Giỏ hàng

Nguyên Nhân Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày - Khi Nào Cần Lo Lắng?

Đi vệ sinh liên tục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

1. Tổng quan về nước tiểu đối với sức khỏe con người

Đi vệ sinh là một hoạt động sinh lý hết sức bình thường của con người, có tác dụng đào thải các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Với một người bình thường cung cấp đủ 2 lít nước/ngày thông thường lượng nước tiểu sẽ tương đương với lượng nước uống vào trong ngày. 

1.1. Quá trình tạo nước tiểu

Nước tiểu trong cơ thể được tạo ra ở thận qua 2 giai đoạn như sau:

  • Nước tiểu đầu: Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra một lượng lớn nước tiểu đầu chứa các chất hòa tan giống huyết tương có kích thước nhỏ.

  • Nước tiểu chính thức: Nước tiểu đầu sau khi được tạo ra sẽ tái hấp thu nước và các chất dinh dưỡng ở hệ thống ống thận. Quá trình này sẽ giúp nước tiểu được cô đặc và chỉ chứa các chất cặn bã mà cơ thể không dung nạp được.

Nước tiểu chính thức được ra sẽ đổ vào bể thận, theo niệu quản xuống bàng quang và được dự trữ tại đây. Khi bàng quang chứa được khoảng 250 - 350ml nước tiểu sẽ kích thích cơ thể  gây cảm giác buồn tiểu.

Người bình thường sẽ đi tiểu chủ yếu vào ban ngày và gần như không đi tiểu vào ban đêm.

Xem thêm: 6 BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN LƯU Ý SỚM

1.2. Một ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường?

Theo Hội Niệu học Quốc tế, trung bình một người trưởng thành sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/24 giờ, vì thế nếu một người đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày được coi là đi tiểu nhiều.

Tuy nhiên, con số này chỉ là tương đối, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người, nó có thể phụ thuộc vào lượng nước bạn uống trong ngày, loại đồ uống mà bạn sử dụng trong ngày (ví dụ uống cà phê sẽ khiến bạn cảm thấy buồn đi tiểu nhiều hơn).

Tuy nhiên bạn cần phân biệt tiểu nhiều lần và tiểu rắt. Tiểu rắt là tình trạng bạn liên tục buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần thường ít, thậm chí rất khó đi. Ngược lại tiểu nhiều lần thì số lần đi nhiều nhưng lượng nước tiểu cũng nhiều và rất dễ tiểu.

Quá trình hình thành nước tiểu trong cơ thể

2. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày, nếu điều này xuất phát từ thói quen sinh hoạt thì nó hoàn toàn bình thường, nhưng đây đôi khi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

2.1. Do thói quen sinh hoạt

Một người bình thường có thể đi tiểu từ  6-8 lần/24 giờ, tuy nhiên có những ngày bạn có thể đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày vì:

  • Do tác động của các đề sinh lý: Các vấn đề gây ức chế tâm lý như lo âu, căng thẳng, hồi hộp… dẫn đến phản xạ tự nhiên là đi tiểu nhiều hơn.

  • Thói quen hằng ngày: Uống quá nhiều nước trong ngày hoặc uống khi cơ thể không thiếu nước cùng dẫn đến tình trạng dư thừa và tự đào thải. Hoặc do uống nhiều rượu bia, chất kích thích, cà phê cũng khiến bàng quang bị kích thích gây cảm giác mắc tiểu liên tục. 

2.2. Đi tiểu nhiều lần do các vấn đề của hệ tiết niệu - bàng quang

Nguyên nhân phổ biến và trực tiếp gây nên triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày chính là các vấn đề về đường tiết niệu và bàng quang, cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là tình trạng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và tấn công đường tiết niệu, gây ra các phản ứng viêm. Tình trạng này thường gặp nhiều ở phụ nữ gây mắc tiểu liên tục, nhưng lượng tiểu ít, có thể kèm tiểu buốt.

  • Bàng quang hoạt động quá mức: Bàng quang có thể quá nhạy cảm và co bóp gây ra cảm giác buồn tiểu, ngay cả khi chỉ có một lượng nước tiểu nhỏ trong đó. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và thường có triệu chứng muốn đi tiểu liên tục và đột ngột, đôi khi có thể gây ra chứng tiểu tiện không tự chủ.

  • Sỏi thận và sỏi tiết niệu: Sỏi có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu, ví dụ sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… Khi đó cơ thể sẽ có phản xạ đi tiểu nhiều lần để tống sỏi ra ngoài. Tuy nhiên tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau quặn dữ dội tương ứng với vị trí của sỏi.

Sỏi thận khiến người bệnh đi tiểu nhiều kèm theo đó là những cơn đau bất thường

2.3. Đi tiểu nhiều ở nam giới do các vấn đề tuyến tiền liệt

Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ở ngay phía dưới bàng quang và bao bọc một phần niệu đạo. Vì thế khi tuyến tiền liệt phát triển bất thường, có kích thước quá lớn, chèn ép vào bàng quang làm tắc nghẽn niệu đạo.

Tình trạng này dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều ở đàn ông nhưng dòng tiểu yếu và ít. Các vấn đề của tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều ở nam giới thường gặp bao gồm: viêm tuyến tiền liệt, tăng sản lành tính hoặc ung thư tuyến tiền liệt…

Xem thêm: 9 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI SỬ DỤNG DÂY THÌA CANH TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

2.4. Đi tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai 

Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở phụ nữ có thai là một tình trạng hoàn toàn bình thường, càng về cuối thai kỳ số lần đi tiểu trong ngày càng tăng lên và tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

Nguyên nhân là do khi mang bầu, thai nhi phát triển ngày càng lớn và chiếm nhiều không gian bên trong cơ thể mẹ, điều này dẫn đến bàng quang bị chèn ép.

Thể tích bàng quang giảm đương nhiên sẽ làm giảm khả năng trữ nước tiểu, do vậy phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, thậm chí là tiểu không tự chủ.

2.5. Đi tiểu nhiều là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao hơn ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, thậm chí xuất hiện các biến chứng thận đái tháo đường nghiêm trọng.

Lúc này chức năng đào thải của thận hoạt động không hiệu quả, phần lớn lượng glucose sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Quá trình này cũng đào thải nhiều chất lỏng khác ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều và mất nước ở bệnh nhân tiểu đường.

giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ không nhận ra rằng bạn đang đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nhưng đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.

Đi tiểu nhiều lần cũng là dấu hiệu của giúp phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, trong đó thường gặp hơn ở bệnh tiểu đường tuýp 1 do tiểu đường tuýp 2 thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện.

Một số dấu hiệu tiểu đường khác mà bạn cần chú ý để phát hiện sớm bao gồm: Thường xuyên mệt mỏi, sút cân nhanh chóng, thị lực giảm sút, vết thương lâu lành…

Khi đó bạn nên nhanh chóng đến bệnh để thực hiện các xét nghiệm tiểu đường ví dụ như xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm HbA1c

Tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuyp 1

3. Khi đi tiểu nhiều lần cần phải đi gặp bác sĩ?

Bởi vì đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc có thể do thói quen sinh hoạt, do đó người bệnh cần chú ý một số đặc điểm sau để biết khi nào nên đi gặp bác sĩ:

  • Tiểu ngắt quãng: Cảm giác đi tiểu xong vẫn buồn tiểu nhưng không tiểu thêm được.

  • Tiểu gấp: Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu ở bàng quang và muốn đi tiểu ngay.

  • Tiểu không tự chủ: Một số trường hợp nước tiểu bị rò rỉ, không thể kiểm soát được.

  • Tiểu ra máu: Khi đi tiểu bạn có thể phát hiện nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng đậm, đôi khi có cục máu lẫn trong nước tiểu.

  • Tiểu buốt: Mỗi lần đi tiểu người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt hoặc nóng bừng.

Khi phát hiện một trong các dấu hiệu này, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Đi vệ sinh xong vẫn buồn tiểu là một dấu hiệu bất thường

4. Chữa tiểu nhiều lần trong ngày bằng cách nào?

Tình trạng đi tiểu nhiều lần có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Gần như, họ phải gắn liền với nhà vệ sinh để giải quyết cơn buồn tiểu của mình. 

Do đó cần phải nhanh chóng tìm ra biện pháp chấm dứt tình trạng này càng sớm, càng tốt.

4.1. Đi khám tại các cơ sở y tế

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục. Thế nên người bệnh cần phải thăm khám và kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân chính xác từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đi tiểu nhiều bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Thông qua triệu chứng, thời điểm khởi phát, tần suất đi tiểu, tiền sử gia đình… Bác sĩ sẽ có những đánh giá ban đầu về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp.

  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm thường gặp bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu hoặc chẩn đoán hình ảnh…

Xét nghiệm nước tiểu 

4.2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày có chữa được không?

Tùy theo nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất về cách điều trị đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ví dụ như:

  • Điều chỉnh lối sống: Uống nước vừa đủ, vận động điều độ, không nên uống nhiều nước vào buổi tối, hạn chế uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác…

  • Nếu đi tiểu nhiều lần do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.

  • Điều trị nguyên nhân gây tiểu nhiều lần ví dụ như viêm đường tiết niệu, tiểu đường…

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích bàng quang như thực phẩm cay, hoặc có tính acid, sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo…

  • Tham khảo bài tập Kegel và các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ sàn chậu, từ đó kiểm soát hoạt động bàng quang tốt hơn.

Bài tập Kegel giúp siết chặt cơ sàng chậu, kiểm soát hoạt động bàng quang tốt hơn

Trên đây là các thông tin cơ bản về triệu chứng đi tiểu nhiều mà vẫn buồn tiểu. Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về tình trạng mà cơ thể đang gặp phải và đưa ra biện pháp phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo