Giỏ hàng

Người Bệnh Tiểu Đường Ăn Gì Thay Cơm Trắng Để Đường Huyết Không Tăng?

Hầu hết người Việt Nam đều có thói quen ăn cơm trắng trong mỗi bữa ăn chính

1. Tác động của cơm trắng đến chỉ số đường huyết

Cơm trắng là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á khác, đặc biệt một số người lớn tuổi có thói quen phải ăn cơm hàng ngày.

Tuy nhiên, cơm trắng là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, có chỉ số đường huyết GI = 83 (cao), nên sau khi ăn cơm trắng, lượng đường trong máu có thể tăng cao đột ngột. 

Với người bình thường, thường xuyên vận động, các hoạt động sau hằng ngày sẽ giúp tiêu hao năng lượng sau khi ăn cơm và điều chỉnh chỉ số đường huyết về mức bình thường.

Vậy ăn nhiều cơm gạo trắng có bị tiểu đường không? Cơm trắng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng năng lượng dư thừa do ăn nhiều gạo trắng nếu không được tiêu hao bằng chế độ vận động, tập luyện phù hợp mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đây là lý do tại sao những người nông dân hoặc công nhân cần làm việc nặng rõ ràng ăn nhiều cơm gạo trắng nhưng lại có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người làm việc văn phòng.

Xem thêm: CÁC BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN ĐỀ PHÒNG NGAY!!!

2. Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không?

Bởi vì tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, nghĩa là dù lượng đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể không còn khả năng điều chỉnh glucose máu về mức an toàn, từ đó dẫn đến các tổn thương nguy hiểm.

Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường vẫn giữ thói quen ăn nhiều cơm trắng mỗi ngày sẽ gây ra các tác động xấu đến tình trạng bệnh:

  • Tinh bột trong cơm trắng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, tuyến tụy sẽ phải làm việc nhiều hơn để làm giảm lượng đường trong máu (tuyến tụy của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không còn hoạt động hiệu quả).

  • Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI = 83)

Vậy nên, người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng không thì đáp án là không, bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế ăn cơm trắng mà thay vào đó là các thực phẩm khác có hàm lượng đường thấp hơn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Tinh bột trong gạo trắng khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành đường gây tăng đường huyết sau ăn

3. Người bị tiểu đường được ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày?

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn cơm trắng ra khỏi thực đơn hằng ngày, nhưng cần giảm bớt lượng thức ăn giàu tinh bột này so với người bình thường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên điều chỉnh lượng cơm trong mỗi bữa ăn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Dựa vào từng giai đoạn của bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất.

Thông thường, một người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 45-60g tinh bột trong mỗi bữa ăn, tương đương với một bát cơm trắng.

Đồng thời, trong bữa ăn người bệnh cần ăn kèm với những món ăn dinh dưỡng bổ sung protein từ thực vật, chất béo lành mạnh, quan trọng nhất là chất xơ.

Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn cơm và các món ăn khác sẽ giúp làm giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

4. Bệnh nhân tiểu đường ăn gì thay cơm trắng

Dù biết tiểu đường không nên ăn nhiều cơm trắng, nhưng từ bỏ thói quen ăn uống này là một điều khó khăn với nhiều người bệnh. Chưa kể ăn gì thay cơm trắng cũng là một câu hỏi khó trả lời với nhiều người bệnh.

Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi bệnh nhân tiểu đường ăn gì thay cơm:

4.1. Gạo lứt

Đây là loại thực phẩm chứa tinh bột phù hợp nhất thay thế cho gạo trắng, là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi bị tiểu đường ăn gì thay cơm, bởi vì:

  • Chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn gạo trắng (chỉ số GI của gạo lứt = 68).

  • Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn gạo trắng. Trong lớp màng cám bên ngoài gạo lứt có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, thúc đẩy quá trình chuyển glucose như vitamin B, magie, chất xơ, chất khoáng…

  • Chất xơ hòa tan có trong gạo lứt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng thời gian hấp thu glucose vào máu từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

  • Magie trong gạo lứt có khả năng kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin giúp tăng chuyến đường từ máu vào tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Gạo lứt tạo cảm giác no lâu hơn, hạn chế tình trạng thèm ăn nên rất có lợi cho việc kiểm soát cân nặng cho người mắc bệnh tiểu đường.

Gạo lứt rất phù hợp để thay thế cho cơm trắng trong bữa ăn của người mắc bệnh tiểu đường

Cách chế biến gạo lứt ăn thay cơm trắng cho người tiểu đường:

Gạo lứt có thể được sử dụng để thay thế cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày bằng các món ăn như cơm gạo lứt, bún, phở hoặc trà gạo lứt…

Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi tuần?

Mặc dù gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, nhưng vẫn là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột nên người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng từ 2-3 lần/tuần.

Đồng thời, tùy thuộc vào chỉ số đường huyết mà người bệnh nên giới hạn lượng gạo lứt ăn mỗi bữa.

Xem thêm: BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG KIÊNG ĂN RAU GÌ ĐỂ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

4.2. Yến mạch

Yến mạch không chỉ là một loại thực phẩm được nhiều chị em sử dụng với mục đích giảm cân, mà còn là một đáp án khác cho câu hỏi người tiểu đường ăn gì thay cơm.

Yến mạch có chỉ số đường huyết GI = 55 (thấp) nên người bệnh có thể ăn mà không cần lo lắng làm tăng đường máu như khi ăn cơm trắng.

Chưa kể, yến mạch chứa hàm lượng chất xơ dồi dào là các beta glucan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường, giảm cholesterol và tăng độ nhạy của insulin, từ đó có thể ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tuýp 2.

Trong nửa bát ăn cơm yến mạch chứa khoảng 304 calo, 8g chất xơ, 13g protein, 5g chất béo. 52g carbohydrate.

Cách chế biến yến mạch ăn thay cơm: Bạn có thể chế biến yến mạch thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, sữa hoặc có thể ăn trực tiếp trong bữa ăn phụ cùng sữa chua và hoa quả. 

Yến mạch cùng là thành phần thường thấy trong các loại bánh dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cán mỏng vì chúng sẽ giữ được tối đa hàm lượng chất xơ.

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu yến mạch? Mỗi ngày người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 120g bột yến mạch để thay thế cho cơm trắng.

Nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cán mỏng vì chúng sẽ giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng

4.3. Các loại đậu đỗ

Các loại đậu, đỗ là nguồn thực phẩm tiếp theo có thể thay thế cho cơm trắng khi bị tiểu đường, vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết lại rất thấp (GI = 18).

Chưa kể, trong các loại đậu, đỗ có chứa nhiều chất xơ và các loại carbohydrate phức hợp (dạng phân tử lớn) nên có thể kéo dài quá trình hấp thu đường.

Vì thế, các loại đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh, đậu nành… có thể giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn. Đồng thời đây còn là nguồn đạm thực vật dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Các cách chế biến đậu đỗ cho người tiểu đường: Lớp vỏ bên ngoài của các loại đậu đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên khi chế biến bạn chỉ cần rửa nhẹ sau đó nấu lấy nước uống hoặc trộn cùng gạo lứt để nấu cơm.

Lượng đậu đỗ nên sử dụng khi bị tiểu đường: Mỗi loại đậu đỗ sẽ có hàm lượng calo và carbohydrate khác nhau, vì thế trước khi sử dụng bạn cần cân nhắc kỹ để không vượt quá ngưỡng cho phép.

Các loại đậu đỗ có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường

4.4. Khoai lang

Dù khoai lang vẫn là một trong nhiều loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng lại có chỉ số đường huyết thấp (GI = 44-46) nên có thể là một lựa chọn phù hợp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm.

Đặc biệt trong khoai lang có chứa tinh bột kháng đường, một dạng tinh bột không tiêu hóa được trong ruột non, do đó không làm ảnh hưởng đến đường huyết.

Ngoài ra, trong thành phần của ruột non còn chứa các thành phần giúp kích thích tăng độ nhạy của tế bào với insulin, giúp tăng chuyển hóa đường thành năng lượng.

Vì thế, khoang lang được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe không chỉ đối với người mắc bệnh tiểu đường mà còn giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế táo bón…

Cách chế biến khoai lang cho người tiểu đường: Các tốt nhất để làm chín khoai lang chính là hấp hoặc luộc nhằm đảm bảo chỉ số đường huyết thấp và giúp khoai lang dễ tiêu hóa hơn. Vì khoai lang khi nướng hoặc chiên sẽ làm tăng chỉ số đường huyết GI.

Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu khoai lang một ngày: Trong 100g khoai lang chứa khoảng 30g carb, nên mỗi bữa ăn bạn chỉ nên ăn tối đa 200g khoai lang.

Xem thêm: NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN TRÁI CÂY GÌ ĐỂ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?

4.5. Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch hay còn gọi là hạt quinoa, dù không phải là một loại ngũ cốc nhưng lại có một số tính chất khá giống ngũ cốc. Loại hạt này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đang ngày càng phổ biến trên thế giới và đã được xếp vào nhóm siêu thực phẩm.

Hạt diêm mạch có chỉ số đường huyết thấp GI = 53 nên sẽ không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Cũng như các loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn, hạt diêm mạch có hàm lượng chất xơ và protein dồi dào giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

Ngoài ra, hạt diêm mạch còn chứa các chất chống oxy hóa giúp chống viêm, giảm mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.

Cách chế biến hạt diêm mạch cho người mắc bệnh tiểu đường đó là dùng để nấu cháo, làm salad… giúp dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo no lâu, giảm bớt lo lắng khi không biết tiểu đường ăn gì thay cơm.

Lượng hạt diêm mạch mà người bệnh tiểu đường nên ăn là khoảng 200g mỗi ngày (đã chế biến) để đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng vẫn không làm tăng đường máu.

Hạt diêm mạch có thể sử dụng trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ của bệnh nhân tiểu đường

4.6. Hạt chia

Trong số những loại thực phẩm người bị tiểu đường ăn thay cơm thì hạt chia là một loại thực phẩm không thể thiếu. 

Với chỉ số đường huyết thấp GI=1 và chứa nhiều chất béo tốt khoảng 55% acid linoleic giúp giảm mỡ máu và đường huyết hiệu quả.

Ngoài ra, trong hạt chia còn bao gồm chất xơ, protein, magie, phospho… giúp cải thiện độ nhạy của insulin, giúp tăng chuyển glucose từ máu vào tế bào, từ đó vừa giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Cách chế biến hạt chia cho người tiểu đường: Bạn có thể mua được hạt chia dễ dàng trong các siêu thị, sau đó chế biến làm nước uống mỗi buổi sáng hoặc trước khi ăn cơm, hoặc bạn cũng có thể ăn hạt chia cùng sữa chua trong các bữa ăn nhẹ.

Mỗi ngày người bị tiểu đường có thể sử dụng 2-3 thìa hạt chia, tương đương với khoảng 10-15g để giúp ổn định đường máu.

Hạt chia có chỉ số đường huyết thấp nên rất phù hợp với người bị tiểu đường

5. Cách ăn cơm trắng không gây tăng đường huyết

Mặc dù cần tìm hiểu tiểu đường ăn gì thay cơm, nhưng người bệnh vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ số đường huyết. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể ăn cơm trắng mà không gây tăng đường huyết như sau:

  • Chỉ nên ăn cơm trắng với lượng ít, sau đó kiểm tra đường huyết sau 2 giờ ăn để đánh giá, nếu lượng glucose trong máu cao hơn 10mmol/l thì lần sau cần ăn ít hơn.

  • Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể dựa trên mức tiêu hao năng lượng, với người ít hoạt động, công việc nhẹ nhàng chỉ nên ăn một bát cơm nhỏ vào bữa chính. Đối với người cần làm công việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén cơm.

  • Trước khi ăn cơm nên ăn rau củ quả hoặc uống nước canh, sau đó mới ăn cơm và các loại thức ăn để làm chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn.

Bạn cần ăn rau trước khi ăn cơm để hạn chế  làm tăng đường huyết sau bữa ăn

Khi tìm hiểu người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm, không ít người đã cố gắng bỏ luôn cơm trắng ra khỏi thực đơn hàng ngày, tuy nhiên điều này là không cần thiết. Bạn chỉ cần giảm lượng cơm trắng trong mỗi bữa ăn và bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết đã nêu trên.

Cùng với chế độ ăn, bạn nên tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát và ổn định đường huyết để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo