Giỏ hàng

[Cập Nhật 2023] 11 Thuốc Tiểu Đường Mới Nhất Cho Hiệu Quả Nhanh

Trên thị trường hiện nay có vô vàn loại thuốc điều trị tiểu đường. So với các thuốc thế hệ cũ hiệu quả thấp, nhiều tác dụng phụ, các thuốc tiểu đường mới ra đời đã dần khắc phục được những nhược điểm đó. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay.

Nhược điểm của các thuốc tiểu đường thế hệ cũ

Các thuốc tiểu đường thế hệ cũ như tolbutamide, chlorpropamide, tolazamide (nhóm sulfonylurea), phenformin (nhóm biguanid) hiện nay đã không còn được sử dụng trên thị trường. Thậm chí có nhiều thuốc còn bị rút số đăng ký lưu hành. Một số nhược điểm của các thuốc tiểu đường thế hệ cũ dẫn đến tình trạng này như:

  • Nhiều tác dụng phụ: Các thuốc tiểu đường thế hệ đầu tiên thường có nhiều tác dụng phụ. Ví dụ: Sử dụng phenformin có nguy cơ nhiễm axit lactic cao, gây tử vong 50% trường hợp, do đó thuốc này đã nhanh chóng bị thu hồi và rút số đăng ký.

  • Đường tiêm bất tiện: Các thuốc tiểu đường sử dụng theo đường tiêm gây nhiều bất tiện cho người bệnh, dẫn tới giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, sản xuất thuốc có đường dùng thuận lợi cho người bệnh vẫn luôn là mục tiêu của các công ty dược.

  • Thời gian tác dụng ngắn: Chế phẩm insulin cũ có thời gian tác dụng ngắn dẫn đến bệnh nhân phải tiêm nhiều lần trong ngày. Hậu quả là bệnh nhân quên thuốc, có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân bỏ thuốc, bệnh ngày càng nặng hơn.

Các nhược điểm trên chính là động lực để các thuốc tiểu đường thế hệ mới ra đời. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thuốc nào khắc phục được tất cả các yếu điểm của thuốc cũ, nhưng các thuốc này đã và đang chứng minh được nhiều điểm vượt trội trong các thử nghiệm lâm sàng. Dưới đây là danh sách 11 thuốc tiểu đường mới nhất hiện nay:

11 thuốc tiểu đường mới nhất hiện nay 

Nhóm ức chế SGLT2

Cơ chế: Thông qua ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose (SGLT2), các thuốc này làm giảm tái hấp thu glucose tại ống thận làm đường dư thừa sẽ được thải ra theo nước tiểu. Từ đó làm giảm đường trong máu.

Ưu điểm: 

  • Nhóm thuốc ức chế SGLT2 ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường nhờ chứng minh được khả năng giảm biến cố tim mạch và thận ở bệnh nhân đái tháo đường trong các thử nghiệm lâm sàng. 

  • Thuốc dùng đường uống: So với các thuốc tiêm gây đau, sưng, nhiễm trùng chỗ tiêm khiến nhiều bệnh nhân bỏ thuốc. Thuốc đường uống giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc sử dụng, đặc biệt là đối với căn bệnh mãn tính phải dùng thuốc suốt đời như tiểu đường.

  • Không gây hạ đường huyết quá mức: Trong khi các nhóm thuốc khác như insulin, sulfonylurea thường gây tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, hôn mê,... Các thuốc nhóm ức chế SGLT2 đã khắc phục được nhược điểm này.

  • Ổn định đường huyết trước ăn và sau ăn nhanh chóng, chỉ sau một tuần điều trị.

Nhược điểm: Một số tác dụng phụ thường gặp như nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo, rối loạn lipid máu, gây hạ huyết áp thế đứng (hoa mắt, choáng, ngất).

Các thuốc mới nhất trong nhóm ức chế SGLT2:

1. Steglatro (Ertugliflozin): Được FDA cấp phép lưu hành lần đầu vào tháng 12/2017. Thuốc được kê đơn để hỗ trợ kiểm soát đường huyết bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

2. Jardiance (Empagliflozin): Được FDA cấp phép điều trị tiểu đường tại Mỹ lần đầu vào năm 2014. Sau đó 2 năm, thuốc được bổ sung thêm chỉ định mới làm giảm nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường type 2.

3. Forxiga (Dapagliflozin): Giống như Jardiance, FDA cho phép dùng Forxiga điều trị tiểu đường type 2 lần đầu vào năm 2014. Đến năm 2020, cơ quan này phê duyệt thêm 2 chỉ định mới trong ngăn ngừa biến chứng tim mạch và thận.

4. Invokana (Canagliflozin): Invokana là thuốc thứ hai được bổ sung thêm chỉ định ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường type 2 sau Jardiance. Năm 2019, thuốc này được FDA phê duyệt chỉ định điều trị biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường type 2.

Insulin mới

Insulin là chỉ định bắt buộc trong tiểu đường type 1

Cơ chế: Các thuốc này có tác dụng tương tự insulin người. Chúng làm giảm đường huyết bằng cách tăng cường thu nạp đường vào mô và ức chế sản xuất glucose ở gan.

Ưu điểm:

  • Nhóm thuốc duy nhất được chỉ định cho phụ nữ có thai.

  • Dạng bào chế mới như bút tiêm nạp sẵn thuốc, người bệnh chỉ cần chọn liều lượng thích hợp để tiêm.

  • Thời gian tác dụng ngày càng dài: Các chế phẩm insulin mới có thời gian tác dụng ngày càng dài hơn để giảm số lần tiêm thuốc, tăng tuân thủ điều trị cho bệnh nhân.

Nhược điểm:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm trong thời gian dài nên gây đau đớn, khiến nhiều người bệnh bỏ thuốc. Ngoài ra, nhiều người bệnh không tiêm đúng cách cũng dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.

  • Tác dụng phụ: Loạn dưỡng mỡ, sưng đau chỗ tiêm, dị ứng.

Một số insulin mới nhất:

5. Tresiba (Insulin degludec): Tresiba là thuốc tiêm điều trị tiểu đường được FDA cấp phép đưa ra thị trường vào năm 2015. Đến năm 2016, FDA đồng ý sử dụng Tresiba cho trẻ em từ 1 tuổi và thanh thiếu niên.

6. Toujeo (Insulin glargine): Toujeo lưu hành tại Mỹ từ tháng 02/2015. Thuốc chứa thành phần insulin analog - Loại insulin tác dụng kéo dài lên đến 36 giờ nên người bệnh chỉ cần tiêm mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng cũng chỉ ra thuốc ít gây hạ đường huyết và an toàn hơn cho người cao tuổi.

7. Soliqua 100/33 (Insulin glargine và lixisenatide): Chế phẩm phối hợp giữa insulin và chất đồng vận GLP-1 được FDA cấp phép lưu hành tại Mỹ vào 11/2016. Việc phối hợp giữa insulin tác dụng chậm, kéo dài với một chất tác dụng nhanh giúp Soliqua kiểm soát đường huyết ổn định, giảm nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.

8. Xultophy 100/3.6 (Insulin degludec và liraglutide): Xultophy 100/3.6 được FDA phê duyệt để điều trị tiểu đường type 2 vào năm 2016. Giống như Soliqua, Xultophy là chế phẩm mới phối hợp giữa insulin và chất đồng vận GLP-1 giúp ổn định đường huyết so với dùng các thuốc riêng lẻ.

Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1

Cơ chế: Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 hoạt động thông qua tương tác đặc hiệu với các thụ thể GLP-1 trên tế bào beta tụy. Khi các thụ thể này được hoạt hóa sẽ kích thích tế bào đảo tụy tiết insulin và giảm tiết glucagon, từ đó làm hạ đường huyết của người bệnh.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả: Giảm đường huyết lúc đói trong vòng 2 tuần đầu điều trị, giúp bệnh nhân đạt được mục tiêu HbA1c < 7% và < 6,5%.

  • Giảm cân nặng, giảm huyết áp cho bệnh nhân.

  • Giảm liều insulin khi phối hợp.

  • Ít gây hạ đường huyết đột ngột: Đây là tác dụng phụ nguy hiểm rất hay gặp ở bệnh nhân dùng thuốc nhóm insulin, sulfonylurea. Triệu chứng thường gặp: hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay run,...

Nhược điểm: 

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. 

  • Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

  • Hầu hết các thuốc trong nhóm đều dùng theo đường tiêm dưới da trừ Rybelsus.

Thuốc mới trong nhóm đồng vận GLP-1:

9. Victoza (liraglutide): Victoza được cấp phép điều trị tiểu đường type 2 tại Mỹ lần đầu vào năm 2010. Đến năm 2019, FDA bổ sung thêm chỉ định điều trị tiểu đường type 2 cho trẻ trên 10 tuổi cho thuốc này.

10. Rybelsus (semaglutide): Rybelsus là thuốc đường uống duy nhất trong nhóm được FDA cấp phép lưu hành (09/2019) đến thời điểm hiện tại.

11. Bydureon BCise (exenatide): Đây là thuốc tiểu đường đầu tiên trong nhóm dùng mỗi tuần 1 lần, được FDA phê duyệt điều trị tiểu đường type 2 ở người lớn lần đầu vào năm 2012. Đến tháng 07/2021, cơ quan này cho phép tiêm Bydureon BCise cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên.

Lưu ý khi sử dụng các thuốc tiểu đường mới nhất

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có liều dùng, cách sử dụng riêng và gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc tiểu đường mới nhất người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý sau để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất:

  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc mua theo đơn cũ của bác sĩ mà nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn phù hợp.

  • Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

  • Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đối với các thuốc dùng theo đường tiêm dưới da, người bệnh cần xoay vòng vị trí tiêm để giảm tác dụng phụ của thuốc.

  • Một số thuốc tiểu đường khi dùng cùng các thuốc khác sẽ xảy ra tương tác, do đó người bệnh cần cung cấp các thông tin về thuốc tiểu đường đang dùng cho nhân viên y tế khi được kê thêm thuốc khác.

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc kịp thời.

  • Kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên. Ngoài ra, sử dụng thảo dược cũng là một biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Với thành phần 100% từ dây thìa canh hữu cơ, viên tiểu đường HEBAMIC là người bạn đồng hành tuyệt vời cùng bệnh nhân tiểu đường. Uống HEBAMIC mỗi ngày không chỉ giúp người bệnh cải thiện chỉ số đường máu mà còn giúp hạ mỡ máu, phòng tránh biến chứng liên quan. 

Công dụng trên có được chính là nhờ sự kết hợp giữa thành phần đạt 3 chuẩn và quy trình bào chế được kiểm soát chặt chẽ.

  • Chuẩn dược liệu dây thìa canh được trồng tại vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO phối hợp với dự án BioTrade (Dự án dược liệu sạch châu Âu).

  • Chuẩn hàm lượng 400mg, hàm lượng cao gấp 3 trên thị trường hiện nay.

  • Chuẩn hoạt chất 25% tổ hợp acid gymnemic - hoạt chất vàng trong dây thìa canh.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Bidiphar - Hãng dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn mua hàng, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Kết luận: Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, các thuốc mới ngày càng chiếm ưu thế và khẳng định vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng. Mong rằng bài viết đã cung cấp Quý độc giả thông tin hữu ích về các thuốc tiểu đường mới nhất hiện nay.

Xem thêm:

ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT VỚI 5 THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CỦA MỸ TỐT NHẤT HIỆN NAY

THUỐC TIỂU ĐƯỜNG THẾ HỆ MỚI: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HIỆU QUẢ - AN TOÀN

 

Sản phẩm đã xem

Zalo