Giỏ hàng

Thực Hư Hiệu Quả Của Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Đông Y

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng tăng cao và trở thành mối lo ngại trên toàn thế giới. Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng tây y, thì việc chữa bệnh tiểu đường bằng đông y cũng là một phương pháp đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy thực hư hiệu quả của phương pháp này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin cần thiết về cách chữa bệnh tiểu đường bằng đông y.

I. 3 bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường

1. Chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Trong mướp đắng có chứa thành phần là charantin, là một chất có cấu trúc hóa học gần giống insulin, có khả năng:

  • Giảm kháng insulin, tăng hoạt tính của hormone vận chuyển đường vào các tế bào, từ đó làm giảm đường huyết trong máu.

  • Phục hồi và tái tạo các tế bào beta đảo tụy, tăng khả năng sản xuất insulin dẫn tới hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

  • Ức chế enzyme alpha amylase và alpha glucosidase, là các enzyme phân cắt tinh bột thành đường, làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu, giảm tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

  • Bên cạnh đó, mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm huyết áp, mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường gây ra.

Có 2 cách chữa tiểu đường từ mướp đắng đó là:

Cách 1: 

Nguyên liệu: ½ quả mướp đắng, 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, một vài cọng rau cần.

Rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước.

Duy trì uống 2 lần/ngày.

Cách 2:

Nguyên liệu: 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước. Có thể bổ sung một ít muối hoặc nước cốt chanh.

Duy trì đều đặn vào mỗi buổi sáng trước khi ăn.

2. Chữa bệnh tiểu đường bằng vỏ dưa hấu

Chắc hẳn ít ai biết đến công dụng chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu. Thực chất, trong vỏ dưa hấu có chứa lycopene có khả năng làm giảm oxy hóa, đáp ứng cơn thèm ngọt, đánh lừa vị giác và thần kinh của bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, vỏ dưa hấu còn chứa nhiều acid folic – thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu. Vì vậy sử dụng vỏ dưa hấu để nấu thành bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Cách sử dụng vỏ dưa hấu cho người bệnh tiểu đường:

Nguyên liệu: 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh rửa sạch.

Đun sôi hỗn hợp trên với 600ml nước sạch.

Để nguội, có thể uống thay nước lọc hằng ngày. 

3. Chữa bệnh tiểu đường bằng tỏi

Tỏi ngoài là gia vị quá quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình Việt Nam thì nó còn có công dụng hỗ trợ tiểu đường hiệu quả nhờ có thành phần phytoncid. Nó giúp tăng tiết insulin tự do trong máu từ đó giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa polyphenol và flavonoid giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch do bệnh đái tháo đường gây ra.

Cách sử dụng tỏi trong quá trình điều trị tiểu đường:

Nguyên liệu: 40g tỏi khô đã bóc vỏ, thái nhỏ, 100ml rượu 50 độ.

Cho tỏi vào một bình đựng sạch. Đổ rượu nếp vào, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng sang vàng thì có thể dùng được.

Duy trì đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và tối, mỗi lần dùng một thìa cà phê.

II. Ưu nhược điểm của các bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường

1. Ưu điểm

Các nguyên liệu trong bài thuốc đông y khá phổ biến, dễ tìm kiếm, rẻ tiền.

Cách chế biến tương đối đơn giản.

Các phương pháp trị liệu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

2. Hạn chế

Cách chế biến mất nhiều thời gian, chỉ sử dụng được trong một khoảng thời gian ngắn.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, mức độ đáp ứng với các bài thuốc đông y là khác nhau.

Không sử dụng để thay thế cho các thuốc điều trị đái tháo đường.

III. Cách chữa bệnh tiểu đường theo quan điểm y học hiện đại

1. Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường

Người bị đái tháo đường cần phải sử dụng thuốc điều trị bệnh. Tùy mức độ, mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Một số loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị tiểu đường như: metformin, sulfonylureas, insulin,…. Cần lưu ý rằng người bệnh không được tự ý ngừng thuốc, thay thế thuốc khác hoặc các phương pháp dân gian để điều trị bệnh mà chưa có sự tham vấn của các bác sĩ.

2. Chế độ ăn uống và luyện tập thể dục hợp lý

Song song quá trình dùng thuốc, việc xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học là cách hỗ trợ đắc lực trong quá trình chữa bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống:

Bổ sung nhiều chất xơ qua rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc. Hạn chế sử dụng nhiều đường và tinh bột.

Uống nước lọc thay vì nước chè, các nước uống có ga, cồn.

Sử dụng dầu thực vật từ dầu đậu tương, dầu hướng dương,… thay vì dầu mỡ từ động vật.

Nên chú trọng dinh dưỡng vào bữa sáng, hạn chế ăn tối quá muộn, nên ăn trước 18 giờ.

Chế độ luyện tập:

Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế mỡ thừa, ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường gây ra. Với từng độ tuổi, mọi người có thể lựa chọn các bài tập khác nhau như: chạy bộ, yoga, đạp xe,…, duy trì 30-45 phút luyện tập mỗi ngày. Không nên luyện tập gắng sức, có thể chia nhỏ thời gian tập thể dục.

3. Hebamic – sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả

Hiện nay, xu hướng sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Mục đích là làm giảm số lần sử dụng thuốc tây y, giảm tác dụng không mong muốn, đồng thời giảm gánh nặng cho gan. 

Viên tiểu đường Hebamic – 100% tự nhiên từ cây thìa canh. Là thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, chứa 400mg cao khô cành và lá thìa canh chuẩn hóa, chứa 25% acid gymnemic, có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bạn có thể sử dụng 1-2 viên tiểu đường Hebamic/ngày, dùng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mọi thông tin khác cần giải đáp hãy liên hệ theo số HOTLINE: 1800 888 677 để được các chuyên gia y tế tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

CHỮA TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC: 7 BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN, DỄ DÀNG ÁP DỤNG TẠI NHÀ

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo