Giỏ hàng

Vai Trò, Lợi Ích Và Tầm Quan Trọng Của Giấc Ngủ Như Thế Nào?

Ngủ là hoạt động không thể thiếu trong sự sống của mọi sinh vật trên trái đất, bao gồm cả con người. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi khía cạnh trong đời sống bao gồm công việc, sức khỏe, tinh thần… Cùng tìm hiểu cụ thể vai trò của giấc ngủ là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Ngủ là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống

1. Thế nào là một giấc ngủ ngon?

Một giấc ngủ ngon là một giấc ngủ phải trải qua đầy đủ 4 giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ bao gồm: giai đoạn ru ngủ, giai đoạn ngủ nông, giai đoạn ngủ sâu và giai đoạn chuyển động nhanh của mắt. Các chu kỳ giấc ngủ sẽ lặp lại liên tục suốt đêm cho đến khi bạn được đánh thức bởi đồng hồ sinh học của cơ thể.

Một giấc ngủ ngon được quyết định bởi 3 yếu tố như sau:

  • Ngủ đủ giấc: Ở mỗi độ tuổi, thời gian ngủ trung bình trên ngày sẽ thay đổi tương ứng, ví dụ: người lớn cần ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 17 tiếng/ngày, trẻ từ 10-12 tuổi cần ngủ khoảng 10-12 tiếng/ngày…

  • Có giấc ngủ trưa: Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn sau giờ làm việc căng thẳng, tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin…

  • Ngủ sâu: Đó là giấc ngủ trải qua đủ 4 giai đoạn của giấc ngủ mà không bị gián đoạn bởi bất kỳ yếu tố nào. Các yếu tố tác động từ ngoại cảnh khiến bạn bị đánh thức giữa giấc ngủ sẽ tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là cáu gắt.

Một giấc ngủ ngon có quyết định rất quan trọng đến năng lượng cho một ngày dài hoạt động, đặc biệt nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và năng suất làm việc của bạn.

Xem thêm: 12++ CÁCH CHỮA MẤT NGỦ KHÔNG DÙNG THUỐC ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Một giấc ngủ ngon sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Vai trò của giấc ngủ đối với cuộc sống của bạn như thế nào?

Gần như bạn có thể nhận thấy rõ vai trò của giấc ngủ chỉ sau một đêm mất ngủ. Tác hại của mất ngủ có thể xuất hiện ngay khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc… Dưới đây là lý do tại sao bạn cần có một giấc ngủ ngon:

2.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với não bộ

Não bộ và hệ thần kinh là nơi chỉ huy khả năng tiết hormone giấc ngủ - melatonin, cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bạn bị mất ngủ. Các vai trò của giấc ngủ đối với não bộ cụ thể như sau:

  • Lọc sạch những chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh sau một ngày dài hoạt động liên tục.

  • Bảo vệ các tế bào thần kinh có chức năng phát xung động để kích thích vỏ não.

  • Tổ chức lại các luồng xung động thần kinh bị rối loạn trong giấc ngủ chậm chuyển sang trạng thái thức tỉnh và sẵn sàng cho hoạt động tiếp nhận thông tin mới.

  • Xử lý và chọn các thông tin quan trọng để chuyển thành trí nhớ dài hạn, vì thế giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trí nhớ.

  • Đảm bảo các xúc cảm diễn ra trong giấc mơ thích ứng được với môi trường xung quanh khi thức tỉnh.

  • Tác động đến hệ thần kinh ngoại vi: Khi ngủ hoạt tính của thần kinh của phó giao cảm tăng nên sẽ làm huyết áp giảm, mạch giảm, giãn cơ, giảm chuyển hóa cơ sở từ 10-30%.

Vì những vai trò trên mà mất ngủ mạn tính kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ, sa sút trí tuệ ở người già

Ngủ ngon sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả vào hôm sau

2.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà khoa học tại Đức đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ngon sẽ giúp nâng cao hoạt động các tế bào miễn dịch lympho T. Đây là một loại tế bào miễn dịch có chức năng chống lại các mầm bệnh đến từ nội bào, ví dụ như tế bào bị nhiễm virus, tế bào ung thư… Nhờ đó mà chức năng của hệ miễn dịch cũng được tăng lên đáng kể.

Cơ chế giấc ngủ giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch lympho T, như sau:

  • Hormon adrenalin và noradrenalin gây ức chế hoạt động của một nhóm phân tử kết dính (integrins), mà tế bào lympho T muốn tiêu diệt được tế bào đã nhiễm virus thì chúng cần tiếp xúc trực tiếp với nhau nhờ sự thúc đẩy của các integrins.

  • Vì thế, khi ngủ lượng hormon adrenalin và noradrenalin giảm đi nên trong thời gian ngủ độ dính của các integrins tăng lên, kéo theo khả năng tiêu diệt tế bào nhiễm khuẩn của lympho T cũng tăng lên.

Ngoài ra  các chuyên ra cũng chỉ  ra rằng, nhiều phản ứng miễn dịch sẽ bị ức chế khi bị thiếu ngủ, làm giảm hiệu quả của nhiều loại vaccine, đồng thời cơ thể cũng cần mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng với kháng nguyên có trong vaccine. 

Do đó, nhờ vai trò của giấc ngủ với hệ miễn dịch giúp những người dễ ngủ và ngủ sâu có thể sở hữu một hệ miễn dịch khá ổn định.

Xem thêm: GỢI Ý 4 TƯ THẾ NGỦ TỐT NHẤT CHO NGƯỜI HAY MẤT NGỦ

2.3. Tác dụng của giấc ngủ đối với ngoại hình

Giấc ngủ không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mà nó còn có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn, như cân nặng, làn da… 

Mất ngủ gây tăng cân là một trong những tác hại khiến nhiều chị em bị mất ngủ lo lắng. Vì khi bạn mất ngủ hoặc thức khuya, cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng nhanh hơn và chuyển thành cơn đói. Ăn khuya vừa tạo ra áp lực lên hệ tiêu hóa vừa gây hình thành mỡ bụng. Chính vì thế, ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn vào đêm muộn.

Cải thiện làn da là một trong những lợi ích của giấc ngủ ngon mà nhiều chị em thường bỏ qua. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh collagen giúp làn da căng mịn hơn, tăng khả năng chữa lành các tổn thương do mụn, nám…

Do đó, ngoài quá trình chăm sóc da và chế độ ăn kiêng, tập luyện thì đi ngủ trước 11 giờ sẽ giúp cải thiện đáng kể các vấn đề về cân nặng và làn da.

Xem thêm: 5 LOẠI TRÁI CÂY NÊN ĂN TRƯỚC KHI NGỦ - TRỊ MẤT NGỦ HIỆU QUẢ

Giấc ngủ góp phần quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa

2.4. Tác dụng điều chỉnh tâm trạng

Sức khỏe tinh thần và giấc ngủ là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bạn. Đồng thời những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần thường bị mất ngủ hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

Vì thế, một giấc ngủ ngon sẽ giúp tâm trạng của bạn trở nên tích cực hơn so với những ngày bị mất ngủ, thiếu ngủ. Đây là một trong những tác dụng sinh lý thần kỳ của giấc ngủ đến tâm sinh lý của con người. Điều này có thể giải thích rằng, khi ngủ bạn sẽ hạn chế được những khoảng trống thời gian cho những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng giải quyết những vấn đề “khó nhằn” tồn đọng của ngày hôm trước.

2.5. Vai trò của giấc ngủ đối với cuộc sống

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ thì con người phải đối mặt với khá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống.

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta từ sức khỏe, tinh thần, công việc, các mối quan hệ xã hội…

Thiếu ngủ khiến bạn thiếu tập trung, cần mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, khả năng sáng tạo bị hạn chế… Những điều này có thể ảnh hưởng khả năng thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Bên cạnh đó, những người bị mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm khả năng nhận ra những cảm xúc tức giận và hạnh phúc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tín hiệu giao tiếp xã hội và xử lý thông tin tỉnh cảm. Từ đó dẫn tới các mối quan hệ xã hội có thể bị tác động tiêu cực.

Do đó, giấc ngủ có vai trò vô quan trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của chúng ta không chỉ đối với sức khỏe.

Một giấc ngủ đủ thời gian và chất lượng sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để tập trung vào công việc

3. Cơ thể hoạt động như thế nào trong khi bạn ngủ?

Sau một ngày dài với nhiều hoạt động tiêu hao năng lượng, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được tái tạo năng lượng, phục hồi các tổn thương. Vậy trong khi ngủ, điều gì đã xảy ra bên trong cơ thể? 

  • Thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm đi một vài độ trước khi bước vào các giai đoạn của giấc ngủ và hạ xuống thấp nhất khoảng 2 giờ trước khi bạn thức dậy. Đây là lý do chúng ta thường cảm thấy lạnh hơn khi ngủ và điều chỉnh nhiệt phòng mát mẻ hơn sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Hơi thở: Khi chìm vào giấc ngủ sau, bạn sẽ thở chậm và đều đặn hơn.

  • Nhịp tim: Giấc ngủ giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp, từ  đó tim và hệ thống mạch máu có cơ hội được nghỉ ngơi và phục hồi.

  • Hoạt động của não bộ: Khi bắt đầu giấc ngủ, các sóng não sẽ ổn định từ mức độ hoạt động ban ngày và bắt đầu dao động nhịp nhàng và đều đặn hơn. Nhưng khi bạn mơ, các tế bào não sẽ hoạt động một cách chủ động và ngẫu  nhiên.

  • Thời gian sửa chữa tế bào: Trong giấc ngủ sâu là lúc để cơ thể bắt đầu các hoạt động sửa chữa cơ bắp, tế bào và các cơ quan. Các tế bào miễn dịch cũng bắt đầu tăng cường lưu thông trong máu.

  • Hormon: Cơ thể thường tạo ra nhiều loại hormone trong khi ngủ, ví dụ như hormone tăng trưởng, insulin, hormone sinh dục nam…

Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể khi bạn ngủ

Ngoài những hoạt động cơ bản của sự sống, khoảng thời gian trong giấc ngủ cũng là thời điểm hoạt động lý tưởng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như:

  • Gan và túi mật: Khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là lúc để gan và túi mật xử lý chất thải phát sinh từ quá trình ăn uống, sinh hoạt trước đó. Quá trình đào thải chỉ hoạt động tối ưu khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ. Vì thế những người có thói quen thức khuya có thể gặp các vấn đề liên quan đến chức năng gan mật.

  • Phổi: Khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng là lúc phổi cần được thả lỏng để tống chất độc ra ngoài. Đây cũng là lý do khiến bạn thường bị ho vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy vì phổi cố gắng tống các chất thải  ra ngoài nhờ phản ứng ho.

Vì thế, những tác dụng sinh lý của giấc ngủ là vô cùng quan trọng với cuộc sống, góp phần giúp các hoạt động của cơ thể và chức năng của các cơ quan được đảm bảo.

4. Thời gian ngủ phù hợp cho từng độ tuổi

Vai trò của giấc ngủ không chỉ được quyết định bằng chất lượng giấc ngủ mà bạn còn phải quan tâm đến khoảng thời gian ngủ và khung giờ đi ngủ thích hợp.

Lượng thời gian ngủ phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi, theo CDC Hoa Kỳ khuyến nghị khoảng thời gian ngủ dựa trên độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 14-17 tiếng/ngày

  • Trẻ từ 4-12 tháng tuổi: 12-16 tiếng/ngày

  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 11-14 tiếng/ngày

  • Trẻ từ 3-5 tuổi: 10-13 tiếng/ngày

  • Trẻ từ 6-12 tuổi: 9-12 tiếng/ngày

  • Trẻ từ 13-18 tuổi: 8-10 tiếng/ngày

  • Người trưởng thành: 7-8 tiếng/ngày.

Thời gian ngủ của mỗi người thường phụ thuộc vào độ tuổi

Ngoài ra thời gian ngủ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đang trong giai đoạn phục hồi do bệnh tật có thể sẽ cần ngủ nhiều giờ hơn trong ngày so với khi khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe thì khung giờ vàng để bắt đầu đi ngủ là từ 9 giờ tối đến 11 giờ khuya. Bạn nên bắt đầu nhắm mắt nghỉ ngơi vào lúc này để chuẩn bị cho một giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với mọi mặt đời sống. Do vậy, bạn cần cố gắng xây dựng cho mình một thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và duy trì chất lượng giấc ngủ ở mức tốt để góp phần có một cơ thể khỏe mạnh.

Chính vì những vai  trò quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe, nên nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc… cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Bạn có thể tham khảo ngay các sản phẩm bên dưới đây để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ nhé:

*  BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não 

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não

KINGLOBA - Thuốc Bổ Não 

Combo Não Khỏe Ngủ Ngon

BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo