấy kết quả xét nghiệm.
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc về quy trình lấy máu xét nghiệm bạn nên hỏi trực tiếp các nhân viên y tế để nhận được lời giải đáp cụ thể nhất.
3. Khi chỉ số HbA1c thay đổi cảnh báo điều gì?
Như đã trình bày ở trên giá trị bình thường của chỉ số HbA1c nằm trong khoảng từ 4 - 6% số lượng Hb trong máu. Khi chỉ số này thay đổi nằm ngoài khoảng giá trị trên có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như:
Chỉ số HbA1c cao trên 6,5% nghĩa là lượng đường trong máu tăng cao, đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể mắc các bệnh như suy thận, ngộ độc chì, đái tháo đường…
Chỉ số HbA1c thấp hơn 4% cho thấy lượng đường trong máu đang thấp. Nguyên nhân có thể là do đang mang thai, vừa hiến máu hoặc đang mắc các bệnh lý như thiếu máu, thiếu sắt, sử dụng quá liều vitamin C, E…
Phân tử hemoglobin gắn với phân tử đường glucose
4. Sự khác biệt giữa chỉ số đường huyết khi đói và HbA1c
Nhiều người bệnh đái tháo đường chưa hiểu rõ về ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c nên cho rằng đã xét nghiệm chỉ số glucose rồi tại sao còn phải xét nghiệm thêm chỉ số này?
Trên thực tế, 2 xét nghiệm này đều có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường:
Xét nghiệm đường huyết khi đó sẽ cho biết lượng trong máu tại thời điểm làm xét nghiệm.
Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh tình trạng bệnh một cách toàn diện hơn về tỷ lệ trung bình đường huyết trong 3 tháng vừa qua. Vì thế chỉ số này có ý nghĩa và giá trị hơn chỉ số glucose máu lúc đói tại 1 thời điểm.
5. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm HbA1c
Việc chẩn đoán đái tháo đường cần được xác nhận bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn như: Chỉ số đường huyết lúc đói, xét nghiệm HbA1c, xét nghiệm dung nạp glucose…
Dựa vào kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ giúp đánh giá tình trạng hiện tại của bạn:
Nếu bạn không phải là bệnh nhân đái tháo đường thì nên cố gắng kiểm soát chỉ số HbA1c ở mức dưới 5,7%. Ngược lại với người mắc bệnh tiểu đường chỉ số HbA1c mục tiêu nên đạt mức thấp hơn 7%.
Dưới đây là mức quy đổi tương đương giữa định lượng HbA1c so với lượng glucose trung bình:
Chỉ số này càng cao tương đương với lượng đường trong máu càng nhiều.
6. Làm thế nào để chỉ số HbA1c thấp dưới 6,5%?
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát đường huyết ổn định sao cho chỉ số HbA1c thấp hơn 6,5. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống, tập luyện…
Cụ thể, bạn nên tham khảo thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường, thực hiện các bài tập thể dục và tham khảo sử dụng thêm các loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường…
7. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến xét nghiệm HbA1c
Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất và được thống kê lại như sau:
7.1. Xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không?
Trả lời: Chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ ăn, tập luyện hoặc các loại thuốc đang sử dụng. Vì vậy bạn có thể thực hiện loại xét nghiệm này vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, dù lúc đó bụng đói hay no.
7.2. Người bình thường có cần thực hiện xét nghiệm HbA1c không?
Trả lời: Có, vì một trong những ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c chính là chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc giai đoạn tiền tiểu đường. Vì thế khi có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường như tiểu nhiều, mệt mỏi, sút cân… bạn nên đến bệnh viện và thực hiện xét nghiệm này.
Tập luyện thể dục thể thao điều độ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường hơn
7.3. Bệnh nhân tiểu đường nên xét nghiệm chỉ số HbA1c bao lâu/lần?
Trả lời: Chỉ số HbA1c thường được khuyến cáo nên xét nghiệm 3 tháng/lần để theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất, nếu glucose huyết thường xuyên ổn định có thể thực hiện 6 tháng/lần.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm chỉ số HbA1c cho người bệnh tiểu đường. Đây là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ định hướng, đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết giúp kiểm soát chỉ số HbA1c tốt hơn, ví dụ như:
* HEBAMIC - Viên Tiểu Đường
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677