Giỏ hàng

Hướng Dẫn Cách Điều Trị Tiểu Đường Giai Đoạn Đầu Chuẩn Khoa Học

Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu là quá trình quan trọng, quyết định bệnh tiểu đường có được chữa khỏi hay không. Vì thế ngay từ khi phát hiện bệnh tiểu đường bạn cần tích cực điều trị theo các phương pháp mà bác sĩ đã chỉ định. Cùng tìm hiểu các cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng trong bài viết này nhé.

Điều trị tiểu đường ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh dễ dàng hơn

1. Đặc điểm của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm 4 giai đoạn, trong đó tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường thường tiến triển âm thầm trong suốt nhiều năm.

Ở giai đoạn này nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời thì cơ hội bình phục hoàn toàn mà không cần sử dụng thuốc là khá cao. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường khá mơ hồ, vậy nên có hơn 50% người mắc bệnh tiểu đường đã bỏ qua cơ hội vàng để điều trị bệnh.

Khi các triệu chứng của bệnh tiểu đường biểu hiện rõ rệt mới phát hiện và điều trị thì đã muộn. Mặt khác ở mỗi giai đoạn, mục tiêu điều trị bệnh sẽ khác nhau, ở giai đoạn đầu việc điều trị không phụ thuộc chủ yếu vào thuốc hạ đường huyết mà sẽ tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng khoa học, lành mạnh hơn.

Chính vì thế, nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu là rất quan trọng, góp phần giúp bạn thoát khỏi căn bệnh tiểu đường nguy hiểm này.

Xem thêm: BẠN ĐANG Ở GIAI ĐOẠN NÀO CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm 4 giai đoạn với mục tiêu điều trị khác nhau

2. Bạn đã biết 8 dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu này chưa?

Các dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào, vì thế đa phần người bệnh thường bỏ qua giai đoạn điều trị vàng này.

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ phải hoạt động tích cực hơn để đào thải lượng đường dư thừa trong máu ra ngoài. Do đó, đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng 4-7 lần/24 giờ) là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.

  • Khát nước liên tục: Người bị tiểu đường thường xuyên đi tiểu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, do đó bạn sẽ cảm thấy khát nước và cần uống nước liên tục. Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường họ có thể cần uống nhiều hơn 4 lít nước/ngày.

  • Mệt mỏi: Lượng đường trong máu tăng cao nhưng không thể vận chuyển vào tế bào. Vì thế tế bào sẽ thiếu glucose tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng, cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

  • Suy giảm thị lực: Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương các mạch máu ở mắt, gây cản trở tầm nhìn. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, thị lực của người bệnh có thể trở lại bình thường.

  • Ăn nhanh đói: Đây là một trong những triệu chứng nhận biết tiểu đường giai đoạn đầu mà không có nhiều người nhận ra. Do đường glucose trong máu không thể vào tế bào, dẫn đến thiếu năng lượng hoạt động, vì thể sẽ làm gia tăng cảm giác đói.

  • Vết thương chậm lành: Mạch máu bị tổn thương do đường máu tăng cao, từ đó khiến tuần hoàn máu đến vùng bị tổn thương bị suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến các vết thương lâu lành hơn. Quá trình chữa lành chậm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

  • Ngứa hoặc tê bì bàn tay, bàn chân: Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương dây thần kinh, gây ra cảm giác đau nhức, tê bì các chi, tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng theo thời gian.

  • Một số vùng da sẫm màu: Đây là dấu hiệu tiểu đường trên da thường dễ bị bỏ qua. Các vùng da bị đổi màu thường xuất hiện ở các nếp nhăn cổ, nách hoặc bẹn, các vùng da này có thể sần sùi hoặc có kết cấu mịn màng.

Một số dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác

3. Mới bị tiểu đường giai đoạn đầu có chữa khỏi được không?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc căn bệnh tiểu đường (bao gồm cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2). Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù mới mắc hay đã mắc từ lâu đều không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn do tính chất phức tạp của cơ chế gây bệnh.

  • Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1: Do tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, nên để chữa khỏi bệnh hoàn toàn cần phụ thuộc vào việc cấy ghép tụy.

  • Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2: Cơ chế bệnh sinh vô cùng phức tạp, xuất phát từ rối loạn chuyển hóa cấp độ phân tử tế bào. Vì thế để điều trị khỏi căn bệnh này hoàn toàn vẫn đang là bài toán khó với các nhà khoa học.

Nhưng nếu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (giai đoạn tiền tiểu đường) và được điều trị tích cực bằng cách chăm chỉ rèn luyện thể dục, thể thao, chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất khả quan.

Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển từ giai đoạn tiền tiểu đường sang giai đoạn 2 thì rất khó để điều trị dứt điểm, không những thế người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. 

