5 Tác Hại Khôn Lường Của Mất Ngủ Kéo Dài Mà Bạn Không Ngờ Tới
Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy khi tình trạng mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu các tác hại của mất ngủ cụ thể trong bài viết này nhé.
Mất ngủ không chỉ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống
1. Tác hại của mất ngủ tới công việc, cuộc sống
Mất ngủ là hiện tượng có thể gặp ở bất kỳ ai trong bất kỳ độ tuổi nào và gây ra nhiều hậu quả tới sức khỏe, tinh thần, cuộc sống.
Có thể mất ngủ trong thời gian ngắn không gây ra những tác động rõ rệt đến sức khỏe của bạn, nhưng ảnh hưởng của nó tới công việc, cuộc sống thì có thể nhận thấy gần như ngay lập tức.
Chỉ sau một đêm mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc khó ngủ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, uể oải vào sáng hôm sau. Người bị mất ngủ thường mất tập trung, cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ.
Điều này dẫn đến tình trạng giảm năng suất, hứng thú làm việc, khả năng sáng tạo cũng bị hạn chế, có thể bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc.
Giải pháp: Một giấc ngủ trưa ngắn khoảng từ 10-30 phút có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất làm việc, do giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần, cơ thể được phục hồi năng lượng.
Lưu ý: Không nên ngủ bù vào ban ngày dù đêm hôm trước bạn bị mất ngủ, cố gắng duy trì nhịp thức - ngủ hàng ngày. Vì ngủ bù quá nhiều vào ban ngày sẽ gây xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể, điều này có thể khiến tình trạng mất ngủ lặp lại vào đêm tiếp theo.
Mất ngủ khiến bạn không thể tập trung làm việc
2. Mất ngủ có tác hại gì đối với tinh thần của người bệnh
Việc thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến não bộ có những phản ứng tiêu cực, dẫn đến rối loạn tâm lý, khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi… Từ đó nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần nghiêm trọng cũng sẽ xuất hiện như trầm cảm, tự kỷ… nếu như mất ngủ vẫn kéo dài triền miên.
Thiếu ngủ, mất ngủ sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone gây căng thẳng mang tên cortisol. Hormone này có thể gây phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể, làm tăng tình trạng viêm, mụn trên da, khiến làn da hình thành nếp nhăn, viêm mụn.
Ngoài ra, mất ngủ còn gây đau đầu, giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng. Do vậy, những người mắc chứng mất ngủ sẽ dễ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, dễ tích tụ cảm xúc tiêu cực…
Chính vì thế, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Xem thêm: MẤT NGỦ Ở TUỔI DẬY THÌ - HIỂU ĐÚNG NGUYÊN NHÂN ĐỂ KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh dễ nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực
3. Mất ngủ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như thế nào?
Bởi vì giấc ngủ là một trạng thái ức chế của hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ vỏ não, đồng thời cũng là khoảng thời gian giúp cơ thể tái tạo năng lượng. Mất ngủ sẽ khiến các phản ứng trong cơ thể xảy ra nhiều xáo trộn.
Do đó, mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tinh thần, mất ngủ kéo dài còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là những tác động của mất ngủ tới các cơ quan trong cơ thể:
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Dù khi ngủ, cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, nhưng não bộ vẫn phải hoạt động. Theo đó, mất ngủ có thể làm gián đoạn quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài sẽ khiến não bộ kiệt sức, giảm khả năng tiếp thu và tính sáng tạo.
Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Mất ngủ là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng, do ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Từ đó làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, đồng thời làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe.
Ảnh hưởng của mất ngủ đến hệ hô hấp: Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi… Bên cạnh đó, mất ngủ cũng là nguyên nhân khiến các bệnh hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Mất ngủ là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở nhiều người
Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ tăng cân. Bởi vì khi giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm giảm hormone kiểm soát cơn thèm ăn (Leptin) và kích thích hormone gây cảm giác đói (Ghrelin). Điều này chính là lý do vì sao mất ngủ thường hay cảm thấy đói, thèm ăn và ăn rất nhiều.
Ảnh hưởng của mất ngủ đến hệ nội tiết: Việc sản xuất hormone trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ. Ví dụ, để sản xuất đủ lượng testosterone, nam giới cần ngủ ít nhất 3 giờ liên tục. Do đó mất ngủ cũng là nguyên nhân gây suy giảm sinh lý ở nam giới. Đặc biệt, mất ngủ còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các hormone tăng trưởng ở trẻ em, thanh thiếu niên. Vì thế mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng, chậm phát triển chiều cao.
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Đây là tác hại của mất ngủ mà không ai mong muốn, tuy nhiên mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đau tim, thậm chí đột quỵ…
Mất ngủ ảnh hưởng đến nhan sắc: Chắc hẳn đây là tác hại của mất ngủ khiến nhiều chị em lo lắng, vì mất ngủ kéo dài khiến da mất đi độ đàn hồi, trở nên kém mịn màng, khô sạm, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa…
Mất ngủ kéo dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da
4. Tác hại của mất ngủ đối với sức khỏe
Ngoài những ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, mất ngủ còn là nguyên nhân gây ra những hệ lụy đối với sức khỏe như sau:
4.1. Trầm cảm
Các chuyên gia cho rằng, mất ngủ và trầm cảm là hai căn bệnh có mối quan hệ chồng chéo lên nhau.
Cụ thể, người bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Đồng thời, khi bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với người không bị mất ngủ. Vì thế, mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát, cũng là yếu tố khiến bệnh trầm cảm trở lên nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm của chu kỳ giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị thay đổi, nhịp thức ngủ thất thường, càng khiến bệnh nhân trầm cảm khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50-90% những người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên rơi bị mất ngủ thường xuyên.
Mối quan hệ phức tạp, chồng chéo tạo ra những vòng luẩn quẩn bệnh lý, khiến người bệnh khó thoát khỏi tình trạng này, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.
4.2. Thừa cân, béo phì
Mất ngủ, thiếu ngủ, thức khuya thường dễ gây ra tình trạng tăng cân, khó kiểm soát cân nặng, khiến tình trạng thừa cân sẵn có ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vì tình trạng mất ngủ gây mệt mỏi, căng thẳng, khiến các cơ quan không đảm nhiệm được các chức năng vốn có, từ đó năng lượng không thể tiêu hao mà tích tụ thành mỡ thừa.
Mất ngủ gây tăng cân dẫn đến béo phì có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như tiểu đường, tăng huyết áp, đau xương khớp…
Mất ngủ gây tăng cân có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác
4.3 Tăng huyết áp
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp do cơ thể tiết ra nhiều hormone căng thẳng - cortisol. Sự gia tăng hormone này dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài triền miên có thể dẫn tới bệnh tăng huyết áp mạn tính.
4.4. Suy giảm trí nhớ
Không duy trì được một giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn có thể khiến chức năng não bộ, hệ thần kinh bị suy giảm, đặc biệt là chức năng vỏ não - nơi đảm nhiệm chức năng ghi nhớ.
Vì thế mất ngủ thường xuyên dễ gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
4.5. Ung thư
Melatonin là một loại hormon được sản xuất ra trong lúc ngủ có khả năng chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Việc thiếu ngủ sẽ ức chế việc sản sinh hormone này, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
Như vậy, tác hại của mất ngủ đối với người bệnh rất lớn, kể cả sức khỏe thể chất, tinh thần, công việc và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu của bệnh mất ngủ, bạn chủ động tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp trị mất ngủ tích cực.
Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677