Giỏ hàng

Liệu Pháp Isulin Trong Điều Trị Tiểu Đường 2 Tuýp Là Gì?

Liệu pháp insulin là một trong những biện pháp được đưa vào phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 2, khi mà việc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết khác không mang lại hiệu quả như mong đợi. Dù có khả năng kiểm soát đường huyết chặt chẽ, nhưng liệu pháp này cũng tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Liệu pháp insulin giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu

1. Liệu pháp insulin trong điều trị tiểu đường là gì?

Trong cơ thể, insulin là loại hormone duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giữ cho nồng độ đường huyết không tăng lên quá cao. Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, hoạt động của insulin bị gián đoạn, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Ra đời vào năm 1922, liệu pháp insulin đã tạo nên một bước tiến mới trong điều trị tiểu đường. Các chất tương tự insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, thay thế cho quá trình bài tiết insulin sinh lý. Đây được gọi là liệu pháp insulin trong điều trị tiểu đường.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng insulin khác nhau cả về đặc tính dược động học và thời gian tác dụng. Liệu pháp insulin chỉ được sử dụng cho người bệnh khi có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

Liệu pháp này sử dụng các dạng insulin tổng hợp đưa vào cơ thể bằng đường tiêm

2. Tác động của liệu pháp insulin trong điều trị tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả (kháng insulin) hoặc không sản xuất đủ lượng cần thiết.

Tác động của liệu pháp insulin trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 như sau:

  • Tiểu đường tuýp 1: Là một dạng bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể đã phá hủy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Liệu pháp insulin có tác dụng bù đắp lượng hormon insulin nội sinh đã bị phá hủy, nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin trong suốt cuộc đời, từ khi phát hiện bệnh.

  • Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân chính của bệnh là do sự giảm đáp ứng của cơ thể với insulin, nhưng cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin bình thường. Tuy nhiên việc sản xuất quá mức insulin trong thời gian dài có thể khiến các tế bào tuyến tụy bị phá hỏng và người bệnh sẽ dần lệ thuộc vào liệu pháp insulin.

Như vậy, liệu pháp insulin có thể được dùng trong điều trị cả 2 dạng tiểu đường. Thế nhưng, trong hầu hết các trường hợp tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn sớm, người bệnh chủ yếu kiểm soát đường huyết bằng các loại thuốc uống và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được chỉ định sử dụng liệu pháp insulin khi các biện pháp còn lại không mang lại hiệu quả kiểm soát đường huyết như mong muốn.

Xem thêm: BẠN ĐANG Ở GIAI ĐOẠN NÀO CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? LIỆU CÓ PHẢI GIAI ĐOẠN CUỐI?

Có nhiều người nghĩ rằng tiểu đường tuýp 2 không cần sử dụng insulin

3. Phân loại liệu pháp insulin trong điều trị tiểu đường tuýp 2

Hiện nay, việc đưa liệu pháp insulin vào các phác đồ điều trị tiểu đường đã được đề xuất. Trong đó liệu pháp insulin nền và liệu pháp insulin tích cực là hai dạng phổ biến nhất.

3.1. Liệu pháp insulin nền

Liệu pháp insulin nền (basal insulin therapy) được chỉ định ở các bệnh nhân có lượng đường máu trước và sau ăn nằm trong giới hạn bình thường hoặc hơi cao hơn so với khuyến cáo nhưng chỉ số HbA1c không đạt mục tiêu điều trị khi dùng liều tối đa các thuốc hạ đường huyết.

Theo một số phác đồ, liệu pháp insulin nền được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc bằng 9% mặc dù đang dùng nhiều hơn 2 thuốc chữa tiểu đường hoặc không đạt mục tiêu sau một năm điều trị.

Cách dùng liệu pháp insulin nền: Insulin nền kết hợp với thuốc hạ đường huyết (có thể là 1, 2 hoặc 3 loại thuốc). Thuốc hạ đường huyết vẫn được sử dụng như thường ngày, cộng thêm 1 mũi tiêm insulin chậm, sau khi ăn tối hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng: Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành hiệu chỉnh liều insulin nền phù hợp nhất, nhưng thông thường liều dùng insulin sẽ bắt đầu bằng liều thấp 0,1 U/kg.

Xem thêm: [CẬP NHẬT 2023] 9 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ NHẤT

Liệu pháp insulin nền là sự kết hợp của 1 mũi tiêm insulin với các thuốc hạ đường huyết dùng đường uống

3.2. Liệu pháp insulin tích cực

Liệu pháp insulin tích cực là phác đồ tiêm insulin nhiều lần trong ngày (khoảng 4 mũi/ngày) bao gồm cả insulin tác dụng kéo dài và insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn. Đây là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường toàn diện, giúp kiểm soát đường huyết chặt chẽ.

Chỉ định dùng liệu pháp insulin tích cực: Liệu pháp insulin tích cực được chỉ định sau khi đã sử dụng liệu pháp insulin nền nhưng lượng đường trong máu không được kiểm soát. Vì thế người bệnh cần tăng cường insulin nhanh hoặc insulin ngắn trước bữa ăn để kiểm soát tốt đường huyết sau bữa ăn.

Cách dùng: Người bệnh cần phối hợp insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn với insulin tác dụng chậm hoặc insulin tác dụng kéo dài. Liệu pháp này có thể chia làm 2 dạng như sau:

  • Liệu pháp bổ sung insulin bán phần (Plus-basal insulin therapy): Liều dùng insulin nền kèm 1-2 mũi insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn, sau khi 1-2 bữa ăn không kiểm soát được lượng đường máu.

  • Liệu pháp bổ sung insulin toàn phần: Liều dùng insulin nền kèm 3 mũi tác dụng nhanh hoặc ngắn cho 3 không kiểm soát được đường máu.

Liệu pháp insulin tích cực mặc dù giúp người bệnh kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết, nhưng cũng có một số nhược điểm như phải tiêm nhiều lần/ngày, cần kiểm tra đường máu trước mỗi lần tiêm, nên gây mất nhiều thời gian của bệnh nhân.

Xem thêm: NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN UỐNG NƯỚC GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT?

Khi sử dụng liệu pháp insulin tích cực cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần phải hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh liều và phối hợp các loại thuốc tiêm insulin với nhau.

Trong đó, người bệnh cần đảm bảo ăn đủ bữa để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng hạ đường huyết nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc tiêm insulin.

Vì thế, trước khi tiêm insulin bạn nên chú ý một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Luôn theo dõi sát sao nồng độ glucose trong máu bằng cách đo đường máu tại nhà, nhất là trước khi tiêm.

  • Dự định tiêm insulin trước bữa ăn nào (sáng, trưa, tối)

  • Đảm bảo ăn đúng giờ, không bỏ bữa, kiểm soát lượng đường có trong các loại thực phẩm nạp vào cơ thể.

  • Thông báo với bác sĩ các phản ứng mà cơ thể gặp phải sau tiêm insulin.

  • Kiểm tra định kỳ chức năng thận vì insulin đào thải qua thận.

Liệu pháp insulin tích cực cần tiêm nhiều lần trong ngày

4. Tác dụng phụ của liệu pháp insulin

Dù liệu pháp insulin mang lại khả năng kiểm soát đường máu hiệu quả  trên bệnh nhân tiểu đường, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Trong số các tác dụng phụ nghiêm trọng nhất mà liệu pháp insulin gây ra cho bệnh nhân tiểu đường chính là hạ đường huyết.

Vì thế khi tiêm insulin cần đảm rằng liều tiêm cân bằng với các loại thực phẩm hoặc lượng calo mà bạn đưa vào cơ thể. Nếu bạn vận động quá nhiều hoặc không cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết, lượng đường trong máu có thể sụt giảm nghiêm trọng và gây ra biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường - hạ đường huyết.

Người bệnh cần đề phòng các dấu hiệu hạ đường huyết sau khi tiêm insulin như sau: mệt mỏi, đổ mồ hôi, run tay, không thể nói chuyện, da xanh xao, co cơ…

Khi phát hiện các dấu hiệu hạ đường huyết, bạn nên bổ sung ngay một vài viên kẹo hoặc một ly nước trái cây hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào giúp cung cấp đường nhanh chóng.

Nguyên tắc xử trí khi bị hạ đường huyết

Như vậy, liệu pháp insulin có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cần chú ý theo dõi lượng đường huyết thường xuyên và tuân thủ đúng phác đồ điều trị tiểu đường mà bác sĩ đã đưa ra.

Để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo