3 Biểu Hiện Tiểu Đường Thai Kỳ Mẹ Cần Biết Để Điều Trị Sớm
Trong hành trình chờ đón bé yêu đến với cuộc sống của mình, mẹ bầu được trải qua những ngày tháng đầy hạnh phúc nhưng cũng lắm chông gai. Chín tháng mang nặng đẻ đau là một “cuộc chiến”, trong đó mẹ bầu phải chống chọi với nhiều vấn đề để bình an đem con đến với thế giới tươi đẹp. Một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhất là căn bệnh tiểu đường thai kỳ. Do tần suất gặp phải lên tới 1/10, mẹ bầu cần nắm vững 3 biểu hiện tiểu đường thai kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, xuất hiện trong thời kỳ mang thai và thường biến mất sau khi sinh. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Khi cơ thể khỏe mạnh, tuyến tụy có thể tiết ra đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormone gây tích tụ glucose huyết. Vì vậy lượng insulin sinh lý mà cơ thể tạo ra không đủ để đáp ứng nhu cầu bổ sung của mẹ bầu trong thai kỳ. Điều này gây ra hiện tượng tăng đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.
3 biểu hiện tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp bệnh chỉ được phát hiện khi mẹ bầu đi kiểm tra lượng đường trong máu một cách ngẫu nhiên hoặc định kỳ để tầm soát bệnh tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu tăng quá mức, người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể biểu hiện ra 3 triệu chứng chính:
Khát nước hơn bình thường
Nguyên nhân của cơn khát đến từ việc lượng đường huyết cao quá mức, thúc đẩy quá trình vận chuyển nước từ tế bào ra ngoài để cân bằng lại nồng độ đường huyết. Do thiếu nước bên trong, các tế bào kích thích não gây cảm giác khát nước liên tục.
Đi tiểu nhiều hơn hơn bình thường
Đi tiểu nhiều hơn là cách thức cơ thể phản ứng lại với tình trạng đường huyết tăng cao. Thông qua việc gây áp lực lên thận, lượng đường dư sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
Mệt mỏi và đói liên tục
Đường huyết cao nhưng không được insulin chuyển hóa, đưa vào trong tế bào để tạo ra năng lượng. Vì vậy, các tế bào luôn ở trạng thái đói, khiến người bệnh tiểu đường thai kỳ mệt mỏi kéo dài. Ngay cả sau bữa ăn, cảm giác đói hay thậm chí đói dữ dội cũng sẽ đến rất nhanh,
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các triệu chứng này cũng thường gặp khi mang thai và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, người bệnh nên đi kiểm tra đường huyết để đánh giá tình trạng bệnh chuẩn xác nhất.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ có thể gây một số ảnh hưởng khó lường cho cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng tới em bé
Cân nặng lúc sinh quá mức: Đường huyết cao hơn bình thường ở người mẹ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Những em bé nặng trên 4kg có nhiều khả năng bị chèn ép, gặp chấn thương khi sinh thường, nhiều trường hợp cần sinh mổ.
Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh.
Khó thở nghiêm trọng. Trẻ sinh non có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp, gây khó thở cho bé sơ sinh.
Hạ đường huyết: Một số bé sinh ra sẽ gặp tình trạng hạ đường huyết trong thời gian ngắn sau khi sinh. Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến bé bị co giật.
Béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 khi lớn hơn: Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành
Thai chết lưu. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai chết lưu trước hoặc ngay sau khi sinh.
Ảnh hưởng tới mẹ bầu
Cao huyết áp và tiền sản giật. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và đặc biệt là tiền sản giật. Đây là biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
Sinh mổ: Mẹ bầu có nhiều khả năng phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ, do em bé có cân nặng quá lớn.
Bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai trong tương lai.
Cách xử trí tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ được xử trí theo 3 nguyên tắc cơ bản:
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là phương pháp xử trí tiểu đường được ưu tiên hàng đầu do hiệu quả và tính an toàn mà nó đem lại. Sự thay đổi này phải được kết hợp từ cả 2 phương diện: chế độ ăn uống và chế độ luyện tập:
Về chế độ ăn uống: Cần xây dựng thực đơn lành mạnh với thành phần chủ chốt là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ. Ngoài ra, nên hạn chế chất béo, thực phẩm nhiều calo và carbohydrate tinh chế, bao gồm cả đồ ngọt. Người bệnh nên lập một kế hoạch ăn uống dựa trên cân nặng hiện tại, mục tiêu tăng cân khi mang thai, mức đường huyết, thói quen tập thể dục, sở thích và khả năng chi tiêu.
Về chế độ luyện tập: Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên luyện tập thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp làm giảm lượng đường trong máu khá hiệu quả. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất còn có thể giúp giảm một số triệu chứng thường gặp khi mang thai như đau lưng, chuột rút, táo bón và khó ngủ.
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tự kiểm tra đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày để ghi lại các chỉ số đường huyết buổi sáng sớm và sau 3 bữa ăn chính. Các giá trị này cần thiết để bác sĩ đo lường và đánh giá tiến triển điều trị của người bệnh.
Ngoài ra, việc siêu âm cũng cần được tiến hành định kỳ để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Nếu cân nặng của bé quá lớn hoặc mẹ bầu chưa có hiện tượng chuyển dạ khi đã đến ngày dự sinh, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Dùng thuốc (khi thật cần thiết)
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để kiểm soát đường huyết, mẹ bầu sẽ cần tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu. Khoảng 10-20% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải áp dụng biện pháp điều trị dùng thuốc này.
Ngoài tiêm insulin, một số thuốc hạ đường huyết dùng theo đường uống cũng đã được phê duyệt để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về vấn đề lợi ích - nguy cơ khi dùng thuốc hạ đường huyết theo đường uống cho phụ nữ có thai.
Để giảm nguy cơ phải dùng thuốc điều trị, người bệnh tiểu đường thai kỳ nên tham khảo giải pháp kiểm soát đường huyết khác, ví dụ như các dược liệu thiên nhiên.
Từ ngàn đời xưa, thìa canh đã là dược liệu quý được ông cha sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhờ thành tựu của khoa học hiện đại, cây thìa canh đã được nghiên cứu, chiết xuất và tổng hợp để tạo ra viên uống thìa canh Hebamic - giải pháp an toàn, hiệu quả để hạ đường huyết cho người bệnh.
Hebamic là lựa chọn tối ưu cho người bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ những ưu điểm:
Chuẩn dược liệu: Dược liệu thìa canh từ lâu đã được biết đến với công dụng hạ đường huyết tuyệt vời. Với Hebamic, cây thìa canh được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Những thành phần có hàm lượng hoạt chất cao nhất như cành, lá thìa canh được chọn lọc để đem đến sản phẩm có chất lượng tối ưu nhất.
Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng cao khô cành và lá thìa canh trong từng viên dược liệu Hebamic lên tới 400mg. Đây là hàm lượng chuẩn trong các nghiên cứu khoa học quốc tế và gấp 3 lần hàm lượng trong các sản phẩm khác ngoài thị trường.
Chuẩn hoạt chất: Thành phần có tác dụng chính trong viên tiểu đường là acid gymnemic. Trong Hebamic, hàm lượng hoạt chất này được chuẩn hóa 25%, đảm bảo đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm. Nhờ vậy, hiệu quả sản phẩm được duy trì ổn định.
Lọ 60 viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo 285.000đ. Chỉ cần 2 viên Hebamic mỗi ngày, người bệnh đạt được các mục tiêu: hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường.
Cách ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện theo những khuyến nghị sau:
Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Chọn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo; tăng cường bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, mẹ bầu nên xây dựng khẩu phần ăn đa dạng để đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng.
Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi bệnh tiểu đường thai kỳ. Mỗi ngày, nên đặt mục tiêu hoạt động nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút. Một số hoạt động thể chất thích hợp cho mẹ bầu là: đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội...
Bắt đầu mang thai ở mức cân nặng hợp lý: Nếu bạn dự định mang thai, giảm cân trước có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Đừng tăng cân quá mức: Tăng cân trong thời kỳ mang thai là bình thường. Nhưng tăng cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, nên hỏi bác sĩ của bạn về mức tăng cân hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Bài viết chỉ ra những dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý sớm. Nếu phát hiện những triệu chứng này, mẹ bầu nên đi khám để được kết luận bệnh chính xác và tập trung điều trị sớm. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về tiểu đường thai kỳ, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677