Tiểu Đường Tuýp 2 Có Nguy Hiểm Không? 7 Biến Chứng Thường Gặp
Đái tháo đường là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, không lây nhiễm. Theo thống kê tại Việt Nam, số người mắc đái tháo đường tuýp 2 chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân của nhóm này. Vậy tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Bệnh thường gây ra những biến chứng gì và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý do tế bào beta đảo tụy giảm sản xuất insulin hoặc cũng có trường hợp do hiện tượng kháng insulin (chức năng insulin bị suy giảm) dẫn đến nồng độ đường huyết tăng cao. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 là do:
- Yếu tố di truyền: liên quan đến việc cơ thể tiết insulin hoặc chức năng của tuyến tụy.
- Yếu tố môi trường: chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, stress,…
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh . Tuy nhiên sự nguy hiểm của nó là do biến chứng của bệnh gây ra. Đa phần, bệnh nhân chỉ tập trung vào việc làm sao để hạ đường huyết mà bỏ qua việc cần phòng tránh các biến chứng của tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế thì giảm đường huyết chỉ góp một phần trong quá trình trì hoãn biến chứng. Để ngăn ngừa biến chứng xảy đến, mọi người cần kết hợp kiểm soát nhiều yếu tố khác như: huyết áp, mỡ máu, bảo vệ thành mạch và các tế bào thần kinh.
2. 7 biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh tiến triển thầm lặng. Các biến chứng của bệnh phát triển theo thời gian mắc bệnh.
2.1. Hôn mê nhiễm toan – ceton
Đây là một biến chứng cấp tính, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân là do việc thiếu insulin dẫn đến các rối loạn trong chuyển hóa protein, lipid, glucid, hơi thở có mùi táo thối. Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong nếu không được xử lý sớm.
2.2. Hạ đường huyết quá mức
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh ăn ít hoặc vận động thể lực quá sức dẫn đến đường huyết trong máu quá thấp. Dấu hiệu nhận biết là chân tay run rẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi, choáng váng, bụng đói.
2.3. Biến chứng về mạch máu
Khi nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến tổn thương các mạch máu, nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, đột quỵ,….
2.4. Biến chứng thần kinh
Tiểu đường gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh, chi phối toàn bộ cơ thể. Với các chi sẽ gây tê ngứa, đau rát, nặng hơn là mất cảm giác. Với hệ tiêu hóa sẽ gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
2.5. Biến chứng trên mắt
Nhìn mờ là biến chứng tiểu đường rõ nhất mà người bệnh có thể cảm nhận được. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ mất dần thị lực và dẫn đến mù lòa.
2.6. Biến chứng trên thận
Các mao mạch máu ở thận cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi biến chứng tiểu đường gây ra. Trước hết là chức năng thận bị suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình lọc khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại. Lâu dài, người bệnh dễ mắc suy thận không hồi phục, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
2.7. Nhiễm trùng, vết thương lâu lành
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường mức độ nặng thì chỉ một vết thương nhỏ cũng rất khó lành. Thậm chí vết thương ngày càng trở nặng, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
3. 3 phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2
Mục tiêu của quá trình điều trị giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát tốt đường huyết, bảo vệ hệ thống mạch máu của toàn cơ thể.
3.1. Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường
Cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hằng ngày để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị đái tháo đường hiện nay là:
- Metformin: có tác dụng ức chế sản xuất glucose từ gan, đồng thời làm tăng tính nhạy cảm của insulin với mô đích.
- Gliclazide: là thuốc thuộc nhóm sulfonylurea có tác dụng kích thích bài tiết insulin, ít gây hạ glucose máu hơn các thuốc khác cùng nhóm.
- Thuốc ức chế enzyme alpha – glucosidase: acarbose. Thuốc không có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ monosaccharide.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc. Người bệnh tiểu đường cần đi khám bác sĩ định kỳ 1 lần/tháng.
>>> Xem thêm: 7 loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
3.2. Chế độ ăn uống khoa học
- Người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo, cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt.
- Uống nhiều nước lọc thay vì các đồ uống như: bia, rượu, trà xanh,….
- Sử dụng chất béo không no (dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu,…) thay bằng sử dụng mỡ động vật.
Mọi người có thể chia nhỏ các bữa ăn, nên chú trọng nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bữa sáng, hạn chế ăn nhiều trong bữa tối.
>>> Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
3.3. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường tuýp 2:
- Tập thể dục hằng ngày: người cao tuổi duy trì 30 phút/ngày, người trẻ 60 phút/ngày. Lưu ý: không tập luyện quá sức, có thể chia nhỏ thời gian tập trong ngày.
- Ngủ nghỉ đúng giờ.
- Hạn chế stress, căng thẳng, lo âu.
4. Viên tiểu đường Hebamic - Giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường mới nhất
Ngoài các giải pháp quen thuộc ở trên, viên uống Hebamic là tiến bộ khoa học mới trong phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Cơ chế để ngăn ngừa biến chứng của Hebamic là hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ và sự phụ thuộc thuốc. Hiệu quả này đến từ thành phần chính là acid gymnemic - hoạt chất có nhiều trong cành và lá thìa canh.
Hebamic có các ưu điểm chính đáp ứng 3 tiêu chuẩn:
- Dược liệu chuẩn: quy trình trồng, thu hái và sản xuất sạch theo chuẩn quốc tế
- Hàm lượng chuẩn: Mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa tới 400mg dược liệu thìa canh - đúng theo các nghiên cứu khoa học và cao gấp 3 lần các sản phẩm khác trên thị trường.
- Chuẩn hoạt chất: Chứa 25% hàm lượng acid gymnemic cho tác dụng chính. Hàm lượng này được duy trì đồng nhất ở mọi lô sản phẩm, không phụ thuộc chất lượng dược liệu.
Với những ưu điểm này, viên tiểu đường Hebamic là lựa chọn tối ưu để giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về sản phẩm, liên hệ HOTLINE 1800.888.677
Kết luận: Trên đây là những thông tin cần thiết có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, gặp cả ở người trẻ và người cao tuổi. Vì vậy, mọi người cần trang bị những hiểu biết nhất định để ngăn ngừa và phòng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677