Giỏ hàng

6 Biểu Hiện Của Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Lưu Ý Sớm

Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở lên phổ biến. Trong đó, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tốc độ gia tăng bệnh nhân tiểu đường ở mức cao. Các biểu hiện của bệnh tiểu đường thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn. Vì vậy, có không ít người mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới biết mình mắc bệnh. Vậy đâu là những biểu hiện bệnh tiểu đường đặc trưng bạn cần lưu ý sớm? Cùng chúng tôi tìm hiểu 6 dấu hiệu để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường trong bài viết dưới đây. 

I. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mạn tính liên quan đến việc tăng nồng độ glucose trong máu một cách bất thường. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiểu đường nhưng nguyên nhân chính được cho là do nồng độ insulin trong cơ thể thay đổi (có thể tăng hoặc giảm không kiểm soát). Do đó, người bị bệnh tiểu đường phải điều trị suốt đời để ổn định đường huyết ở mức bình thường. 

Hiện nay, các nhà khoa học phân loại bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. 

Mỗi loại bệnh tiểu đường sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn. 

II. 6 biểu hiện của bệnh tiểu đường bạn cần biết

1. Đói và mệt mỏi

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt insulin, cơ thể không thể hấp thụ glucose vào tế bào. Điều này khiến cơ thể bạn mệt mỏi do thiếu năng lượng để hoạt động.

Khi đó, để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt, nhu cầu nạp thức ăn của cơ thể sẽ tăng cao dẫn tới cảm giác đói nhiều hơn. 

Đói và mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nếu như bạn cảm thấy lúc nào cũng đói và mệt mỏi mặc dù ăn uống đủ bữa thì đừng nên chủ quan. 

2. Sụt cân bất thường

Bệnh đái tháo đường khiến lượng glucose trong máu tăng cao nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Lượng đường này cũng sẽ sớm bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. 

Vì cơ thể không hấp thụ được đường từ thức ăn nên cần phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ. Do đó, quá trình tổng hợp protein và mỡ bị giảm. Đồng thời quá trình tiêu thụ protein và mỡ tăng lên dẫn tới sụt cân.

Nếu như bạn không có chế độ ăn kiêng hay tập luyện để giảm cân mà vẫn thấy cân nặng sụt giảm rất nhanh thì hãy nhớ kiểm tra tổng quát để sớm phát hiện bệnh tiểu đường. 

3. Khô miệng, khát nước nhiều hơn

Bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng, dù đã uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy rất khát là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Tình trạng này có thể được giải thích là do tế bào mất nước. Phần nước trong tế bào được đưa vào trong máu để làm giảm nồng độ đường trong máu. Khi cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng cảm giác khát nước nhiều hơn. 

Tế bào mất nước cũng khiến da trở nên khô ráp. Do vậy, người bị tiểu đường nhìn sẽ xuống sắc hơn bình thường. Da khô cũng dễ bị ngứa ngáy nhiều hơn. 

4. Đi tiểu thường xuyên

Người bình thường có thể đi tiểu khoảng 4 - 7 lần trong một ngày. Đi tiểu nhiều có liên quan mật thiết tới chức năng của thận. Tuy nhiêu, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Theo sinh lý bình thường, lượng đường trong máu sẽ được tái hấp thu ở thận. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, lượng đường máu cao vượt quá ngưỡng hấp thu sẽ được đào thải qua nước tiểu. Do nồng độ glucose trong nước tiểu tăng sẽ làm tăng lượng nước đào thải để cân bằng. Điều này khiến cơ thể mất nước và đi tiểu nhiều hơn.

Ngoài đi tiểu nhiều thì bệnh nhân cũng có thể bị đại tiện lỏng thường xuyên hơn. 

5. Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng, nhiễm nấm

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới lưu thông dòng máu trong cơ thể. Máu đến mô, tổ chức tổn thương thường kèm theo các tế bào miễn dịch như đại thực bào. Tuy nhiên, nồng độ glucose cao gây ức chế sự di chuyển của đại thực bào, cản trở việc chữa lành tổn thương. 

Mặt khác, các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men rất ưa thích môi trường glucose. Chúng lấy đường làm thức ăn để tổng hợp năng lượng. 

Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường thường có thời gian hồi phục vết thương lâu hơn. Đồng thời, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm cũng tăng cao.

Hiện tượng nhiễm trùng hay xảy ra ở vùng da có nếp gấp hoặc những vùng da ẩm như: giữa các ngón tay, ngón chân, trước ngực, bộ phận sinh dục. Đặc biệt là các vết loét bàn chân rất dễ bị hoại tử nếu không phát hiện sớm dù chỉ là một thương tổn nhỏ.

6. Thị lực yếu dần

Ngoài các dấu hiệu trên thì thị lực yếu dần cũng là một biểu hiện của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường tiến triển âm thầm và đến sau những triệu chứng trên.

Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng đường máu cao làm phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể bị xuất huyết, phù nề. Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị phù nề ở hoàng điểm có thể làm giảm thị lực mặc dù bạn không có tiền sử mắc các bệnh về mắt. 

Trên đây là những dấu hiệu cho biết sớm bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ thường chỉ xảy ra triệu chứng trong thời gian mang thai. Lý do liên quan tới việc người mẹ có chế độ ăn uống không khoa học, cung cấp quá nhiều thức ăn gây ra tình trạng tăng đường huyết quá mức. Do đó, các bà bầu cần được tư vấn chế độ ăn phù hợp để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

III. Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường?

1. Thăm khám tại cơ sở y tế

Nếu bạn đang nghi ngờ mình có thể bị mắc bệnh tiểu đường thì cần phải đi khám ngay. Sau khi hỏi tiền sử bệnh và các biểu hiện mà bạn gặp phải trong thời gian gần đây, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Đây là xét nghiệm đầu tiên chẩn đoán đái tháo đường. 

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiền tiểu đường, tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. 

  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn.

  • Xét nghiệm chỉ số HbA1C.

Nếu các xét nghiệm bình thường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên khám định kỳ 3 năm/lần. Nếu bạn bị tiểu đường cần điều trị ngay để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Khi thấy có biểu hiện bệnh tiểu đường, việc đầu tiên là kiểm tra chính xác mình có mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để duy trì đường huyết ổn định. Sau đây là những điều bệnh nhân cần lưu ý:

  • Ăn thực phẩm ít chất béo, ít muối, đường. Bệnh nhân cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin từ rau xanh, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc để duy trì cân nặng. 

  • Tập thể dục đều đặn: đi bộ, chơi thể thao, đạp xe. Bệnh nhân nên cố gắng tập luyện ít nhất 3 lần/tuần. Nếu có sử dụng insulin, bạn cần tập thể dục sau ăn để tránh bị tụt đường huyết quá mức.

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích. 

  • Kiểm tra huyết áp, mỡ máu.

  • Khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc răng miệng,...

3. Hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng Hebamic

Nhằm ổn định đường huyết ở mức bình thường, sử dụng thuốc điều trị và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm chức năng viên dây thìa canh Hebamic.

Từ lâu, dây thìa canh đã được sử dụng để hạ đường huyết nhưng chưa được chuẩn hóa. Nhờ ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học, quy trình trồng, thu hái và sản xuất viên dây thìa canh Hebamic đáp ứng ba chuẩn:

  • Chuẩn dược liệu: vùng trồng dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO không thuốc trừ sâu, không lẫn tạp chất. Dược liệu thu hái đúng thời gian, đúng bộ phận có hàm lượng hoạt chất cao nhất là lá và cành.

  • Chuẩn hàm lượng: trong mỗi viên uống Hebamic có chứa 400mg đảm bảo đúng liều theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Chuẩn hoạt chất: acid gymnemic chiếm tới 25%. Đây là thành phần có tác dụng ổn định đường huyết. 

Với dạng bào chế viên nang, người bệnh dùng Hebamic rất dễ dàng sử dụng. Người bệnh cần sử dụng 2 viên dây thìa canh mỗi ngày dễ kiểm soát chỉ số đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. 

IV. Kết luận

Trên đây là những biểu hiện bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Bệnh tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, mù lòa, suy thận, hoại tử vết thương,... Người bệnh cần tuân thủ điều trị và chế độ ăn uống sinh hoạt để ổn định đường huyết. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh tiểu đường, hãy gọi tới số Hotline: 1800 888 677 để được tư vấn sớm nhất.

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/diabetes

 

Sản phẩm đã xem

Zalo