Mặc dù chưa thể tìm ra phương pháp tối ưu nhất để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh, hạn chế các biến chứng đe dọa sức khỏe bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp với thuốc hạ đường huyết theo đúng chỉ định.

Xem thêm: THỰC HƯ HIỆU QUẢ CỦA CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG ĐÔNG Y

Insulin là chìa khoá điều trị bệnh tiểu đường

4. Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu theo phác đồ của bác sĩ

Sau khi phát hiện và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, bạn cần tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ để ngăn cản tiến trình phát triển của bệnh.

Thông thường ở giai đoạn này, phác đồ điều trị sẽ tập trung vào chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, thể thao và kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Nếu các phương pháp nêu trên không đủ khả năng kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ cần cho người bệnh sử dụng thêm các thuốc hạ đường huyết.

Các phương pháp điều trị tiểu đường giai đoạn đầu cụ thể như sau:

4.1. Xây dựng các thói quen sống lành mạnh

Đây là nguyên tắc quan trọng và chủ yếu trong điều trị tiểu đường giai đoạn đầu, để thực hiện được nguyên tắc này bạn cần xây chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chế độ tập luyện hợp lý.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu nên ăn gì là điều mà nhiều người quan tâm. Trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu cần hạn chế tinh bột, đường, chất béo động vật và tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây, uống đủ nước… Cụ thể như sau:

  • Ăn vừa phải theo nhu cầu cơ thể dựa trên cân nặng, chiều cao, cường độ lao động, đồng thời luôn ghi nhớ quy tắc chỉ ăn khi đói và dừng lại khi đã no, không nên ăn quá no.

  • Trong bữa ăn thì nên ăn rau hoặc uống nước canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Mẹo này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, hạn chế hiện tượng tăng đường huyết đột ngột sau sinh.

  • Cân bằng các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn, nên bổ sung nhiều chất xơ và ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chú ý không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính mà nên ăn cách xa bữa ăn khoảng 2 tiếng để tránh làm tăng đường huyết.

Chất xơ có vai trò quan trọng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả hơn

Tích cực tập luyện thể dục, thể thao: Đây là liều thuốc tự nhiên, hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường dù ở giai đoạn nào. Hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp tăng độ nhạy của insulin, tăng sử dụng glucose ở các cơ, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Các lưu ý trong chế độ tập luyện của bệnh nhân tiểu tiểu đường giai đoạn đầu như sau:

  • Kiên trì, chủ động tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần là cách điều trị tiểu đường giai đoạn đầu hiệu quả nhất.

  • Không nên tập luyện khi kiểm tra thấy đường huyết quá cao hoặc quá thấp hoặc khi xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, đau đầu…

  • Nếu bệnh nhân tiểu đường mắc kèm bệnh xương khớp hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh vận động cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện, hình thức tập luyện phù hợp nhất.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao là nguyên tắc quan trọng trong điều trị tiểu đường giai đoạn đầu

4.2. Thuốc điều trị tiểu đường giai đoạn đầu

Sau khi thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện nhưng vẫn không đủ khả năng kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ xem xét kê đơn thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.

Trong điều trị tiểu đường giai đoạn đầu, có nhiều loại thuốc kiểm soát đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, ví dụ như: thuốc làm tăng hoạt tính insulin, thuốc ức chế khả năng hấp thu đường hoặc thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin…

Xem thêm: [CẬP NHẬT 2023] 11 THUỐC TIỂU ĐƯỜNG MỚI NHẤT CHO HIỆU QUẢ NHANH

4.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2

Trong điều trị tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường được bác sĩ hướng đến sử dụng các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết có nguồn gốc tự nhiên, nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường tây y.

Trong số các loại thảo dược trị tiểu đường, dây thìa canh được biết đến như một loại thảo dược top đầu trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường đã được chứng minh từ y học dân gian cho đến các nghiên cứu y học hiện đại. Theo đó:

  • Thành phần chính có hoạt tính sinh học của cây đó là Gymnema Sylvestre - là một acid có tác dụng kích thích sản sinh tế bào beta tuyến tụy, dẫn đến tăng sản sinh insulin, giúp cân bằng nồng độ đường huyết trong cơ thể một cách tự nhiên. 

  •  Acid gymnemic còn có khả năng ức chế hấp thu đường ở ruột bằng cách cạnh tranh với các phân tử glucose ở ruột, từ đó ngăn cản việc hấp thu đường vào máu, khiến đường huyết không bị tăng cao.

  •  Ức chế quá trình tân tạo glucose ở gan, kích thích các enzyme ở mô tiêu thụ và sử dụng đường, giải phóng năng lượng.

Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần dây thìa canh để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Dây thìa canh là vị thảo dược góp phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách điều trị tiểu đường giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn vàng quyết định khả năng điều trị khỏi bệnh tiểu đường, vì thế người bệnh cần nghiêm túc và tự giác tuân thủ các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Để làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo