Giỏ hàng

Có Phải Ăn Bánh Cho Người Tiểu Đường Thì Đường Huyết Sẽ Không Tăng?

Bánh cho người tiểu đường chủ yếu sử dụng các chất tạo ngọt thay thế cho đường

1. Loại bánh dành riêng cho người tiểu đường là gì?

Như chúng ta đã biết, tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, mà chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ đường trong máu. Vì thế, chế độ ăn uống khi bị tiểu đường rất quan trọng, nếu vẫn tiếp tục chế độ ăn nhiều đường và tinh bột sẽ khiến chỉ số đường huyết khó kiểm soát, gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Do đó một chế độ ăn cần hạn chế đường và tinh bột ở bệnh nhân tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.

Bánh dành cho người tiểu đường chủ yếu được làm từ các loại ngũ cốc cung cấp nhiều chất xơ, protein và sử dụng các chất tạo ngọt thay thế cho vị ngọt của đường để không làm thay đổi nồng độ glucose trong máu.

Đồng thời các loại bánh tiểu đường này đều chứa ít calo nên rất có lợi trong việc giảm cân cho người tiểu đường.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

2. Người bị tiểu đường có nên ăn bánh ăn kiêng?

Bởi vì khi mắc tiểu đường người bệnh phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này, một chế độ ăn hạn chế đồ ngọt khiến nhiều người cảm thấy khó khăn, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại thích ăn đồ ngọt.

Tuy nhiên, các loại bánh thông thường đều chứa làm lượng đường, tinh bột cao khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng đường máu, dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Vì thế, người bệnh có thể sử dụng bánh cho người tiểu đường như một món ăn vặt giúp giảm bớt cảm giác thèm đồ ngọt mà vẫn không ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu.

3. Tiêu chí lựa chọn bánh cho người tiểu đường

Trước khi sử dụng các loại bánh cho người tiểu đường, bạn cần tìm hiểu các tiêu chí giúp lựa chọn loại bánh phù hợp nhất với cơ thể.

Dưới đây là các tiêu chí cơ bản giúp bạn lựa chọn loại bánh tiểu đường phù hợp nhất:

  • Hàm lượng đường trong sản phẩm: Đây là tiêu chí cần được quan tâm trước khi cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng bất kỳ sản phẩm gì. Khi lựa chọn bánh cho người tiểu đường, cần đọc kỹ các chỉ số trên bao bì và chọn bánh có mức đường dưới 69g.

Khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh tiểu đường cần quan tâm đến hàm lượng đường

  • Ưu tiên các sản phẩm có nhãn không đường: Đây là những loại bánh không chứa các loại đường hóa học, đường mía, đường đen… vì chúng có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Bánh vẫn có vị ngọt do sử dụng chất tạo ngọt thay thế, không có khả năng chuyển hóa và không làm thay đổi chỉ số đường huyết.

  • Thành phần bánh cho người tiểu đường cần nhiều chất xơ nhất là các chất xơ hòa tan (inulin), ngoài ra còn có thêm chất khoáng và vitamin cần thiết khác hạn chế táo bón ở người tiểu đường.

  • Điều chế từ dầu thực vật và các acid béo không no: Điều này sẽ ngăn chặn sự hình thành các cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch, biến chứng thận đái tháo đường.

  • Hàm lượng calo thấp: Béo phì, thừa cân dễ gây ra các biến chứng tiểu đường hơn, vì thế nên lựa chọn các loại bánh có hàm lượng calo càng thấp càng tốt.

  • Xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm được chứng minh rõ ràng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín, chất lượng.

  • Trước khi sử dụng, bạn cần nghiên cứu lượng dùng tối đa trong một ngày cho người mắc bệnh tiểu đường.

4. Gợi ý một số loại bánh cho người tiểu đường

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại bánh dành cho người tiểu đường với hình thức, mẫu mã đa dạng, hương vị thơm ngon. Chúng ta hoàn toàn có thể tìm mua về sử dụng hoặc làm quà biếu tặng cho người bệnh tiểu đường.

Hiện nay các loại bánh cho người tiểu đường có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng hoặc siêu thị

Dưới đây là một số sản phẩm bánh dành cho người mắc bệnh tiểu đường được người tiêu dùng phản hồi tích cực:

  • Bánh bông lan Quasure Light: Loại bánh này có chỉ số đường chưa đến 30% tổng khối lượng với chất tạo ngọt thay thế là đường Isomalt nên không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn. Trong thành phần của sản phẩm cho chứa chất xơ hòa tan, vitamin C, A, acid folic

  • Bánh Gullon: Loại bánh dành cho người tiểu đường này có thành phần từ bột ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ, thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm thừa cân, béo phì…

  • Bánh Hapiki: Thành phần chính của bánh được làm từ mầm gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân, đậu nành… Đều là những nguồn thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường.

  • Bánh gạo lứt Ohsawa zozin: Sản phẩm bánh cho người tiểu đường này cho thành phần chính gồm gạo lứt, dầu thực vật, dầu oliu, muối trắng… không làm thay đổi đáng kể nồng độ đường trong máu, thành phần gạo lứt có tỷ lệ chất xơ cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu cao…

  • Bánh quy sữa Resoni: Thành phần chính của loại bánh này bao gồm: đường isomalt, chất béo từ thực vật, bột mì, vitamin A, nhóm B, axit folic, bột bắp… không làm tăng đường máu sau khi ăn

Trên đây chỉ là gợi ý về 5 loại bánh dành cho người tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các loại bánh khác phù hợp với mong muốn và sở thích của bản thân.

Các loại bánh cho người tiểu đường chủ yếu được dùng trong bữa ăn phụ để góp phần ngăn chặn biến chứng hạ đường huyết đột ngột và giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt của bệnh nhân tiểu đường.

5. Hướng dẫn cách làm bánh dành riêng cho người tiểu đường

Nếu không muốn sử dụng các loại bánh cho người tiểu đường bán sẵn, bạn cũng có thể tự làm bánh để đảm bảo chất lượng và hợp với khẩu vị của mình, quan trọng hơn hết bạn có thể điều chỉnh các thành phần sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình hoặc người thân nhất.

Điều quan trọng nhất khi làm bánh cho người tiểu đường chính là thành phần bánh, giúp kiểm soát được lượng đường và các thành phần có ảnh hưởng đến đường huyết. 

Dưới đây là một số gợi ý về nguyên liệu làm bánh cho người tiểu đường:

  • Chất tạo ngọt thay thế cho đường như saccharin, sucralose… tuy nhiên các chất này có vị ngọt gấp nhiều lần đường kính thông thường và có thể biến chất ở nhiệt độ cao. Do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng các chất tạo ngọt thay thế này. Ngoài ra, bạn có thể tạo vị ngọt từ nước trái cây hoặc đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt.

  • Bột làm bánh: Bạn nên sử dụng bột yến mạch, bột lúa mạch hoặc các loại bột được nghiền từ ngũ cốc nguyên cám thay thế cho bột mì trắng, để giảm hàm lượng carbohydrate khi làm bánh.

  • Thành phần khác: Bạn có thể tăng thêm hương vị cho bánh bằng các chất phụ gia an toàn và các loại trái cây ít ngọt…

Sau khi kết hợp các nguyên liệu an toàn với người tiểu đường, bạn có thể làm chín bánh bằng phương pháp hấp bánh hoặc nước bánh không dùng mỡ động vật. 

Lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất khi làm bánh cho người tiểu đường

6. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến bánh cho cho người tiểu đường

Vì phải hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt nên nhiều người bệnh luôn phải đấu tranh giữa nỗi lo tăng đường huyết với sở thích ăn đồ ngọt của mình. Một số thắc mắc mà người bệnh tiểu đường thường thắc mắc:

6.1. Bệnh nhân tiểu đường có được ăn bánh trung thu không?

Bánh trung thu là một món ăn cổ truyền được yêu thích mỗi dịp trung thu, tuy nhiên đây lại là loại bánh chứa nhiều đường ở dạng đường hấp thu nhanh. 

Do đó, người tiểu đường ăn bánh trung thu sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nói vậy không có nghĩa bệnh nhân tiểu đường không được ăn bánh trung thu, nhưng cần ăn có chừng mực.

Cách ăn bánh trung thu để không làm tăng đường huyết như sau:

  • Bỏ khẩu phần tinh bột tương ứng: Một nửa chiếc bánh trung thu dẻo hoặc nướng tương đương với một bát cơm và thức ăn kèm, do vậy nếu có ý định ăn bánh trung thu, bạn cần cắt bỏ lượng cơm tương ứng.

  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh: Chất xơ trong rau xanh có thể giúp giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, từ đó giúp giảm nguy cơ tăng đường máu đột ngột sau ăn.

  • Tăng cường luyện tập: Bệnh nhân cần tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa sau khi ăn bánh trung thu.

  • Chú ý khẩu phần bánh trung thu sẽ ăn: Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn phần bánh rất nhỏ hoặc có thể sử dụng cùng trà để tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn bánh trung hoặc cần kiểm soát lượng bánh ăn để không làm ảnh hưởng đến đường huyết.

Xem thêm: BỆNH NHÂN TIÊU ĐƯỜNG NÊN TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO MỚI TỐT?

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh trung thu

6.2. Các loại bánh ăn vặt cho người tiểu đường

Bởi vì lo lắng chế độ ăn chưa chính xác sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường nên nhiều người lựa chọn bỏ bữa hoặc cắt giảm khẩu phần ăn quá mức. Đây là một trong những quan điểm sai lầm khi điều trị tiểu đường.

Nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường chính là chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này vừa giúp đường huyết ít tăng, vừa giúp hạn chế nguy cơ hạ đường huyết xa bữa ăn.

Vì thế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể lựa chọn các loại bánh ăn vặt vào các bữa phụ trong ngày, bữa ăn chính và bữa phụ cách nhau khoảng 2 giờ.

Các món ăn vặt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường như trái cây, bánh cho người tiểu đường, các loại hạt, sữa chua không đường…

Xem thêm: BÍ QUYẾT CHỌN ĐỒ ĂN VẶT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG THEO CHUẨN KHOA HỌC

Các loại bánh hoặc đồ ăn vặt cho người tiểu đường nên ăn vào các bữa phụ trong ngày

Một số mẹo giúp ăn vặt không làm tăng đường huyết bạn cần biết ngay:

  • Ăn vừa đủ: Mặc dù các loại bánh, đồ ăn vặt cho người tiểu đường đều có chỉ số đường huyết thấp nhưng việc tiêu thụ quá nhiều cũng có thể khiến đường huyết tăng cao. Vì thế bạn nên ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nhất là không nên ăn no.

  • Ăn vào thời điểm phù hợp: Thời điểm thích hợp nhất để ăn bánh cho người tiểu đường là khoảng 2 giờ sau khi ăn bữa chính, không nên ăn ngay sau bữa ăn chính để tránh tăng đường huyết.

  • Ăn theo nhu cầu: Việc ăn bánh cho người tiểu đường hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, nếu bạn không thấy đói hoặc không thèm ăn thì không nhất thiết phải ăn các loại bánh ăn vặt này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại bánh cho người tiểu đường giúp người bệnh có thể giảm bớt cảm giác thèm ăn lại vừa không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh.

Dù các loại bánh này không làm tăng đường huyết đáng kể, nhưng người bệnh vẫn phải cần sử dụng đều đặn các loại thuốc kiểm soát đường huyết, ngoài ra có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo