Giỏ hàng

Hormone Serotonin Và Giấc Ngủ Có mối Quan Hệ Gì?

Serotonin và melatonin là hai loại hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về hormone serotonin trong bài viết dưới đây để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài nhé.

Serotonin là một loại hormone vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ

1. Hormone serotonin là gì?

Serotonin có tên khoa học là  là 5-hydroxytryptamine, hoặc 5-HT, là một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, từ điều chỉnh tâm trạng cho đến thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Hormone này được tìm thấy chủ yếu trong não, ruột và tiểu cầu. Không những thế, serotonin còn là tiền chất tổng hợp lên melatonin - hormone giấc ngủ, giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, tạo cảm giác buồn ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ.

Hormone serotonin còn đóng vai trò tạo cảm giác thèm ăn, cảm xúc hạnh phúc và thúc đẩy các chức năng vận động, cũng như nhận thức. Ngoài ra, khi nồng độ hormone serotonin trong cơ thể bị suy giảm có thể dẫn đến trầm cảm.

Các tác dụng cụ thể của serotonin như sau:

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn bằng cách điều hòa nhịp sinh học.

  • Kích thích cảm giác thèm ăn.

  • Tăng cường khả năng ghi nhớ và giúp ích cho công việc, học tập.

  • Thúc đẩy cảm xúc và hành vi xã hội trở lên tích cực hơn.

Vì thế, serotonin là hormone cần thiết với các hoạt động của con người nói chung và những người thường xuyên bị mất ngủ nói riêng.

Xem thêm: VAI TRÒ, LỢI ÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Serotonin còn là chất dẫn truyền thần kinh, giúp kết nối và xử lý các thông tin trong não bộ

2. Vai trò của serotonin đối với giấc ngủ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, serotonin có khả năng đồng thời thúc đẩy trực tiếp sự tỉnh táo và hình thành các yếu tố gây buồn ngủ. Loại hormone này cùng với các tế bào thần kinh khác sẽ quyết định cơn buồn ngủ hay tỉnh táo vào các thời điểm thích hợp.

Các thí nghiệm trên động vật khi làm tăng nồng độ hormone serotonin và melatonin cho thấy, các động vật thí nghiệm gần như tăng sự tỉnh táo ngay lập tức, sau đó là tăng cảm giác buồn ngủ ở giai đoạn NREM trong chu kỳ giấc ngủ.

Các tế bào thần kinh serotonergic ức chế các tế bào thần kinh gây buồn ngủ và khi nồng độ serotonin tăng lên, thời gian giấc ngủ REM (giấc ngủ mơ) giảm xuống.

Đối với chức năng não bộ bình thường, serotonin giải phóng cao nhất khi thức giấc và giảm dần trong giấc ngủ NREM, trong giấc ngủ REM quá trình giải phóng serotonin chậm đi đáng kể.

Ngoài ra, sự suy giảm nồng độ hormone serotonin trong thời gian dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm - vừa là nguyên nhân gây mất ngủ, vừa là hậu quả của mất ngủ kéo dài.

Vì thế, serotonin là hormone có quan hệ mất thiết với giấc ngủ, nhất là với những trường hợp mất ngủ kinh niên.

Xem thêm: 6 BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA MẤT NGỦ KINH NIÊN

Mối quan hệ giữa melatonin, serotonin và giấc ngủ

3. Nguyên nhân gây suy giảm serotonin tự nhiên

Cho đến nay, nguyên nhân vì sao nhiều người bị thiếu hụt serotonin vẫn chưa được xác định đầy đủ và chính xác. Trong đó, một số nguyên nhân được đưa ra bao gồm: Sự lão hóa, các thay đổi liên quan đến thoái hóa chức năng não bộ, chế độ ăn bị thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng kéo dài… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các nhà khoa học không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng gây thiếu hụt serotonin.

Việc phát hiện sự thiếu hụt serotonin chủ yếu dựa trên các triệu chứng, chứ không phải nồng độ serotonin trong máu.

4. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu serotonin

Serotonin có chức năng tham gia điều tiết các hoạt động bao gồm giấc ngủ, cảm giác thèm ăn, hoạt động bàng quang, ruột, cũng như điều chỉnh tâm trạng… Dưới đây là một số triệu chứng tiềm ẩn liên quan sự suy giảm serotonin:

  • Khó điều chỉnh tâm trạng: Serotonin tham gia tích cực vào hoạt động điều chỉnh tâm trạng. Vì thế khi thiếu hụt chất này sẽ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh, buồn bã mà không có lý do rõ ràng.

  • Trầm cảm: Khi lượng serotonin trong cơ thể bị suy giảm kéo dài, con người sẽ luôn trong trạng thái buồn bã, mệt mỏi, tuyệt vọng và tức giận, thậm chí có ý định tự tử.

  • Lo âu: Mức serotonin thấp có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy lo âu, bất an, thậm chí tiến triển thành hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

  • Các vấn đề về trí nhớ: Hầu hết các trường hợp sa sút trí tuệ, mắc bệnh alzheimer đều có mức serotonin thấp.

  • Rối loạn giấc ngủ: Serotonin giúp điều chỉnh giấc ngủ, vì thế khi thiếu hụt chất này sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm…

  • Ảnh hưởng đến chức năng tình dục: Một số người bị thiếu hụt serotonin có tình trạng giảm ham muốn, khoái cảm tình dục hoặc giảm khả năng đạt cực khoái.

  • Tăng động: Một số trường hợp khác, thiếu hụt serotonin có thể gây tăng động, thừa năng lượng và khó ngồi yên.

  • Các triệu chứng thiếu hụt serotonin khác như: Thèm ăn đồ ngọt hoặc nhiều tinh bột, luôn tự ti, dễ cáu gắt, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn tiêu hóa…

Trong nhiều trường hợp, tình trạng thiếu hụt serotonin không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng, vì thế rất khó để người bệnh có thể phát hiện ra.\

Xem thêm: 12++ CÁCH CHỮA MẤT NGỦ KHÔNG DÙNG THUỐC ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Thiếu hụt serotonin khiến người bệnh dễ rơi vào trầm cảm, lo âu

5. Các cách giúp tăng serotonin tự nhiên

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng cách tăng cường lượng serotonin trong cơ thể một cách tự nhiên thông qua các phương pháp dưới đây:

  • Thực phẩm giàu tryptophan: Tryptophan là tiền chất tổng hợp serotonin trong cơ thể, vì thế bạn có thể tăng lượng serotonin bằng cách bổ sung các loại thực phẩm sau: Sữa và các chế phẩm từ sữa, chuối, bánh mì, bột yến mạch, cá hồi, gạo lứt…

  • Thường xuyên tập thể dục: Đây là cách hiệu quả giúp kích hoạt tryptophan vào máu, tạo môi trường lý tưởng giúp tổng hợp serotonin ở não bộ. Các bài tập tốt cho sức khỏe bao gồm thể dục nhịp điệu, đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…

  • Tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, serotonin có xu hướng thấp hơn vào mùa đông và cao hơn vào mùa hè. Vì thế, bạn nên dành thời gian hoạt động dưới ánh nắng mặt trời để tăng lượng serotonin bằng cách ra ngoài ít nhất 10-15 phút, tập thể dục ngoài trời và đừng quên bôi kem chống nắng khi ra ngoài nhé.

  • Xoa bóp: Liệu pháp xoa bóp giúp tăng cường các chất thần kinh như serotonin và dopamine, đồng thời ức chế sản xuất hormone gây căng thẳng cortisol. 

  • Luôn suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực giúp tăng khả năng sản xuất serotonin trong não và giúp tâm trạng được cải thiện tốt hơn. Bạn nên thử suy nghĩ về những điều khiến bản thân hạnh phúc, về những người thân yêu, cố gắng hướng suy nghĩ về những điều vui vẻ…

Một số biện pháp giúp tăng cường serotonin một cách tự nhiên

Các biện pháp nêu trên sẽ hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng thiếu hụt serotonin, từ đó khắc phục các hậu quả do cơ thể suy giảm serotonin gây ra, đặc biệt là mất ngủ, khó ngủ đang ngày càng phổ biến. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại hormone quan trọng trong cơ thể này.

Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo