Giỏ hàng

Mất Ngủ Ở Người Trẻ: Hiểu Đúng Nguyên Nhân Để Tìm Ra Giải Pháp

Tỷ lệ mất ngủ ở người trẻ đang ngày càng gia tăng

1. Tại sao tỷ lệ mất ngủ ở người trẻ ngày càng gia tăng?

Nhiều người cho rằng tình trạng mất ngủ, khó ngủ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, thế nhưng ngày nay tỷ lệ người trẻ bị mất ngủ đang ngày càng gia tăng. 

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực dồn nén, quay cuồng theo nhịp sống vội vã. Điều này khiến người trẻ cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc đúng thời hạn. 

Chính những gánh nặng cuộc sống, cùng những thói quen thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu khiến cho giấc ngủ sinh lý của người trẻ bị thay đổi. 

2. Triệu chứng cảnh báo tình trạng mất ngủ ở người trẻ

Theo thống kê tại Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 25% số người trong độ tuổi từ 18-30 có dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.

Một người trong độ tuổi trưởng thành cần ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, bên cạnh đó giấc ngủ cũng cần đảm bảo đủ sâu, liền mạch, sau khi thức dậy sẽ có cảm giác thoải mái, tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Một số dấu hiệu mất ngủ ở người trẻ mà có thể bạn đang gặp phải bao gồm:

  • Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm.

  • Khi bị tỉnh giấc thì khó ngủ lại.

  • Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày, dễ cáu gắt, khó kiểm soát tâm trạng.

  • Phải phụ thuộc vào thuốc ngủ hoặc rượu mới có thể ngủ được

  • Tỉnh sớm vào buổi sáng

Những triệu chứng này gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe, cuộc sống và công việc, đặc biệt là khi tình trạng mất ngủ ở người trẻ kéo dài triền miên.

Các triệu chứng mất ngủ ở người trẻ có thể nhanh chóng biến mất hoặc tái phát nhiều lần

3. Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ bị mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ có thể khác nhau của mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ.

3.1. Căng thẳng, stress

Mất ngủ do căng thẳng, lo âu là nguyên nhân khá phổ biến ở người trẻ. Những khó khăn, áp lực trong cuộc sống, các lỗi lo chưa được giải quyết trong công việc, học tập… khiến nhiều người trẻ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ.

Stress, căng thẳng khiến cơ thể sản xuất và sử dụng nhiều hormone cortisol hơn, đây được coi là “hormone căng thẳng”. Chúng khiến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng độ nhạy của của các giác quan và kích thích sự tỉnh táo của não bộ.

Do đó, khi bị căng thẳng gần như cơ thể không thể thư giãn, gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ.

3.2. Do thói quen “nghiện các thiết bị công nghệ”

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ hiện đại đã phát minh ra nhiều sản phẩm công nghệ tối tân, phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà các thiết bị công nghệ mang đến cho chúng ta, thì nó cũng gây ra không ít các hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, trong đó có giấc ngủ.

Nhiều người trẻ có thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông tin, máy tính bảng… hằng ngày, nhất là trước khi đi ngủ. Sóng từ các thiết bị này sẽ gây tác động đến hệ thần kinh, chưa kể sẽ gây ra các vấn đề về mắt…

Vì vậy, sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lý là việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ. Đặc biệt, cần hạn chế sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử gần sát giờ đi ngủ.

Xem thêm: NÊN LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ VỀ ĐÊM KÉO DÀI?

Lạm dụng các thiết bị điện tử là nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người trẻ mất ngủ

3.3. Lối sống thiếu khoa học

Đa phần, người trẻ thường khá chủ quan đối với sức khỏe của mình, nên thường không quá quan tâm đến các thói quen gây hại cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả giấc ngủ.

Dưới đây là một số thói quen thiếu khoa học mà nhiều bạn trẻ dễ mắc phải dẫn đến tình trạng mất ngủ:

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ nướng, giờ ngủ không cố định gây rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể.

  • Ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất béo, nhất là vào buổi tối khiến dạ dày không tiêu hóa kịp, gây đầy bụng, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.

  • Sử dụng giường như một nơi để làm việc, khiến cơ thể khó thư giãn hơn khi nằm trên giường.

  • Đùa nghịch, vui chơi, hoạt động mạnh trước khi ngủ hoặc tập các bài tập thể dục nặng trước khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

  • Thói quen thường xuyên uống cà phê, rượu bia hoặc thuốc lá… các chất kích thích được tạo ra từ thói quen không tốt này là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ khá phổ biến.

Ăn khuya khiến dạ dày không tiêu hóa kịp thức ăn, dễ gây đầy bụng

3.4. Lạm dụng các chất kích thích

Như đã trình bày ở trên, việc tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… khiến não bộ hưng phấn và tỉnh táo, khó chìm vào giấc ngủ.

Theo các nghiên cứu, các chất nicotin và cafein có khả năng kích thích não bộ mạnh mẽ, vì thế nếu sử dụng trước khi ngủ sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.

3.5. Rối loạn sức khỏe tâm thần

Ngoài căng thẳng, stress, những rối loạn tâm thần cũng nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, mất ngủ cũng có thể là một triệu chứng của rối loạn tâm thần.

Các triệu chứng của rối loạn tâm thần thường dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua hoặc điều trị không đúng hướng. Một số chứng rối loạn tâm thần gây mất ngủ thường gặp có thể kể đến như:

  • Rối loạn lo âu

  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

  • Rối loạn lưỡng cực

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý

  • Trầm cảm.

Các bệnh lý này khiến người bệnh dễ có tâm lý tiêu cực, não bộ và cơ thể thường xuyên ở trạng thái kích thích, đây chính là trở ngại lớn nhất cho giấc ngủ.

Nguy hiểm hơn, mất ngủ sẽ càng làm các chứng rối loạn tâm thần trở lên nghiêm trọng hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm.

Trầm cảm vừa có thể là nguyên nhân, vừa là hậu quả của mất ngủ

3.6. Mất ngủ ở người trẻ do mắc bệnh lý

Không chỉ mất ngủ do các nguyên nhân liên quan đến lối sống kể trên, mà giấc ngủ của trẻ còn bị ảnh hưởng do nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể, ví dụ như:

  • Các bệnh lý khiến cơ thể nhức mỏi, đau cơ như đau dây thần kinh tọa, gout, chứng đau cơ xơ hóa…

  • Trào ngược dạ dày, bệnh cường giáp khiến người bệnh bị tỉnh giấc nhiều lần giữa giấc ngủ.

  • Các bệnh gây ngứa da như dị ứng, vảy nến, chàm…

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên là những rối loạn giấc ngủ thường gặp.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như thuốc điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, chống trầm cảm, thuốc giảm đau chứa cafein…

Có thể nói, có rất nhiều yếu tố trong cuộc sống có thể tác động đến giấc ngủ của bạn, tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục khiến tình trạng mất ngủ ở người trẻ kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ đến.

Có nhiều bệnh lý sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ thường xuyên

4. Hậu quả khi mất ngủ ở người trẻ kéo dài triền miên

Tất cả các triệu chứng mất ngủ dù là cấp tính hay mạn tính đều có thể gây ra những tác động nhất định đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, trong đó bao gồm:

  • Mất ngủ dù một đêm hay nhiều đêm đều dẫn đến cơn buồn ngủ vào ngày hôm sau, điều ảnh sẽ gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc.

  • Gây giảm khả năng chú ý, tập trung và ghi nhớ, từ đó khiến hiệu quả học tập, làm việc bị suy giảm.

  • Tăng nguy cơ bị tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, máy móc.

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa, phá hủy cấu trúc collagen khiến làn da trở nên nhăn nheo và nhiều hắc tố hơn.

  • Gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

  • Suy giảm chất lượng đời sống tình dục, tăng nguy cơ lạm dụng các chất kích thích…

Những tác hại mà mất ngủ gây ra cho người trẻ có thể khó thấy ngay được, nhưng về lâu về dài nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Thiếu hụt năng lượng là tình trạng dễ thấy sau một đêm mất ngủ

5. Cách trị mất ngủ ở người trẻ không cần dùng thuốc

Để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau:

  • Điều chỉnh lại nhịp sinh học của bản thân: Bởi vì nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở người trẻ là do lối sống chưa khoa học. Vì thế bạn nên điều chỉnh lại chu kỳ sinh học của cơ thể thông qua các việc làm như sắp xếp lại lịch làm việc, cố gắng đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ từ 7-8 tiếng, hạn chế ngủ nướng vào ban ngày dù là ngày nghỉ…

  • Thư giãn tâm lý: Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể thư giãn bằng cách tắm nước ấm, vận động giãn cơ, thiền… các công việc này sẽ giúp bạn thả lỏng tâm trí, cơ thể được thư giãn thoải mái hơn. Hãy cố gắng loại bỏ những áp lực trong cuộc sống, muộn phiền từ công việc ra khỏi đầu trước khi ngủ.

  • Sử dụng một số loại đồ uống giúp ích cho giấc ngủ, ví dụ như: Sữa ấm, các loại trà dễ ngủ (trà tâm sen, trà hoa cúc, trà đinh lăng…), uống đủ nước mỗi ngày. 

  • Bổ sung vào thực đơn các món ăn dễ ngủ: Đây là những món ăn không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp cải thiện giấc ngủ do có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra melatonin và serotonin.

  • Ngâm chân bằng thảo dược: Đây cũng là một cách chữa mất ngủ hiệu quả được nhiều người cao tuổi bị mất ngủ thường xuyên áp dụng. Cách này không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn góp phần xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả.

  • Tạo không gian ngủ theo sở thích của bạn: Tuy nhiên cần chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, sự thông thoáng của căn phòng, vì đây là những điều kiện cần thiết giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

  • Dùng thuốc chữa mất ngủ: Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc chữa mất ngủ và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, để tránh các tác dụng phụ của thuốc chữa mất ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc đông y trị mất ngủ an toàn và lành tính hơn.

Ngâm chân thảo dược là cách chữa mất ngủ khá hiệu quả

Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi, hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích, từ đó có các biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ phù hợp nhất với bản thân.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ được chiết xuất từ thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, ví dụ như:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo