Cảm Thấy Khát Nước Nhiều Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Uống nước liên tục mà vẫn khát có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
1. Tại sao bạn cảm thấy khát nước?
Nước là một phần không thể thiếu cho sự sống của con người, nó chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể. Nước sau khi vào cơ thể sẽ được hấp thu và phân bố khắp các cơ quan trong cơ thể. Mỗi ngày một phần nước trong cơ thể sẽ bị mất đi qua 3 con đường khác nhau:
Mất nước qua nước thận để tạo thành nước tiểu, đây là con đường chủ yếu
Một phần nước sẽ theo đường tiêu hóa
Cuối cùng là qua da nhờ tuyến mồ hôi.
Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung lượng nước tương tương với lượng nước mà cơ thể đã mất đi.
Khát nước là cách cơ thể phản ứng với tình trạng thiếu nước, mất nước do cơ thể không được cung cấp đủ.
Thông thường bạn sẽ cảm thấy khát khi không uống đủ nước hoặc trời nóng, tiết nhiều mồ hôi hoặc sau khi tập luyện với cường độ cao. Tuy nhiên nếu uống nước liên tục mà vẫn cảm thấy khát thì đây có thể là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm.
Lượng nước cần bổ sung theo cân nặng
2. Dấu hiệu khát nước liên tục là gì?
Thông thường cảm giác khát có thể xảy ra thường xuyên nhưng không kéo dài và sẽ biến mất sau khi cơ thể được hấp thu đủ nước.
Nhưng chứng khát nước liên tục sẽ kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần và thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Người bệnh sẽ cảm thấy khát nước liên tục dù thường xuyên uống nước và kèm theo cảm giác khô miệng kéo dài.
3. Triệu chứng khát nước liên tục
Triệu chứng rõ ràng nhất của chứng khát nước liên tục dễ nhận thấy nhất chính là bạn sẽ cảm thấy khát liên tục, kể cả ngày hay đêm dù bạn đã uống rất nhiều nước mà không giải thích được lý do tại sao.
Các triệu chứng khác thường đi kèm với chứng khát nước liên tục bao gồm:
Lượng nước tiểu cao bất thường, có thể trên 5 lít mỗi ngày.
Có cảm giác khô miệng và cổ họng bị khô rát liên tục.
Ngoài ra, tùy vào từng loại bệnh tiềm ẩn gây ra chứng khát nước liên tục sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Ví dụ tiểu đường gây khát nước liên tục sẽ kèm theo các triệu chứng sau: hay buồn tiểu, ăn nhiều nhưng vẫn đói, sụt cân, suy nhược…
4. Hay khát nước là bệnh gì có nguy hiểm không?
Khát nước do cơ thể bị mất nước, thiếu nước, không cung cấp đủ nước vì các nguyên nhân sinh lý như vận động thể dục, thể thao, ăn mặn, ở trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên cơn khát nước do những nguyên nhân này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn bổ sung đủ nước.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên và không mất đi dù bạn vừa uống nước, thì có thể đây là dấu hiệu của một trong số những căn bệnh dưới đây:
4.1. Bệnh tiểu đường
Thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước mặc dù đã uống nhiều nước là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường.
Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh tiểu đường sự gia tăng quá mức về chỉ số đường huyết, kéo theo sự tăng áp suất thẩm thấu máu, nước từ tế bào thoát ra ngoài, tế bào bị thiếu nước sẽ “gửi tín hiệu” lên hệ thần kinh tạo cảm giác khát.
Uống nhiều nước nhưng vẫn khát khiến người bị tiểu đường mất ngủ về đêm do phải thức dậy đi tiểu đêm nhiều lần. Triệu chứng này chủ yếu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Uống nước mà vẫn khát có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường
4.2. Bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể, khi đó thận không còn khả năng giữ nước gây ra triệu chứng tiểu nhiều. Chính vì vậy người bệnh sẽ hay khát nước, muốn uống nhiều nước, đi tiểu rất nhiều, nước tiểu loãng.
Khát nước liên tục là một dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo nhạt, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi.
4.3. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bệnh lý này có thể là yếu tố bẩm sinh hoặc hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như mất máu, thiếu nguyên liệu tạo máu…
Khi bị thiếu máu, đồng nghĩa với việc lượng dịch lỏng trong cơ thể cũng giảm đi, cơ thể sẽ phải bù dịch tương ứng. Ngoài uống nhiều nước nhưng vẫn khát, người bị thiếu máu còn có các triệu chứng rõ rệt như da xanh xao, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…
4.4. Bệnh thận
Nhiều chuyên gia cảnh báo nếu uống nhiều nước mà vẫn thấy khát có thể là dấu hiệu của một số bệnh về thận như sỏi thận, suy thận, thận ứ nước, viêm cầu thận… Những bệnh lý này đều khiến chức năng lọc của thận bị suy yếu, không còn khả năng giữ nước khiến bạn đi tiểu nhiều, khát nước, khô miệng.
Các triệu chứng bệnh thận khác đi kèm với hay khát nước đó là phù, da dẻ xanh xao, khô miệng, đắng miệng…
4.5. Thiếu hụt vitamin
Một nguyên nhân khác khiến bạn uống nước liên tục mà vẫn khát được nhận định là do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, cụ thể là vitamin A và vitamin nhóm B. Vì thế bạn cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống để bổ sung đầy đủ vitamin A và B sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
Khát nước sau khi tập luyện hoặc do thời tiết nắng nóng là hoàn toàn bình thường
5. Uống nhiều nước nhưng vẫn khát thì phải làm sao?
Khi bị khát nước việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là uống đủ nước, nhưng cần uống nước một cách khoa học. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 2-3 lít nước, uống từng ngụm nhỏ trong ngày, không uống liên tục một lượng nước lớn. Lưu ý rằng, bạn nên uống nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát mà hãy phân bổ đều thời gian uống nước trong ngày.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước do dư thừa lượng nước lớn trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây hạ natri máu, rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Ngộ độc nước có thể gây ra những biểu hiện sau: Nhức đầu, buồn nôn, choáng váng, chuột rút, tăng huyết áp, buồn ngủ…
Vì thế việc làm cần thiết nhất khi bạn gặp tình trạng khát liên tục dù đã uống nhiều nước đó là đi khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, gần bạn nhất để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Không nên chủ quan, vì cơn khát kéo dài không rõ nguyên nhân dù đã uống đủ nước có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, bạn nên điều trị sớm và tích cực để tránh hậu quả khó lường.
Kiểm tra nước tiểu là một xét nghiệm thường quy khi bạn bị khát nước liên tục
Trên đây là các thông tin cần thiết về triệu chứng khát nước liên tục, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này và có biện pháp xử trí và phòng ngừa thích hợp.
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị giảm đường huyết được chiết xuất từ dây thìa canh an toàn, lành tính cho người bệnh.
* HEBAMIC - Viên Tiểu Đường
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677